Giai đoạn từ 1986 đến nay

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Giải quyết tranh chấp thương mại bằng Tòa án theo tinh thần cải cách tư pháp ở Việt Nam (Trang 60 - 62)

THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP THƢƠNG MẠI BẰNG TÒA ÁN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

2.1.2. Giai đoạn từ 1986 đến nay

Thực hiện đường lối đổi mới đất nước, sau việc thông qua Pháp lệnh Hợp đồng kinh tế ngày 25-09-1989 [18, tr. 418 - 426], vào ngày 10-01-1990 Hội đồng Nhà nước thông qua Pháp lệnh Trọng tài kinh tế quy định về thẩm quyền, tổ chức, phân cấp thẩm quyền, thủ tục giải quyết tranh chấp hợp đồng kinh tế. Theo Điều 1 của Pháp lệnh này, Trọng tài kinh tế là cơ quan giải quyết tranh chấp hợp đồng kinh tế, xử lý vi phạm pháp luật hợp đồng kinh tế và thực hiện quản lý Nhà nước về chế độ hợp đồng kinh tế theo quy định của pháp luật [20, tr. 98]. Trong thời kỳ mới, để giải quyết các tranh chấp trong quan hệ kinh tế quốc tế, ngày 28-04-1993 Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 204/TTg về tổ chức Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam trên cơ sở hợp nhất Hội đồng Trọng tài ngoại thương và Hội đồng Trọng tài hàng hải (theo Điều 1 Quyết định này [22, tr. 308]). Trung tâm Trọng tài

Quốc tế Việt Nam có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp phát sinh từ các quan hệ kinh tế quốc tế như các hợp đồng mua bán ngoại thương, các hợp đồng đầu tư, du lịch, vận tải và bảo hiểm quốc tế, chuyển giao công nghệ, xây dựng và thanh toán quốc tế… (Điều 2 Điều lệ tổ chức Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định số 204/TTg ngày 28-04-1993 của Thủ tướng Chính phủ [7, tr. 308]).

Đáp ứng nhu cầu giải quyết các vụ án kinh tế và việc tuyên bố phá sản doanh nghiệp trong cơ chế thị trường, phù hợp với quan điểm đổi mới các cơ quan tài phán, chủ trương CCTP, cải cách bộ máy Nhà nước [4, tr. 227], theo Điều 1 và Điều 2 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức TAND ngày 28-12-1993 [11, tr. 97] và theo Điều 1 và Điều 2 Nghị quyết số 166/NQ-UBTVQH9 ngày 02-02- 1994, kể từ ngày 01-07-1994 thẩm quyền giải quyết các vụ án kinh tế do TAND giải quyết. Trọng tài kinh tế được tổ chức và hoạt động theo Pháp lệnh Trọng tài kinh tế ngày 10-01-1990 chấm dứt hoạt động và Tòa Kinh tế trong TAND có thẩm quyền giải quyết các vụ án kinh tế theo một thủ tục độc lập, riêng biệt theo quy định của PLTTGQCVAKT ngày 16-03-1994 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01-07- 1994. Cũng trong năm 1994, Trọng tài kinh tế (phi Chính phủ) ra đời. Đây là tổ chức xã hội - nghề nghiệp được tổ chức dưới hình thức Trung tâm Trọng tài kinh tế có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp tương tự như Tòa Kinh tế, trừ phá sản doanh nghiệp (theo Điều 1 Nghị định số 116-CP ngày 05-09-1994 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Trọng tài kinh tế [13, tr. 598]). Như vậy, từ năm 1994 cùng với sự tồn tại và ho ạt động của Tòa Kinh tế TAND có thẩm quyền giải quyết các vụ án kinh tế và giải quyết tuyên bố phá sản doanh nghiệp, ở nước ta còn có Trọng tài kinh tế với tư cách là tổ chức Trọng tài phi Chính phủ để giải quyết các tranh chấp kinh tế trong nước và Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam từ năm 1993 giải quyết các tranh chấp kinh tế cả trong nước và nước ngoài (theo Điều 1 Quyết định số 114-TTg ngày 26-02-1996 của Thủ tướng Chính phủ về việc mở rộng thẩm quyền giải quyết các tranh chấp của Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam [23, tr. 467]).

Sự hội nhập kinh tế quốc tế của nền kinh tế đất nước và quá trình xây dựng thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN đòi hỏi những cải cách pháp luật về giải quyết tranh chấp kinh tế trước đây bằng Trọng tài và bằng Tòa án. Do đó, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội ngày 25-02-2003 đã thông qua PLTTTM đáp ứng yêu cầu của việc giải quyết TCTM trong điều kiện hội nhập kinh tế hiện nay bằng hình thức Trọng tài. Và tiếp theo đó, để đảm bảo và thể chế hóa nhiệm vụ, yêu cầu của CCTP theo các văn kiện của Đảng, đặc biệt là Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 02-01-2002 của Bộ Chính trị về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới, ngày 15-06-2004 Quốc hội đã thông qua BLTTDS, có hiệu lực kể từ ngày 01 -01- 2005. Như vậy, hiện nay cơ quan giải quyết TCTM ở nước ta bằng Trọng tài có TTTM và bằng Tòa án có Tòa Kinh tế (là Tòa chuyên trách trong TAND).

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Giải quyết tranh chấp thương mại bằng Tòa án theo tinh thần cải cách tư pháp ở Việt Nam (Trang 60 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)