Định hướng và giải pháp hoàn thiện khung pháp luật ASEAN về hợp tác phát

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khung pháp luật ASEAN về hợp tác phát triển dịch vụ du lịch (Trang 76 - 79)

6. Kết cấu của luận văn

3.3 Định hướng và giải pháp hoàn thiện khung pháp luật ASEAN về hợp tác phát

tác phát triển dịch vụ du lịch

Từ những thành tựu và hạn chế còn tồn tại trong việc hợp tác quốc tế phát triển dịch vụ du lịch của ASEAN đã phân tích ở mục trước, mục này tác giả tập trung nghiên cứu triển vọng và xu hướng hợp tác quốc tế phát triển dịch vụ du lịch của ASEAN; và Phương hướng và giải pháp hoàn thiện khung pháp luật ASEAN về hợp tác quốc tế phát triển dịch vụ du lịch.

3.3.1 Triển vọng và xu hướng hợp tác phát triển dịch vụ du lịch của ASEAN

Trong những năm qua, số lượng các khu di sản thế giới được UNESCO cơng nhận đã khơng ngừng tăng lên và đóng góp cho phát triển kinh tế - xã hội, du lịch, đem lại lợi ích đầy hứa hẹn cho cộng đồng, doanh nghiệp, từ các công ty đa quốc gia, đến các doanh nghiệp vừa và nhỏ, cho các tổ chức và các cá nhân. ASEAN là khu vực chứa đựng nhiều di sản thiên nhiên và văn hóa thế giới và đã trở thành những điểm đến du lịch hấp dẫn tồn cầu. Văn phịng đại diện UNESCO tại Việt Nam tổ chức Hội nghị Du lịch ASEAN ngày 16/01/2019 với chủ đề “Kết nối di sản phát triển du lịch ASEAN trong thời đại số”. Các nước thành viên ASEAN xác định sự sáng tạo, thúc đẩy khám phá, cùng với những cam kết mạnh mẽ đối với bảo tồn, kết nối và phát huy giá trị di sản sẽ là những tiền đề để tạo ra liên kết mới phát triển du lịch di sản ASEAN, góp phần vào sự thịnh vượng của các nước thành viên. Tại Hội nghị, các nước thành viên ASEAN đã thống nhất các nội dung về xu hướng phát triển du lịch ASEAN trong thời gian tới như sau:

1) Khẳng định vai trò của các di sản thế giới trong phát triển kinh tế - xã hội và phát triển du lịch của ASEAN;

2) Ủng hộ và tạo điều kiện thuận lợi, khuyến khích phát triển du lịch di sản trên nền tảng phát triển của công nghệ số trong thời đại của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0;

3) Mong muốn phát triển và thúc đẩy sự sáng tạo, đổi mới, kết nối giá trị di sản chung của khu vực, tạo dựng sức mạnh của sự thống nhất trong ASEAN; 4) Kết nối di sản, phát triển du lịch sáng tạo, du lịch khám phá, nhiều trải

nghiệm cùng với những cam kết mạnh mẽ về bảo tồn trên cơ sở ứng dụng thành tựu cơng nghệ mới chính là chìa khóa cho sự trường tồn của các di sản, giữ gìn và phát huy các giá trị di sản thế giới của ASEAN.

Năm 2019, chủ nhà Việt Nam18 trên cơ sở thỏa thuận với các nước thành viên đã đưa ra sáng kiến về kết nối di sản của ASEAN trong kỉ nguyên số nhằm thúc đẩy mạnh mẽ việc thu hút khách đến khu vực ASEAN. Nội khối ASEAN đã có 32 di sản được UNESCO công nhận là Di sản Thế giới. Việc kết nối các di sản này trong kỉ nguyên số là tiếp nối ý tưởng từ Hội nghị Diễn đàn Kinh tế Thế giới về ASEAN (WEF-ASEAN) năm 2018 với thông điệp xuyên suốt “Cách mạng công nghiệp 4.0 là tương lai của ASEAN”.

Việt Nam có thế mạnh về di sản và đang trong qua trình thực hiện cách mạng 4.0 nên tranh thủ xu hướng này để dẫn dắt câu chuyện hợp tác trong ASEAN về du lịch. Nếu kết nối được du lịch thông minh với di sản trong ASEAN, đây là một điều gợi ra triển vọng hợp tác trong thời gian tới, nhất là năm 2020 Việt Nam đảm nhiệm cương vị Chủ tịch ASEAN. Việc kết nối giữa doanh nghiệp du lịch của Việt Nam và ASEAN với doanh nghiệp du lịch từ các thị trường, nguồn khách trên thế giới được tăng cường sẽ tạo tiền đề tăng trưởng hơn nữa luồng khách du lịch trong nội khối ASEAN và từ các thị trường nguồn khác tới khu vực. [13, tr63]

Các nội dung được thảo luận tại diễn đàn tập trung vào 03 nội dung lớn, và đây cũng chính là 03 nội dung được tập trung triển khai đã được xác định trong nội dung Kế hoạch chiến lược du lịch ASEAN giai đoạn 2016- 2025:

1) Tiêu chuẩn hóa, phát triển nguồn nhân lực du lịch; nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển du lịch bền vững, bao trùm. Trong đó, có tăng cường sự tham gia và hưởng lợi của cộng đồng, khu vực tư nhân trong phát triển du lịch; bảo đảm an ninh, an toàn trong hoạt động du lịch;

2) Thúc đẩy các biện pháp quản lý điểm đến, phát triển du lịch di sản; triển khai các giải pháp phát triển du lịch ứng phó với biến đổi mơi trường và khí hậu;

3) Đẩy mạnh phát triển du lịch cho mọi người…

3.3.2 Phương hướng và giải pháp hoàn thiện khung pháp luật ASEAN về hợp tác phát triển dịch vụ du lịch hợp tác phát triển dịch vụ du lịch

Về việc tạo thuận lợi cho Du lịch trong ASEAN:

Để khuyến khích khách du lịch lựa chọn sản phẩm khu vực ASEAN thay vì các lựa chọn khác và ở lại lâu hơn và chi tiêu nhiều hơn trong khu vực, điều quan trọng là phải phát triến du lịch qua biên giới và chi phí cạnh tranh khơng chỉ thông qua những điểm đến được kết nối bằng đường hàng không, đường biển và đường bộ mà cịn thơng qua việc thực hiện các chính sách và thủ tục kiểm soát biên giới. Hầu hết các quốc gia thành viên ASEAN tiếp tục yêu cầu thị thực của cơng dân của các nước ngồi ASEAN cũng như của một số công dân ASEAN. Điều này làm cho các chuyến đi nhiều nước - đặc biệt là các thị trường du lịch đường dài - tốn kém và bất tiện, làm giảm khả năng cạnh tranh về giá cả của các khu vực là một điểm đến và tác động xấu đến mục tiêu phát triển kinh tế toàn diện.

Mặc dù việc cung cấp các dịch vụ hải quan qua biên giới, xuất nhập cảnh, kiểm dịch và các dịch vụ an ninh (CIQS) không nằm trong tầm nhìn của các NTO ASEAN và các nhà quản lý điểm đến ASEAN, nhưng cần thông qua một chiến lược kết hợp giữa các NTO và các cơ quan CIQS quốc gia có trách nhiệm để hướng tới một hệ thống kiểm soát biên giới hội nhập hơn cũng như phục vụ nhu cầu du lịch điểm đến đa quốc gia du lịch, điểm đến của các thị trường du lịch đường dài.

Về nâng cao chất lượng nhân lực du lịch:

Một thách thức lớn nhất hiện nay của ngành du lịch các nước thành viên ASEAN là chưa có được nguồn nhân lực du lịch đạt chuẩn theo tiêu chuẩn năng lực chung của ASEAN về nghề du lịch.

Các nước thành viên ASEAN cần cấp thiết xây dựng khung chương trình đào tạo theo thỏa thuận MRA-TP đã ký kết. Việc xây dựng khung chương trình đào tạo cần được tính đến yếu tố hội nhập và chênh lệch trình độ giữa các quốc gia thành viên để đảm bảo các chương trình khung đào tạo phù hợp với chuẩn mực đào tạo theo ASEAN. Theo đó, cần liên kết chặt chẽ giữa các nước để xây dựng dược một tiêu chuẩn chung về các nghề hội nhập, để từ đó mỗi quốc gia xây dựng cho mình khung chương trình đào tạo phù hợp, hạn chế tối đa .

Để nâng cao chất lượng đào tạo du lịch, cần có cơ chế khuyến khích đào tạo du lịch giữa các nước thành viên. Đây là phương thức quan trọng để nâng cao năng lực của các cơ sở đào tạo và cũng là cách để giảm sự chênh lệch trình độ giữa các quốc gia thành viên.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khung pháp luật ASEAN về hợp tác phát triển dịch vụ du lịch (Trang 76 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)