Nội dung yêu cầu của cải cách tư pháp đối với việc giải quyết tranh chấp thương mại bằng Tòa án

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Giải quyết tranh chấp thương mại bằng Tòa án theo tinh thần cải cách tư pháp ở Việt Nam (Trang 52 - 55)

b) Công cuộc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của dân, do dân và vì dân

1.3.3. Nội dung yêu cầu của cải cách tư pháp đối với việc giải quyết tranh chấp thương mại bằng Tòa án

chấp thương mại bằng Tòa án

Những nội dung yêu cầu của CCTP theo tinh thần Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 02-01-2002 của Bộ Chính trị đối với việc giải quyết TCTM bằng Tòa án được thể chế hóa, cụ thể hóa trong BLTTDS. Theo tôi các yêu cầu của CCTP đối với việc giải quyết TCTM bằng Tòa án bao gồm:

* Giải quyết TCTM bằng Tòa án phải đảm bảo quyền quyền quyết định và tự định đoạt của đương sự. Thực hiện yêu cầu này đảm bảo quyền tự do kinh doanh của cá nhân, tổ chức góp phần phát triển hoạt động kinh doanh, thương mại trong nền kinh tế với bối cảnh là công cuộc xây dựng NNPQ khi tự do hóa thương mại đang diễn ra sâu rộng trên toàn cầu. Đáp ứng yêu cầu của CCTP, giải quyết TCTM bằng Tòa án, quyền quyết định và tự định đoạt của đương sự thể hiện các đương sự có quyền quyết định việc khởi kiện, chấm dứt, thay đổi các yêu cầu của mình; thỏa thuận với nhau một cách tự nguyện không trái pháp luật, đạo đức xã hội,…

* Đảm bảo quá trình tăng thẩm quyền cho Tòa án nhân dân cấp huyện. Đây là một trong số tám nhiệm vụ trọng tâm của công tác tư pháp trong thời gian tới. Yêu cầu này được cụ thể hóa trong BLTTDS về giải quyết TCTM là TAND cấp huyện được giải quyết theo thủ tục sơ thẩm các TCTM, trừ những tranh chấp thuộc thẩm quyền giải quyết của TAND cấp tỉnh, những tranh chấp mà có đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài hoặc cần phải ủy thác tư pháp cho cơ quan Lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài, cho Tòa án nước ngoài không thuộc thẩm quyền giải quyết của TAND cấp huyện (Điều 33 và Điều 34 BLTTDS).

* Giải quyết TCTM đảm bảo việc phán quyết của Tòa án phải căn cứ chủ yếu vào kết quả tranh tụng tại phiên tòa, trên cơ sở xem xét đầy đủ, toàn diện các chứng cứ, ý kiến của kiểm sát viên, của người bào chữa, nhân chứng, nguyên đơn, bị đơn và những người có quyền, lợi ích hợp pháp để ra những bản án, quyết định đúng pháp luật, có sức thuyết phục và trong thời hạn pháp luật quy định. Đây là yêu cầu quan trọng trong các nhiệm vụ trọng tâm của CCTP ở nước ta. Do vậy, giải quyết TCTM bằng Tòa án thì yêu cầu này phải thực hiện nghiêm chỉnh.

* Giải quyết TCTM bằng Tòa án đảm bảo quyền bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự, trong đó có sự tham gia của Luật sư vào quá trình tố tụng. Thực hiện yêu cầu này, Tòa án có trách nhiệm phải tạo điều kiện Luật sư tham gia vào quá trình tố tụng trong đó có việc nghiên cứu hồ sơ vụ án, tham gia tranh luận dân chủ, công khai tại phiên tòa,… nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các bên đương sự trong quá trình giải quyết TCTM bằng Tòa án.

* Giải quyết TCTM bằng Tòa án bảo đảm những yêu cầu đặc thù của hoạt động kinh doanh, thương mại. Những yêu cầu đặc thù của hoạt động kinh doanh, thương mại bao gồm bí mật, bí quyết kinh doanh; uy tín trên thương trường. Những yêu cầu đặc thù này của hoạt động kinh doanh, thương mại có ý nghĩa lớn đối với các bên có TCTM liên quan đến lợi nhuận, đến uy tín của doanh nghiệp, doanh nhân, sự tồn tại của doanh nghiệp cũng như hoạt động sản xuất, kinh doanh. Do đó, BLTTDS quy định trong trường hợp đặc biệt cần giữ bí mật nghề nghiệp, bí mật kinh doanh của cá nhân theo yêu cầu chính đáng của đương sự thì Tòa án xét xử

kín, nhưng phải tuyên án công khai (Điều 15 BLTTDS); Tòa án không công bố công khai chứng cứ có liên quan đến bí mật kinh doanh theo yêu cầu chính đáng của đương sự (Điều 97 BLTTDS).

* Giải quyết TCTM bằng Tòa án kịp thời, nhanh chóng. Đây là yêu cầu không chỉ đặt ra đối với việc giải quyết TCTM của Tòa án mà còn đặt ra đối với việc giải quyết các tranh chấp khác trong đời sống xã hội. Song, hoạt động kinh doanh, thương mại là nhằm mục đích lợi nhuận và là hoạt động trên thương trường gắn với sự biến động, thay đổi liên tục của các quy luật của thị trường. Do đó, giải quyết TCTM kịp thời, nhanh chóng luôn là yêu cầu hàng đầu của doanh nhân, doanh nghiệp. Hoạt động kinh doanh, thương mại gắn với lợi ích thương mại nên khi có TCTM, các bên mong muốn giải quyết kịp thời, nhanh chóng để không làm gián đoạn hoạt động kinh doanh, thương mại.

* Giải quyết TCTM bằng Tòa án đảm bảo hiệu lực thi hành của các quyết định, bản án. Yêu cầu này cũng bắt nguồn từ mục đích lợi nhuận của hoạt động kinh doanh, thương mại trong nền kinh tế đồng thời, nó c ũng là mục tiêu của Nhà nước đối với việc giải quyết TCTM và các tranh chấp khác. Khi đưa vụ tranh chấp ra giải quyết tại Tòa án, các bên cũng đặt ra mục tiêu này, bởi đây là kết quả của quá trình giải quyết TCTM. Bảo đảm hiệu lực của bản án, quyết định của Tòa án là nguyên tắc quy định tại Điều 19 BLTTDS (Điều 10 PLTTGQCVAKT). Tuy nhiên, lĩnh vực thi hành án là lĩnh vực còn tồn tại nhiều vấn đề bức xúc trực tiếp ảnh hưởng đến uy tín của ngành tư pháp… Vì đây là những vấn đề trực tiếp liên quan đến quyền, l ợi ích hợp pháp của người dân, ảnh hưởng đến uy tín của nền tư pháp và lòng tin của nhân dân đối với Nhà nước [66, tr. 6].

* Giải quyết TCTM bằng Tòa án đảm bảo chi phí giải quyết tranh chấp trong hoạt động kinh doanh, thương mại hợp lý. Đây cũng là yêu cầu của CCTP đặt ra đối với quá trình giải quyết TCTM. Yêu cầu này cũng bắt nguồn từ mục đích lợi nhuận của doanh nhân trong hoạt động kinh doanh, thương mại xét từ góc độ kinh tế. Từ góc độ kinh tế học, không chỉ Thẩm phán nước ta, mà bất kỳ ngành tư pháp của nước nào trên thế giới cũng đều đứng trước thách thức: nếu con đường tìm đến công

lý bằng Tòa án trở nên quá tốn kém và khó lường trước, thương nhân sẽ tự tìm ra những con đường riêng để đảm bảo lợi ích của mình một cách hiệu quả bằng những chi phí hợp lý nhất với những gì họ sẽ thu được. Bản năng tìm kiếm lợi nhuận làm cho giới kinh doanh khôn khéo tìm ra muôn vàn phương cách để xử lý các xung đột lợi ích mà không cần cầu viện tới Tòa án [72, tr. 667].

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Giải quyết tranh chấp thương mại bằng Tòa án theo tinh thần cải cách tư pháp ở Việt Nam (Trang 52 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)