Hòa giải tại Singapore

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hòa giải tranh chấp dân sự ở Việt Nam (Trang 26 - 29)

Hòa giải xuất hiện ở Singapore từ khi bắt đầu có cư dân sống trên quốc đảo này. Chính phủ Singapore cũng đóng vai trị tích cực trong việc thúc

đẩy hòa giải ở Singapore và khuyến khích các bên tranh chấp sử dụng hòa giải trước khi đưa vụ việc ra Tòa án. Tháng 01/1998, Luật về Trung tâm Hòa giải cộng đồng có hiệu lực. Bộ Pháp luật giám sát các trung tâm này và vẫn giữ vai trò thúc đẩy hịa giải và ADR nói chung. Các sáng kiến thúc đẩy hòa giải khác được đưa ra bởi Văn phịng Tổng Cơng tố viên, theo đó, tất cả các cơ quan nhà nước nên sử dụng hòa giải là sự lựa chọn đầu tiên để giải quyết tranh chấp và trong các hợp đồng của Chính phủ cần có điều khoản về giải quyết tranh chấp tại Trung tâm Hịa giải Singapore.

Điều ấn tượng nhất trong q trình phát triển của hịa giải ở Singapore là tốc độ triển khai các chương trình hịa giải. Chỉ trong một thời gian ngắn, hòa giải đã nhanh chóng trở thành một phương thức giải quyết tranh chấp được sử dụng rộng rãi bởi Tòa án, các cơ quan nhà nước, doanh nghiệp và các cá nhân.

Ở Singapore có hai loại hình hịa giải chủ yếu là hòa giải gắn với Tòa án (court-annexed mediation) và hòa giải tư (private mediation). Hòa giải gắn với Tòa án là hình thức hịa giải được tiến hành sau khi các bên đã bắt đầu q trình tố tụng tại Tịa án. Loại hình hịa giải này chủ yếu được thực hiện tại các Tòa án cấp dưới (Subordinate Courts) và được điều phối bởi Trung tâm Giải quyết tranh chấp thay thế (Primary Dispute Resolution Centre - PDRC). Hòa giải tư ở Singapore chủ yếu được thực hiện bởi Trung tâm Hòa giải Singapore (SMC) - một tổ chức phi lợi nhuận thuộc Học viện Luật Singapore. Ngồi ra, ở Singapore cịn tồn tại loại hình hịa giải thứ ba, được tiến hành trong các cơ quan nhà nước và các tổ chức, hiệp hội, như các Trung tâm Hòa giải cộng đồng, Hiệp hội Người tiêu dùng Singapore.

Mới đây, các Tòa án quốc gia đã thành lập Trung tâm giải quyết tranh chấp đóng vai trị là trung tâm ADR Tịa án một cửa, cung cấp các dịch vụ ADR tổng hợp cho các loại tranh chấp khác nhau được gửi tới Tòa án. Trung tâm này hiện nay đang đa dạng hóa đội ngũ Hòa giải viên để bao gồm cả

những người có kiến thức chun mơn về một lĩnh vực cụ thể và để ghi nhận sự quan tâm hoặc lĩnh vực chun mơn cụ thể của họ [28]. Hầu hết Hịa giải viên Tòa án sẽ được đào tạo cả về luật và hòa giải, trong khi những người khác có thể được đào tạo về hịa giải và chun mơn khác. Từ đội ngũ Hòa giải viên đa dạng này, mỗi vụ việc có thể chọn được Hịa giải viên phù hợp để tối ưu hóa việc sử dụng các nguồn lực tư pháp khan hiếm và nâng cao năng lực của Tòa án để cung cấp hòa giải cho nhiều vụ việc hơn mà vẫn giữ được chất lượng cao.

Thêm vào đó, bên cạnh việc phát triển các chương trình hịa giải Tịa án, Tịa án quốc gia hiện đang tìm cách hỗ trợ phát triển các dịch vụ hịa giải bên ngồi Tịa án. Để làm được điều này, Tòa án quốc gia đã và đang hợp tác với những người và đơn vị cung cấp hòa giải khác để giải quyết những vụ việc phù hợp thơng qua hịa giải ngồi Tịa án. Tịa án quốc gia đã phối hợp với Hội luật gia Singapore và Trung tâm công lý cộng đồng để xây dựng đề án với tên gọi Dự án Công lý sơ cấp. Theo đề án này, các dịch vụ pháp lý cơ bản sẽ được cung cấp với mức phí cố định bởi một nhóm luật sư là những người sẽ đánh giá vụ việc về mức độ phù hợp đối với ADR, bao gồm cả hòa giải, và chuyển vụ án tới những chương trình hịa giải phù hợp với mục tiêu giải quyết vụ việc mà không cần đến thủ tục tố tụng.

Một thay đổi mới đây trong mơ hình cơng lý là việc đưa vào áp dụng các mức phí ADR Tịa án đối với việc khiếu kiện dân sự có giá ngạch lớn. Như vậy để hỗ trợ sự phát triển của hòa giải tư nhân và giúp người dân nhận biết được giá trị của hòa giải là một dịch vụ chuyên nghiệp. Các bên trong khiếu kiện có giá ngạch từ 60,000 đến 250,000 đơ la Singapore mà lựa chọn sử dụng ADR của Tịa án thì mỗi bên sẽ phải trả một mức phí cố định cho Tịa án [29]. Tất cả những khiếu kiện khác vẫn sẽ được cung cấp dịch vụ ADR Tịa án miễn phí.

Tiêu chuẩn hịa giải: Tất cả Hòa giải viên Tòa án, bao gồm Thẩm phán, cán bộ Tịa án và Hịa giải viên tình nguyện đều bị ràng buộc bởi Bộ

quy tắc đạo đức và các nguyên tắc cơ bản về hòa giải Tòa án của Tòa án quốc gia và được hướng dẫn bởi Tun bố Cơng lý của Tịa án quốc gia [34]. Bộ quy tắc nêu rõ sứ mệnh của Tòa án quốc gia là "giúp người sử dụng Tòa án giải quyết những khác biệt của họ thông qua việc cùng giải quyết vấn đề trong một mơi trường khơng đối đầu". Nó cịn nêu rõ những giá trị chung giúp

định hình việc tiến hành hịa giải, ví dụ như cơng bằng; khả năng tiếp cận; tính độc lập, vơ tư và liêm chính; và khả năng đáp ứng. Những giá trị củng cố cho hòa giải Tòa án còn bao gồm sự tơn trọng và trao quyền. Hịa giải viên cũng được hướng dẫn bởi hướng dẫn của Tịa án về Thơng lệ hịa giải tốt nhất. Tài liệu nội bộ này đề ra những bước rõ ràng trong mỗi giai đoạn hịa giải, với các thơng lệ được khuyến nghị và lưu ý về những thơng lệ mang tính rủi ro.

Về kết quả hòa giải: Để đảm bảo khả năng thi hành của những thỏa thuận đạt được sau khi hòa giải tại Tòa, các điều khoản trong thỏa thuận được ghi lại trước một Thẩm phán tại Tịa. Thơng thường, trong thỏa thuận sẽ có một điều khoản quy định rằng nếu một bên không thực hiện nghĩa vụ trong thỏa thuận thì bên cịn lại có quyền đề nghị Tòa án ban hành lệnh yêu cầu thi hành thỏa thuận ngay lập tức.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hòa giải tranh chấp dân sự ở Việt Nam (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)