Bảo đảm quyền tự do kinh doanh trong quá trình tự do hóa thương mại toàn cầu

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Giải quyết tranh chấp thương mại bằng Tòa án theo tinh thần cải cách tư pháp ở Việt Nam (Trang 102 - 104)

TINH THẦN CẢI CÁCH TƢ PHÁP Ở VIỆT NAM

3.1.1. Bảo đảm quyền tự do kinh doanh trong quá trình tự do hóa thương mại toàn cầu

mại toàn cầu

Quyền tự do kinh doanh của công dân ở Việt Nam được khẳng định và ghi nhận từ Hiến pháp năm 1992 tại Điều 57. Việc ghi nhận quyền tự do kinh doanh của công dân trong Hiến pháp năm 1992 - Hiến pháp của thời kỳ đổi mới tạo cơ sở hiến định, bảo đảm quyền tự do kinh doanh của công dân được pháp luật bảo vệ. Quyền tự do kinh doanh bao gồm những nội dung (i) quyền được bảo đảm sở hữu đối với tài sản; (ii) quyền tự do thành lập doanh nghiệp; (iii) quyền tự do hợp đồng; (iv)

quyền tự do cạnh tranh theo pháp luật; (v) quyền tự định đoạt trong lĩnh vực giải quyết tranh chấp [38, tr. 23]. Việc ghi nhận quyền tự do kinh doanh của công dân trong Hiến pháp năm 1992 là một tất yếu khách quan. Bởi lẽ, đường lối đổi mới toàn diện đất nước trong đó có việc phát triển nền kinh tế hàng hóa và xây dựng thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN đòi hỏi phát huy tối đa năng lực sản xuất của mọi thành phần kinh tế, mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại... Do đó, ghi nhận quyền tự do kinh doanh của công dân tạo cơ sở pháp lý cho công dân thực hiện hoạt động kinh doanh, thương mại để từ đó quy định cụ thể hóa và chi tiết hóa trong các văn bản pháp luật.

Trong các nội dung của quyền tự do kinh doanh như đã nói ở trên, quyền quyết định và tự định đoạt trong lĩnh vực giải quyết tranh chấp được ghi nhận và bảo đảm thể hiện trong quy định của pháp luật ở chỗ quyền quyết định và tự định đoạt của doanh nhân, doanh nghiệp khi có tranh chấp xảy ra mà được giải quyết bằng con đường Tòa án... Nhìn nhận từ góc độ của một văn bản pháp luật cụ thể, đây là một nguyên tắc được ghi nhận trong BLTTDS tại Điều 5. Theo tôi điều cần nhấn mạnh là, trong điều kiện là một nước nghèo, đang phát triển để từng bước phát triển kinh tế, tăng quy mô và phát triển nền kinh tế trong việc thực hiện một nền kinh tế sản xuất hàng hóa vận hành theo thể chế kinh tế thị trường mà hiện nay cạnh tranh đã mang tính toàn cầu do quá trình tự do hóa thương mại thì quyền tự do kinh doanh được bảo đảm bằng mọi thiết chế trong đó có thiết chế Tòa án có tác dụng làm cho những yêu cầu này từng bước được thực hiện ở từng cấp độ, quy mô khác nhau.

Trong bối cảnh toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới, khi mà các yếu tố của sản xuất đã được quốc tế hóa một cách sâu sắc, không một quốc gia nào có thể đạt được tăng trưởng kinh tế với tốc độ cao nhằm rút ngắn khoảng cách phát triển nếu không tham gia vào quá trình này, nhất là toàn cầu hóa luôn gắn với cải cách cơ cấu kinh tế của từng nước dẫn đến sự chuyển dịch cơ cấu giữa các nước… [114], quyền tự do kinh doanh được bảo đảm sẽ góp phần thực hiện được yêu cầu hội nhập kinh tế - một yêu cầu đặt ra không loại trừ bất kỳ một quốc gia hay nền kinh tế nào cho dù có

tốc độ phát triển như thế nào hay quy mô ra sao. Khi pháp luật và thiết chế gìn giữ công lý trong kinh doanh - Tòa án được cải cách theo hướng phục vụ yêu cầu kinh doanh, thương mại thì hoạt động kinh doanh, thương mại mới thực sự mang lại lợi ích cho doanh nhân, doanh nghiệp cũng như nền kinh tế và ngày càng phát triển, tạo điều kiện thuận lợi cho sự giao lưu, “đón đầu” công nghệ, vốn, kinh nghiệm quản lý… từ các nước phát triển với hiệu quả có lợi nhất. Pháp luật về giải quyết TCTM bằng Tòa án theo đó phải ghi nhận và bảo đảm thực hiện quyền quyết định và tự định đoạt của các bên có tranh chấp một cách hữu hiệu nhất, thuận tiện nhất, loại bỏ sự can thiệp từ phía Nhà nước - thiết chế đang từng bước trở thành “người cung cấp dịch vụ” cho doanh nhân, cho nền kinh tế [72, tr. 121 - 126].

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Giải quyết tranh chấp thương mại bằng Tòa án theo tinh thần cải cách tư pháp ở Việt Nam (Trang 102 - 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)