6. Kết cấu của luận văn
3.2. Những hạn chế còn tồn tại
Nhóm cơng tác ASEAN về Phát triển Nhân lực Du lịch đã xây dựng Khung các tiêu chuẩn năng lực tối thiểu cần thiết đối với người lao động du lịch. Các tiêu chuẩn được xây dựng dựa trên các năng lực cần thiết để thực hiện các chức danh công việc đã được thống nhất thuộc phân ngành lao động đại lý lữ hành, điều hành tour, buồng phòng, lễ tân, dịch vụ ăn uống, chế biến món ăn. Các tiêu chuẩn năng lực tối thiểu cần thiết cho từng chức danh công việc đã được quyết định trên cơ sở sau đây:
i. So sánh với thực hành tốt nhất được công nhận ở tầm quốc tế;
ii. Là mẫu số chung tốt nhất hoặc ngơn ngữ chung để thúc đẩy lợi ích của cộng đồng ASEAN;
iii. Chỉ nên bao gồm các năng lực hiện tại, phù hợp và có thể áp dụng đối với nhiều quốc gia thành viên;
iv. Mỗi quốc gia thành viên hoặc phân ngành lao động có thể lựa chọn thêm các năng lực bổ sung nếu thấy cần thiết để phù hợp với yêu cầu của nước mình.
Tuy nhiên, từ năm 2016 MRA-TP có hiệu lực đến nay, quá trình xây dựng khung năng lực và q trình cơng nhận bằng cấp của người lao động phù hợp với khung năng lực đó cịn gặp rất nhiều khó khăn do các quốc gia thành viên vẫn chưa thực sự liên kết chặt chẽ với nhau để cơng nhận chuẩn khung năng lực; q trình thẩm định năng lực của người lao động để được công nhận bằng cấp trên toàn ASEAN vẫn cịn diễn ra rất ít và vẫn chưa có một chuẩn chung áp dụng để đánh giá bằng cấp của người lao động tại cơ sở đào tạo này có đạt chuẩn theo khung năng lực chung hay không.
3.2.2 Đối với hoạt động xúc tiến du lịch
Đối với hoạt động thực thi các cam kết hợp tác phát triển du lịch ASEAN của các nước thành viên, việc tiếp thị nhằm tăng khả năng tiếp cận với hình ảnh du lịch Đơng Nam Á (ASEAN) vẫn cịn một số hạn chế sau:
Dù đã tiến hành một số hoạt động đáng kể và các dự án cụ thể do Nhóm cơng tác tiếp thị và truyền thông du lịch Asean (MCWG) thực hiện, cần lưu ý:
Vẫn thiếu các nghiên cứu thị trường hướng dẫn việc phát triển sản phẩm,
bao bì, giá cả, phân phối và xúc tiến.
Cần phối hợp tốt hơn các hoạt động của PDWG và của MCWG về chức
năng tiếp thị và để đảm bảo rằng kết hợp được các hoạt động này trong chiến lược và kế hoạch tiếp thị.
Các danh sách điểm đến/ tuyến/ hành lang khu vực và tiểu vùng hiện tại
và chủ đề sản phẩm liên quan cần phải được tăng cường với các điểm đến/ hành lang và các sản phẩm liên quan phù hợp hơn với những vùng kém phát triển của khu vực, đặc biệt là nơi có nhiều người nghèo của ASEAN sinh sống.
3.2.3 Đối với đầu tư về du lịch
Trong năm 2008, một bộ Hướng dẫn Đầu tư Du lịch ASEAN đã được xây dựng nhằm cung cấp các bản tóm các chính sách, pháp luật và các ưu đãi trên toàn các quốc gia thành viên. Trang web http://investasean.asean.org/ đóng vai trị trung tâm, nơi các nhà đầu tư có thể truy cập thơng tin về các cơ hội đầu tư rộng rãi vào du lịch ASEAN, hiện chỉ giới hạn trong ASEAN 5 và tập trung phần lớn vào cơ sở hạ tầng, cơng viên giải trí và khu vui chơi. Có những cơ hội lớn hơn để làm tăng mức đầu tư trong ASEAN và trong ngành du lịch ASEAN thông qua định vị và xúc tiến của các cơ hội đầu tư vào các cụm điểm đến hoặc cụm hành lang. Về chính sách đầu tư và khn khổ pháp lý của ASEAN như một trung tâm sản phẩm và điểm đến du lịch duy nhất, có sự khác biệt đáng kế giữa các nước, do đó dẫn đến việc thực hiện đầu tư qua biên giới cồng kềnh, bất tiện, khơng an tồn và tốn kém.