Hòa giải tại Hàn Quốc được xem là một phương thức giải quyết tranh chấp thay thế (ADR). Tùy theo chủ thể phụ trách hoặc cách thức tiến hành mà ADR được phân loại thành ADR dưới hình thức tư pháp, ADR dưới hình thức hành chính, ADR dưới hình thức tư nhân [30]. ADR dưới hình thức tư pháp là ADR được tiến hành tại Tịa án hoặc thơng qua Tịa án. ADR dưới hình thức hành chính là việc giải quyết tranh chấp tại từng hội đồng, ủy ban được bố trí tại chính phủ hoặc cơ quan trực thuộc chính phủ. ADR dưới hình thức tư nhân là việc các cơ quan, tổ chức thuộc lĩnh vực tư nhân hoặc cá nhân thử giải quyết tranh chấp. Ở Hàn Quốc, ADR dưới hình thức tư nhân vẫn chưa phát triển. Hàn Quốc chủ yếu thực hiện ADR dưới hình thức hành chính và ADR dưới hình thức tư pháp.
Hàn Quốc thực hiện cả "chế định hòa giải phụ thuộc vào Tòa án" và chế định hịa giải liên kết ngồi Tịa án (ADR phụ thuộc vào Tòa án - được tiến hành trong Tòa án và ADR liên kết ngồi Tịa án - được tiến hành bên ngồi Tịa án thơng qua Tòa án). Chế định hịa giải khơng được quy định trong Luật TTDS mà được quy định trong Luật hòa giải tư pháp tranh chấp dân sự.
- Về phạm vi hòa giải theo Luật hòa giải tư pháp tranh chấp dân sự bao gồm: yêu cầu hòa giải của đương sự và quyết định đưa ra hòa giải của HĐXX.
- Về chủ thể tiến hành hòa giải:
Thẩm phán phụ trách hòa giải: quản lý tồn bộ vụ án u cầu hịa giải và vụ án được HĐXX chuyển cho Thẩm phán phụ trách hòa giải để đưa ra hòa giải. Thẩm phán phụ trách hịa giải xử lý các cơng việc như: Thành lập ban hòa giải và quyết định phương thức hoạt động của ban hòa giải; phân cơng vụ việc hịa giải; khuyến khích đưa vụ án ra hịa giải và quản lý vụ án được đưa ra hịa giải; chỉ đạo, giám sát cơng việc hỗ trợ cần thiết cho cơng tác hịa giải phù hợp; bồi dưỡng Hòa giải viên; lập và thực hiện kế hoạch đẩy mạnh thủ tục hịa giải; báo cáo liên quan đến cơng tác hịa giải; các công việc cần thiết khác để đẩy mạnh thủ tục hịa giải. Trong q trình xử lý cơng tác hịa giải, ngồi Thẩm phán phụ trách hòa giải, vai trị hỗ trợ cơng việc cho Thẩm phán phụ trách hòa giải của cán bộ Tòa án cũng rất quan trọng. Chánh án Tòa án chỉ đạo cán bộ Tòa án phụ trách hịa giải chỉ chun trách cơng tác hịa giải trong phạm vi có thể nhằm hỗ trợ quản lý vụ việc hòa giải một cách tích cực.
Ban hịa giải: Hịa giải bởi ban hòa giải là phương thức tiến hành hòa giải bởi ban hòa giải được thành lập gồm trưởng ban hịa giải và hai Hịa giải viên trở lên. Thơng thường, một Hòa giải viên là luật sư và một Hịa giải viên khơng phải là luật sư. Hịa giải viên được Chánh án Tòa án các cấp lựa chọn trong số những người phù hợp trong khu vực thẩm quyền.
Gần đây, hịa giải theo hình thức "Phương thức tiến hành hịa giải bởi một Hòa giải viên" đang được thực hiện độc lập với hòa giải bởi ban hòa giải. Phương thức tiến hành hịa giải bởi một Hịa giải viên là hình thức Hịa giải viên hỗ trợ công việc cho Thẩm phán phụ trách hòa giải chứ khơng phải là hình thức chế định hịa giải độc lập. Tuy nhiên trên thực tế, chế định này có ý nghĩa ở điểm Hịa giải viên khơng phải là Thẩm phán chủ động tiến hành thủ tục hòa giải.
Hòa giải viên thường trực là Hịa giải viên có quyền hạn giải quyết các vụ việc hòa giải như Thẩm phán phụ trách hịa giải. Khác với Hịa giải viên thơng thường là Hòa giải viên làm việc ở một ngành nghề khác và chỉ đến Tòa án để giải quyết vụ việc hịa giải mỗi khi có vụ việc hịa giải. Cùng với việc thực hiện chế định Hòa giải viên thường trực, Tòa án các cấp đã thành lập trung tâm hòa giải là nơi các Hòa giải viên thường trực làm việc nhằm xử lý hiệu quả cơng việc hịa giải.
Hòa giải viên phụ trách là Hòa giải viên đến tòa làm việc theo các thứ trong tuần hoặc hai đến ba ngày một tuần và thực hiện cơng tác hịa giải. Hiện tại, tất cả mọi Tòa án ở Hàn Quốc đang thực hiện chế định này. Hòa giải viên phụ trách đảm bảo tính liên tục của cơng việc thơng qua cơng tác định kỳ tại Tòa án, nhận ủy thác tiến hành cơng việc từ Thẩm phán phụ trách hịa giải và tiến hành thủ tục hòa giải theo phương thức tiến hành hòa giải bởi một Hòa giải viên trên thực tế. Khác với Hòa giải viên thường trực, Hòa giải viên phụ trách khơng có quyền hạn thực hiện thủ tục hịa giải một cách độc lập.
- Trình tự, thủ tục hịa giải:
+ Bắt đầu thủ tục hòa giải: Vụ án yêu cầu hòa giải: khi vụ án được tiếp nhận, Thẩm phán phụ trách hòa giải phân loại vụ án theo nội dung của vụ án rồi phân loại vụ việc hòa giải mà bản thân trực tiếp giải quyết và vụ án Hòa giải viên thường trực giải quyết.
Vụ án được đưa ra hòa giải: vụ án mà HĐXX nếu thấy cần thiết quyết định đưa ra hịa giải trong q trình giải quyết rồi tiến hành thủ tục hòa giải.
Quyết định của HĐXX không cần có sự đồng ý của đương sự. Đây cũng là quy định khuyến khích, tạo cơ hội để được hịa giải, nhờ đó mà số vụ việc hịa giải tăng mạnh. Khơng có quy định, tiêu chuẩn, nguyên tắc nào để lựa chọn vụ án đưa ra hòa giải. Các yếu tố thường được xem xét, đánh giá như tỷ lệ hịa giải thành loại hình vụ án, nội dung vụ án, ý chí của đương sự, mối quan hệ giữa các đương sự…
+ Tiến hành hòa giải: Trong số những vụ án yêu cầu hòa giải và vụ án được đưa ra hòa giải, vụ án do Thẩm phán phụ trách hòa giải giải quyết được tiến hành theo: hình thức Thẩm phán phụ trách hòa giải trực tiếp tiến hành hịa giải; hình thức Hịa giải viên thường trực trực tiếp tiến hành hịa giải; hình thức ban hịa giải tiến hành thủ tục hòa giải; phương thức tiến hành hòa giải bởi một Hòa giải viên mà Hòa giải viên phụ trách hoặc Hòa giải viên tiến hành thủ tục hòa giải trên thực tế; hịa giải liên kết ngồi Tịa án do cơ quan giải quyết tranh chấp bên ngồi tiến hành thủ tục hịa giải trên thực tế. Thẩm phán phụ trách hòa giải hoặc HĐXX quyết định tiến hành hòa giải theo phương thức nào.
+ Kết thúc hòa giải: Trường hợp vụ án không phù hợp với hòa giải hoặc trường hợp đương sự yêu cầu hịa giải với mục đích khơng chính đáng, Thẩm phán phụ trách hịa giải có thể kết thúc vụ án bằng "Quyết định khơng tiến hành hòa giải". Trường hợp khi các đương sự đạt được thỏa thuận, nội dung đó được viết vào biên bản và cùng lúc đó thủ tục hòa giải kết thúc. Trường hợp các đương sự không đạt được thỏa thuận, người hòa giải như Thẩm phán phụ trách hịa giải có thể kết thúc vụ án bằng "Quyết định thay cho hòa giải" hoặc hịa giải khơng thành. Nếu kết thúc bằng hịa giải khơng thành thì thủ tục hịa giải kết thúc.