Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về giải quyết tranh chấp thương mại bằng Tòa án

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Giải quyết tranh chấp thương mại bằng Tòa án theo tinh thần cải cách tư pháp ở Việt Nam (Trang 122 - 127)

TINH THẦN CẢI CÁCH TƢ PHÁP Ở VIỆT NAM

3.2.3. Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về giải quyết tranh chấp thương mại bằng Tòa án

tranh chấp thương mại bằng Tòa án

Pháp luật về giải quyết TCTM nói chung và pháp luật về giải quyết TCTM bằng Tòa án nói riêng chỉ thực sự đi vào cuộc sống khi nó được doanh nhân, doanh nghiệp đón nhận, hiểu đúng và thực hiện nghiêm túc. Để đạt được mục tiêu này, giải pháp đặt ra là cùng với việc ban hành BLTTDS cần phải tạo chuyển biến về

nhận thức trong giới doanh nhân về Tòa án, về hình thức giải quyết TCTM bằng Tòa án nhằm khắc phục những tâm lý, nhận thức từ trước đến nay luôn coi hình thức giải quyết TCTM bằng Tòa án khi giải quyết các vụ án về TCTM là phức tạp, không có hiệu quả... Giải pháp tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật nói chung và pháp luật về giải quyết TCTM bằng Tòa án có thể nói là giải pháp tốt, trước hết nhằm phòng ngừa chung từ xa giúp doanh nghiệp, doanh nghiệp hoạt động kinh doanh, thương mại đúng pháp luật. Đồng thời, nhằm “trang bị” cho doanh nhân, doanh nghiệp những kiến thức về pháp luật về hoạt động kinh doanh, thương mại nói chung và pháp luật về giải quyết các vụ án về TCTM bằng Tòa án nói riêng.

Tuyên truyền, phổ biến và giáo dục pháp luật không chỉ có tác dụng cho các doanh nhân, doanh nghiệp mà điều quan trọng hơn là cho số đông nhân dân hiểu để tuân thủ các phán quyết của Tòa án. Ví dụ thực tế là hiện trạng nhiều người dân chưa quen coi trọng phán quyết của cơ quan tư pháp (Tòa án)… Họ không đồng ý với bản án và liên tục chống án, khiếu kiện… cho đến khi đạt được mục đích. Đây là nguyên nhân dẫn tới tình trạng các phán quyết của Tòa “không thiêng” [94]. Do vậy, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho cá nhân, tổ chức giúp họ trước hết, lường trước được những rủi ro pháp lý trong hoạt động kinh doanh, thương mại để có thể phòng tránh việc xảy ra các tranh chấp gây cản trở hoạt động kinh doanh, thương mại của chính mình. Mặt khác, khi xảy ra tranh chấp họ có thể tìm được hình thức giải quyết tranh chấp tốt nhất để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình. Nếu đưa tranh chấp ra giải quyết bằng con đường tố tụng là Tòa án, họ cũng ý thức được quyền, nghĩa vụ của mình, góp phần tạo điều kiện cho Tòa án giải quyết vụ án về TCTM được nhanh, gọn, đúng pháp luật và khi đã có bản án, quyết định của giải quyết vụ án về TCTM của Tòa án thì họ tuân thủ nghiêm chỉnh hơn.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 3

1. Hoàn thiện pháp luật về giải quyết TCTM bằng Tòa án phải đảm bảo các yêu cầu đặc thù của hoạt động kinh doanh, thương mại vì nó là hoạt động gắn liền

với bí mật, uy tín kinh doanh, thương mại, với tài sản lớn, với sức mạnh của doanh nghiệp, doanh nhân và sức cạnh tranh của tổng thể nền kinh tế. Đặc biệt, hoạt động kinh doanh, thương mại hiện nay không chỉ diễn ra trong phạm vi quốc gia mà còn vượt ra khỏi phạm vi này do có sự giao thoa của các nền kinh tế bằng các hoạt động kinh doanh, thương mại đan xen trong cạnh tranh do sự phụ thuộc lẫn nhau của các nền kinh tế. Do đó, hoàn thiện pháp luật về giải quyết TCTM bằng Tòa án phải đảm bảo các yêu cầu nói trên nhằm đảm bảo quyền tự do kinh doanh, quyền quyết định và tự định đoạt trong giải quyết TCTM bằng Tòa án và sự hài hòa với pháp luật và tập quán, thông lệ quốc tế nhằm loại bỏ những “rào cản” cản trở hoạt động kinh doanh, thương mại và sự cách biệt với pháp luật các nước về giải quyết TCTM bằng Tòa án. Bởi lẽ, hoạt động kinh doanh, thương mại từ xa xưa cho đến ngày nay và mai sau luôn là hoạt động có tính quốc tế, hàm chứa yếu tố nước ngoài và cần thiết sự điều chỉnh của pháp luật các quốc gia của các bên trong quan hệ thương mại, trong đó có pháp luật giải quyết TCTM bằng Tòa án. Đặc biệt, ngày nay WTO - thiết chế về thương mại đã và đang đóng vai trò tích cực trong việc điều chỉnh quan hệ và hoạt động kinh doanh, thương mại, giải quyết TCTM trên thế giới ngày nay.

2. Pháp luật về giải quyết TCTM bằng Tòa án ở nước ta đã đạt được những thành tựu nhất định thể hiện bằng sự ra đời của BLTTDS. Song để giải quyết tốt các vụ án về TCTM bằng Tòa án, cần thiết đặt ra những hướng dẫn cụ thể, chi tiết áp dụng riêng cho việc giải quyết vụ án về TCTM của Tòa án. Bên cạnh đó, cần tiếp tục sửa đổi, bổ sung để hoàn thiện pháp luật lĩnh vực này và lĩnh vực pháp luật nội dung (luật vật chất) làm cơ sở pháp lý để hoạt động giải quyết các vụ án về TCTM của Tòa án, đồng thời nâng cao hiệu quả hoạt động xét xử của Tòa án về các vụ án TCTM và đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật đáp ứng được yêu cầu của CCTP, cải cách bộ máy Nhà nước, xây dựng NNPQ XHCN và quá trình hình thành đồng bộ thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN nhằm phát huy quyền tự do kinh doanh và góp phần làm tăng sức mạnh và sức cạnh tranh của nền kinh tế trong tổng tiềm lực khả năng của quốc gia.

KẾT LUẬN

Pháp luật về giải quyết TCTM đóng vai trò quan trọng trong tiến trình CCTP của giai đoạn xây dựng NNPQ XHCN của dân, do dân, vì dân ở nước ta khi nền kinh tế sản xuất hàng hóa vận hành theo thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN đang thực hành để làm giàu cho quốc gia, cải thiện đời sống người dân, tăng cường khả năng kinh tế trong tổng thể sức mạnh quốc gia nhằm thỏa mãn từng bước nhu cầu của chính con người. Quyền tự do kinh doanh, quyền quyết định và tự định đoạt của doanh nhân, doanh nghiệp trong giải quyết TCTM được Nhà nước ta bảo hộ theo các hình thức giải quyết TCTM khác nhau. Trong hình thức giải quyết TCTM bằng Tòa án, Tòa án là cơ quan thực hiện hoạt động xét xử vụ án về TCTM đóng vai trò trung tâm trong việc bảo vệ pháp luật, bảo vệ pháp chế, công lý và quyền tự do kinh doanh, trong đó có quyền quyết định và tự định đoạt của đương sự.

Pháp luật về giải quyết TCTM bằng Tòa án của nước ta đã đạt được những thành tựu bước đầu mà thể hiện rõ nét nhất là BLTTDS. Lần đầu tiên trong lịch sử kể từ khi Nhà nước ta ra đời năm 1945, một Bộ luật tố tụng thống nhất điều chỉnh trình tự, thủ tục khởi kiện, trình tự, thủ tục yêu cầu và trình tự, thủ tục giải quyết các vụ việc dân sự (theo nghĩa rộng), trong đó có vụ án về TCTM. Đây là bước phát triển mới của pháp luật tố tụng phi hình sự ở nước ta. Để BLTTDS đi vào cuộc sống, phát huy tác dụng trong CCTP và xây dựng NNPQ XHCN của dân, do dân, vì dân, một số quy định trong BLTTDS cần có sự hướng dẫn của TANDTC để áp dụng riêng biệt cho việc giải quyết các vụ án về TCTM theo hướng rút ngắn thời hạn để phục vụ yêu cầu đặc thù của hoạt động kinh doanh, thương mại với những biến động gắn liền với thương trường mà ngày nay không còn giới hạn trong phạm vi hẹp của riêng mỗi quốc gia. Pháp luật về nội dung như Bộ luật Dân sự năm 1995 cũng cần sửa đổi, cần xây dựng Bộ luật Thương mại nhằm đáp ứng cho sự cải cách

từng bước để tiến tới hoàn thiện khung pháp luật về thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta.

Xây dựng thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN từng bước hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới trong bối cảnh toàn cầu hóa kinh tế thế giới đồng thời là tiến trình cải cách tổ chức và phương thức hoạt động của Nhà nước, trong đó có CCTP, xây dựng NNPQ XHCN của dân, do dân và vì dân. Việt Nam đang từng bước thực hiện các cam kết quốc tế mở cửa mạnh mẽ nền kinh tế như hội nhập kinh tế trong khuôn khổ ASEAN (AFTA), APEC, ASEM, Hiệp định thương mại Việt - Mỹ đang trong quá trình đi vào thực hiện trên thực tế và tiến trình gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Những quá trình này đã, đang và tiếp tục tác động tới môi trường kinh doanh, thương mại ở nước ta cũng như mọi hoạt động kinh doanh, thương mại của cá nhân, tổ chức trong nền kinh tế thuộc mọi thành phần kinh tế.

Quá trình hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế trong bối cảnh toàn cầu hóa kinh tế thế giới cũng như tốc độ và khả năng tăng trưởng của nền kinh tế nước ta đưa đến cho các doanh nghiệp, doanh nhân những yêu cầu phát triển mạnh hơn về mọi mặt nhằm góp phần làm tăng năng lực cạnh tranh của nền kinh tế trước một hiện trạng các công ty xuyên quốc gia tiếp tục cấu trúc lại, hình thành các tập đoàn khổng lồ chi phối nhiều lĩnh vực kinh tế mà trên thực tế quy mô kinh tế của Việ t Nam hiện nay còn nhỏ. Tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2004 khoảng 40 tỷ USD [92]. Trong bối cảnh và thực tế quy mô kinh tế của nước ta như vậy, hoạt động xét xử giải quyết các vụ án về TCTM của Tòa án nhằm đáp ứng yêu cầu của các hoạt động kinh doanh, thương mại, đảm bảo quyền tự do kinh doanh và hiệu lực thực thi, kết quả thực tế của các bản án, quyết định của Tòa án là những yêu cầu quan trọng hàng đầu của các doanh nhân - đội ngũ tinh túy nhất của xã hội, của các doanh nghiệp - trung tâm của tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế cũng như gia nhập WTO đặt ra cho Tòa án trong tổng thể tiến trình CCTP đang từng bước đi vào đời sống xã hội chúng ta.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Giải quyết tranh chấp thương mại bằng Tòa án theo tinh thần cải cách tư pháp ở Việt Nam (Trang 122 - 127)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)