Công cuộc cải cách tư pháp trong những năm qua đã được Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm nhằm xây dựng nhà nước ta trở thành nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Xuất phát từ ý nghĩa quan trọng của cơng tác hịa giải, Nghị quyết số 49-NQ/TW đề ra nhiệm vụ: "Khuyến khích việc giải quyết một số tranh chấp thơng qua thương lượng, hịa giải, trọng tài". Để tiếp tục thực hiện nhiệm vụ đó, cần có những thay đổi trong cơng tác hịa giải.
Một là, tổ chức công tác giải quyết các vụ án dân sự theo tinh thần
mới. Với các vụ án này, công lý không chỉ đơn giản là việc tuyên ai thắng, ai thua, mà quan trọng là tìm ra được phương án phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh và nguyện vọng thực sự của hai bên, để cả hai bên cùng thắng. Do đó, hịa giải phải là hướng ưu tiên để quyết liệt triển khai thực hiện. Đây chính là thước đo sự tiến bộ của nền tư pháp.
Hai là, ghi nhận hòa giải dân sự như là một phương thức giải quyết
tranh chấp độc lập, với các quy phạm về tố tụng hòa giải, với phạm vi điều chỉnh là các vụ việc dân sự, hơn nhân và gia đình, kinh doanh thương mại, lao động (dân sự theo nghĩa rộng) chứ không chỉ là các tranh chấp dân sự theo nghĩa hẹp. Quy định này nhằm tạo lập sự đồng bộ trong hệ thống pháp luật, sự tương thích, gắn kết với các quy định về tố tụng để Tịa án cơng nhận kết quả hịa giải chứ khơng xây dựng các quy định về hịa giải theo hướng từng lĩnh vực sẽ có quy định về hịa giải riêng cho lĩnh vực đó. Bên cạnh đó, vì tính mềm dẻo trong hoạt động hịa giải nên khơng giới hạn thẩm quyền hịa giải theo lãnh thổ. Cần quy định các bên có quyền lựa chọn bất kỳ trung tâm hịa giải nào miễn sao có được sự thuận lợi nhất cho các bên. Mặc dù vậy, ghi nhận hòa giải dân sự như là một phương thức giải quyết tranh chấp và xây dựng pháp luật hòa giải vụ việc dân sự như là pháp luật về tố tụng hòa giải nhưng khơng đồng nghĩa kết quả hịa giải lại được xem như phán quyết của Tịa án, vì chỉ có Tịa án mới là cơ quan xét xử và thực hiện quyền tư pháp nên đối với kết quả hòa giải muốn được Nhà nước bảo đảm thi hành thì phải được Tịa án cơng nhận.
Ba là, chú trọng hồn thiện việc xây dựng Luật Hịa giải, đối thoại tại
Tòa án và nâng cao hiệu quả hoạt động của hòa giải tại Trung tâm hòa giải tại Tòa án. Bởi lẽ, tăng cường hòa giải, đối thoại là một trong những định hướng để đạt được các mục tiêu trong nhiều lĩnh vực thể hiện tại các Nghị quyết khác nhau của Đảng và Nhà nước, như: Nghị quyết số 48-NQ/TW, Nghị quyết số 49-NQ/TW của Bộ Chính trị, Nghị quyết số 37/2012/QH13 của Quốc hội; Nghị quyết số 25-NQ/TW, Nghị quyết số 10-NQ/TW, Nghị quyết số 11-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương. Xuyên suốt những văn bản này là chủ trương, định hướng và các giải pháp để khuyến khích giải quyết một số tranh chấp thơng qua thương lượng, hịa giải, trọng tài.
Nhằm tạo ra bước trong cải cách đột phá trong giải quyết tranh chấp dân sự, khiếu kiện hành chính, TANDTC đã đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc
hội xem xét, báo cáo Quốc hội cho bổ sung dự án Luật Hòa giải, đối thoại tại Tịa án vào chương trình xây dựng Luật, Pháp lệnh của Quốc hội năm 2019 để Quốc hội xem xét, cho ý kiến đối với dự án Luật này tại kỳ họp dự kiến tháng 5-2019 và xem xét, thông qua tại kỳ họp dự kiến tháng 10-2019. Mục tiêu của Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án là khuyến khích các bên sử dụng hịa giải, đối thoại; giúp các bên có thêm lựa chọn để giải quyết tranh chấp; khắc phục những hạn chế, vướng mắc của các phương thức hịa giải, đối thoại hiện có; giải quyết nhanh chóng, triệt để, hiệu quả các tranh chấp; tăng tỷ lệ hòa giải, đối thoại thành, giảm số lượng các vụ án phải giải quyết bằng hình thức mở phiên tòa xét xử; tạo thuận lợi cho việc thi hành kết quả hòa giải, đối thoại thành tại Tịa án; gìn giữ sự đồn kết trong nhân dân, vì mục tiêu phát triển ổn định, lâu dài. Việc xây dựng Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án phải bảo đảm nguyên tắc về cải cách tư pháp, cải cách hành chính như không làm tăng bộ máy, tổ chức, biên chế của Tòa án nhân dân, thu hút sự tham gia của các nguồn lực trong xã hội trong giải quyết tranh chấp, khiếu kiện; trình tự, thủ tục hòa giải, đối thoại đơn giản; bảo đảm kết quả hòa giải, đối thoại tại Tòa án được Tòa án cơng nhận có hiệu lực pháp luật phải được thi hành, việc xét xử là phương thức giải quyết tranh chấp được sử dụng cuối cùng nếu việc hòa giải, đối thoại tại Tịa án khơng thành; tham khảo có chọn lọc kinh nghiệm, pháp luật nước ngồi về hịa giải, đối thoại. Phạm vi hòa giải, đối thoại theo Luật này được thực hiện đối với các tranh chấp dân sự, khiếu kiện hành chính; u cầu cơng nhận thuận tình ly hơn, thỏa thuận ni con, chia tài sản khi ly hôn thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án hoặc các mâu thuẫn, tranh chấp dân sự, hành chính do một hoặc các bên yêu cầu Tòa án hòa giải, đối thoại. Hoạt động hòa giải, đối thoại theo pháp luật TTDS, pháp luật tố tụng hành chính khơng thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật này. Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án sẽ xác định tiêu chuẩn Hòa giải viên, Đối thoại viên để bảo đảm lựa chọn được đội ngũ nhân lực có năng lực, trình độ, uy tín, tạo niềm tin
cho xã hội. Tùy từng điều kiện, đặc điểm của từng địa phương mà nơi nào có nhu cầu, đủ điều kiện thì thành lập Trung tâm hịa giải, đối thoại tại Tòa án. Việc quản lý Trung tâm do lãnh đạo hoặc Thẩm phán Tòa án thực hiện kiêm nhiệm. Những địa phương không thành lập Trung tâm thì mỗi Tịa án nhân dân cấp huyện, cấp tỉnh có danh sách Hòa giải viên, Đối thoại viên để thực hiện việc hòa giải, đối thoại tại Tòa án. Tịa án phân cơng luân phiên một Thẩm phán để điều phối, tổ chức hoạt động, hỗ trợ Hòa giải viên, Đối thoại viên. Trình tự, thủ tục hịa giải, đối thoại thuận tiện, linh hoạt, bảo đảm bí mật thơng tin. Thủ tục cơng nhận kết quả hịa giải, đối thoại tại Tòa án đơn giản, hiệu lực cao, đáp ứng yêu cầu bảo vệ nhanh quyền, lợi ích của các bên.
Mở rộng thêm nhiều Trung tâm hòa giải tại các địa phương trên cả nước. Trung tâm hòa giải và Tòa án sẽ bổ trợ cho nhau trong quá trình hoạt động.
Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước; sự quan tâm, ủng hộ của cấp ủy, chính quyền các cấp và thu hút sự tham gia của nhân dân vào hoạt động hòa giải, đối thoại tại Tòa án: Xây dựng đất nước phát triển, ổn định lâu dài là trách nhiệm của tồn bộ hệ thống chính trị, của cả Đảng, Nhà nước và nhân dân; mỗi cơ quan, tổ chức, cá nhân đều phải đóng góp thực hiện trách nhiệm này. Lịch sử xây dựng và bảo vệ đất nước đã cho thấy mọi thắng lợi, thành tích mà nhân dân ta đã đạt được trong bất kỳ lĩnh vực nào đều khơng tách rời sự lãnh đạo của Đảng; vai trị lãnh đạo của Đảng đã được khẳng định cả trong lý luận và thực tiễn; yêu cầu về đổi mới, tăng cường hòa giải, đối thoại đã, đang và tiếp tục cần sự quan tâm, chỉ đạo quyết liệt của Đảng, sự ủng hộ của cấp ủy, chính quyền địa phương các cấp và nhân dân. Sự tham gia của nhân dân vào hoạt động hịa giải khơng chỉ thể hiện ở sự đóng góp bằng nhân lực chất lượng cao từ xã hội tham gia làm Hòa giải viên, Đối thoại viên, mà còn là sự mạnh dạn đặt niềm tin của tổ chức, cá nhân vào việc giải quyết tranh chấp thơng qua hịa giải, đối thoại tại Tịa án. Nhân dân có tham gia giải quyết tranh chấp bằng hòa giải, đối thoại tại Tịa án thì mơ hình này mới có cơ
hội để thực hành, rút kinh nghiệm và phát triển. Kết quả thí điểm tại thành phố Hải Phòng là minh chứng rất rõ về tác dụng từ sự chỉ đạo, ủng hộ của cấp ủy, chính quyền các cấp và niềm tin của nhân dân vào mơ hình này.
Đầu tư nguồn lực của Nhà nước vào hoạt động hòa giải, đối thoại tại Tòa án: Để thực hiện hòa giải, đối thoại tại Tòa án theo dự án Luật này trên phạm vi cả nước, bên cạnh việc xã hội hóa bằng cách tăng cường huy động nguồn nhân lực khơng nằm trong biên chế nhà nước, thì Nhà nước phải có sự đầu tư cơ sở vật chất, bồi dưỡng chun mơn, nghiệp vụ cho Hịa giải viên, Đối thoại viên và một khoản chi nhỏ khi hịa giải thành, đối thoại thành. Mơ hình này được thực hiện sẽ sử dụng hiệu quả nguồn ngân sách nhà nước đầu tư; tiết kiệm chi phí cho người dân và xã hội, ổn định của các quan hệ xã hội - đây cũng là mục tiêu phát triển của văn minh nhân loại.