CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1 Tổng quan tại VNPT Thừa Thiên Huế
2.1.5 Khái quát về số lượng và cơ cấu đội ngũ của trung tâm kinh doanh VNPT Thừa
VNPT Thừa Thiên Huế
Bảng 4 Tình hình lao động của Trung tâm kinh doanh VNPT Thừa Thiên Huế giai đoạn 2015-2017
Chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 2016/2015 2017/2016
Số lượng % Số lượng % Số lượng % +/- % +/- % Tổng số lao động 162 100 165 100 161 100 3 101,85 4 97,6
Phân theo giới tính
Lao động nam 66 41 67 41 64 39,75 1 101,51 3 95,5 Lao động nữ 96 59 98 59 97 60,25 2 102,08 1 98,98 Phân theo trình độ Trên đại học 8 5 8 4,85 10 6,2 0 0 2 1,25 Đại học 92 56,8 94 57 100 62,1 2 102,18 6 106,3 Trìnhđộ khác 62 38,2 63 38,5 51 31,7 1 101,62 12 80,9
Phân theo tính chất làm việc
Quản lý 25 15,4 25 15,2 25 15,4 0 100 0 0 Chuyên môn nghiệp vụ 19 11,7 21 12,7 19 11,8 2 110,53 2 90,5 Sản xuất 111 68,5 112 67,9 112 69,1 1 100,9 0 0 Phụtrợ 7 4,4 7 4,2 6 3,7 0 100 1 85,7
(Nguồn:Phòng Tổng hợp nhân sựTrung tâm Kinh doanh VNPT TT Huế)
Tính đến thời điểm ngày 31/12/2017, Trung tâm Kinh doanh VNPT có tổng số lao động là 161 lao động, được phân loại lao động như bảng 4. Quy mô lao động của TTKD giai đoạn 2015-2017 nhìn chung không có nhiều biến động, cụthể năm 2015 có 162 lao động, năm 2016 tăng 3 lao động so với năm 2015, đến năm 2017 lại giảm 4 lao động so với năm 2016, tương đương giảm 2,4%. Sở dĩ lượng lao động không có biến động mạnh là do đơn vị mới thực hiện tái cơ cấu theo chủ trương tuyển dụng thêm người mới là không cần thiết, TTKD chủyếu sửdụng nguồn nhân lực sẵn có, đa số các nhân viên trước đây đều làm việc tại văn phòng thì sau khi tái cơ cấu, rất nhiều nhân viên được điều chuyển sang bộ phận kinh doanh, bám sát địa bàn để tiếp cận khách hàng một cách nhanh nhất, điều chuyển nhân viên kĩ thuật sang phụ trách lĩnh
vực bán hàng để tránh làm cồng kềnh bộ máy hiện tại cũng như ảnh hưởng đến quỹ lương được phân bổcủa đơn vị.
- Quy mô và cơ cấu nguồn nhân lực theo giới tính
Năm 2015, TTKD có 96 lao động nữ, chiếm 59,3% tổng số lao động, lao động nam có 66 người, chiếm tỷ lệ 40,7%. Năm 2016, lao động năm tăng 1 người và lao động nữ tăng 2 người so với năm 2015. Như vậy đến cuối năm 2016, tỷlệ lao động nữ chiếm 59,4%, tỷ lệ lao động nam chiếm 40,6%. Tuy nhiên năm 2017 chỉ có lao động nam giảm 4 người. Do đó, tỷlệ lao động nam giảm còn 39,1% trong khi laođộng nữ vẫn giữnguyên là 60,2%. Do đặc thù nghề nghiệp nên số lao động nữnhiều hơn nam và được duy trì qua các năm.
- Quy mô và cơ cấu nguồn nhân lực theo trìnhđộ
Nhìn chung vềtrìnhđộ của đội ngũ nhân lựcởTTKD có sựchênh lệch nhiều. Tỷ lệ nhân viên có trình độ từ đại học trở lên chiếm gần 70%, trong khi đó lực lượng người lao động có trình độ cao đẳng, trung cấp và sơ cấp chỉ chiếm tỉ lệ khoảng 30% trong tổng sốCBCNV của đơn vị. Nguồn lao động của đơn vị được phát triển và nâng cao trình độ qua từng năm. Số lao động có trình độ đại học và trên đại học có xu hướng ngày càng tăng, nhằm nâng cao chất lượng, đáp ứng kịp thời sự thay đổi của cộng nghệcũng như sự cạnh tranh của môi trường kinh doanh các dịch vụ viễn thông. Cụ thể đến năm 2017, lực lượng lao động có trình độ đại học và trên đại học chiếm 68,3%.
- Quy mô và cơ cấu nguồn nhân lực theo tính chất công việc
Có thểthấy, đại bộphận quản lý không có sự thay đổi vềsố lượng trong giai đoạn 2015-2017, cụthểsố lượng cán bộ quản lý là 25 người trong 3 năm qua, điều này cho thấy đây là lực lượng nắm giữvị trí chủchốt và quan trọng trong TTKD, để nắm được vị trí này, lao động đòi hỏi cần phải qua đào tạo và có chuyên môn nghiệp vụphù hợp trong thời gian dài. Chiếm tỷ lệ lớn nhất là bộ phận người lao động làm công việc mang tính chất sản xuất với gần 70%.