CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.2 Năng lực kinh doanh của doanh nhân
1.2.2.1 Khái niệm năng lực kinh doanh
So với nhà quản trị thì doanh nhân là người phải đảm nhiệm rất nhiều hoạt động liên quan đến các lĩnh vực khác nhau trong tổ chức như là hoạt động chức năng, quản trị và đặc biệt là kinh doanh. Công việc mà họ đảm trách rất phức tạp và có thể thực hiện một cách hiệu quảthông qua những hành vi hợp lý. Những hành vi này được kết tinh từmột số đặc điểm cá nhân như là niềm tin, động cơ, vai trò xã hội, kiến thức và tính cách ( Bird, 1995) giúp doanh nhân thực hiện hoạt động kinh doanh một cách hiệu quảvà thành công.
Trên nền tảng lý thuyết về năng lực của Boyatzis (1982) thì năng lực kinh doanh có thể được định nghĩa như là những đặc điểm cần thiết của một cá nhân để khởi sự kinh doanh, để tồn tại và phát triển (Bird, 1995). Những đặc điểm này bao gồm các
yếu tố di truyền, kiến thức, động cơ, tính cách, hìnhảnh cá nhân, vai trò xã hội và kỹ năng của cá nhân. Một trong số nhưng năng lực kinh doanh là bẩm sinh trong khi số khác là có thể được hun đúc từquá trình học tập, đào tạo và phát triển.
Man và cộng sự (2002) cho rằng năng lực kinh doanh là sự tựu trung của những đặc điểm đặc biệt giúp thể hiện một cách đầy đủnhững khả năng của một doanh nhân để hoàn thành xuất sắc công việc và những đặc điểm cá nhân này bao gồm kiến thức, kỹ năng, tính cách được hình thành từ sự giáo dục, đào tạo, nền tảng gia đình, kinh nghiệm và một số đặc điểm nhân chủng học khác.
Muzychenko và Saee (2004) phân biệt những khía cạnh di truyền với những khía cạnh có thể đạt được của năng lực cá nhân. Nguồn gốc nguyên thủy của tính cách, thái độ, hìnhảnh cá nhân và vai trò xã hội được biết đến như là “những nhân tố bên trong” và những nhân tố như là kỹ năng, kiến thức và kinh nghiệm hình thành thông qua quá trình trải nghiệm công việc, lĩnh hội từ lý thuyết hay thực hành thành công quá trình trải nghiệm công việc, lĩnh hội từ lý thuyết hay thực hành được biết đến như là “ những nhân tố bên ngoài”. Những thuộc tính bên trong năng lực thì mang tính bẩm sinh và khó thay đổi trong khi những thuộc tính bên ngoài có thể đạt được và phát triển thông qua quá trình giáo dục, rèn luyện những năng lực này thường được nghiên cứu như là một phần đặc điểm của người chủ sở hữu (Gibb, 2005; McGregor & Tweed, 2001).
Theo Mitchelmore và Rowley (2010) năng lực kinh doanh được biết đến như là một nhóm các năng lực liên quan và cần thiết cho tiến trình khởi nghiệp và kinh doanh. Trên cơ sở tham khảo nghiên cứu của Bird (1995), Mitchelmore và Rowley (2010) định nghĩa năng lực kinh doanh là “ sự kết tinh của những đặc điểm cần thiết như là kiến thức, động cơ, tính cách, hình ảnh cá nhân, vai trò xã hội và kỹ năng giúp cho việc khai sinh, duy trì và phát triển một sựnghiệp kinh doanh”.
Nghiên cứu này cũng dựa trên quan niệm rằng “năng lực kinh doanh là những đặc điểm cá nhân bao gồm thái độ và hành vi giúp doanh nhân đạt được và duy trì sựthành công trong kinh doanh” (Ahmad, 2007). Một một trong những thách thức lớn nhất khi đo lường năng lực kinh doanh của doanh nhân làm việc đo lường các thuộc tính cá nhân bên trong tạo nên năng lực như là nhu cầu thành đạt, xu hướng chấp nhận rủi ro,
sự tựtin bởi đây là những thuộc tính không thể quan sát trực tiếp nên cách thức được tiến hành thường được thực hiện là thông qua sự tường thuật cá nhân, phân tích nội tâm và sựliên hệthông qua biểu hiện hành vi của doanh nhân.
Tóm lại, trên cơ sở tham khảo những định nghĩa khác nhau về năng lực kinh doanh của các nghiên cứu trước đây thì trong khuôn khổcủa đề tài này “năng lực kinh doanh là sự kết hợp giữa kiến thức, kỹ năng, hành vi, thái độ và một số đặc điểm cá nhân khác của doanh nhân nhằm đáp ứng các yêu cầu của hoạt động kinh doanh từ đó
giúp hộ đạt được và duy trì sựthành công trong kinh doanh ”.