sự tại Việt Nam
Trong suốt chiều dài lịch sử Việt Nam, phương thức hịa giải ln tồn tại với các cộng đồng người Việt và trở thành một trong những thiết chế truyền thống để giải quyết các tranh chấp. Ngay từ thời phong kiến, với đặc điểm của quốc gia thuần nông, các quan hệ pháp luật dân sự, thương mại không thực sự phát triển, các quy định về pháp luật dân sự chỉ là một bộ phận
trong một đạo luật chung của triều đình với các quy định pháp luật hình sự đóng vai trị chủ đạo. Tuy nhiên, các quy định về hịa giải đã hình thành, điển hình là trong Quốc triều Hình luật (Bộ luật Hồng Đức) - Điều 672 của Bộ luật này quy định ở cấp xã, xã quan xử những vụ tranh chấp nhỏ nhặt trong làng xã với mục đích nhằm hịa giải giữa các đương sự, giảm bớt các vụ kiện tụng, loại bớt gánh nặng cho các quan chức cấp trên. Trong Bộ luật Gia Long (thời Nguyễn) cũng quy định buộc cấp xã giải quyết các vụ việc nhỏ, các tranh chấp xích mích giữa các bên bằng hịa giải. Bên cạnh các quy định trong pháp luật của triều đình, lệ làng, hương ước cũng có nhiều quy định về hịa giải phù hợp với tâm lý, tình cảm, với truyền thống trọng tình, trọng đức, trọng văn trong văn hóa của người Việt để giải quyết các tranh chấp dựa trên sự tự nguyện, hợp tác và thiện chí giữa các bên mà khơng sử dụng quyền lực để áp đặt với nhau.
Sau Cách mạng tháng Tám thành cơng, thể lệ hịa giải cũng được giữ lại và cũng được coi là một giai đoạn tố tụng bắt buộc. Nghiên cứu quá trình hình thành và phát triển của hoạt động hòa giải vụ án dân sự trong quá trình xây dựng Nhà nước và pháp luật Việt Nam có thể thấy được vị trí và tầm quan trọng của hịa giải trong q trình giải quyết các vụ án dân sự. Cuộc cải cách Tư pháp lần thứ nhất bắt đầu với việc lập hội đồng hịa giải ở cấp huyện và sau đó là việc ban hành các Sắc lệnh, Thông tư quy định về vấn đề hòa giải trong TTDS. Văn bản pháp luật đầu tiên tại Việt Nam quy định về hòa giải là Sắc lệnh số 13 về tổ chức Tòa án ngày 21/01/1946, quy định: "Ban tư pháp xã có quyền hòa giải tất cả các vụ việc dân sự và thương mại. Nếu hòa giải được Ban tư pháp xã có thể lập biên bản hịa giải có các ủy viên và những đương sự ký". Khi nước ta bước vào thời kỳ đổi mới với sự phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần có sự quản lý của Nhà nước, các quan hệ xã hội ngày càng đa dạng và phức tạp hơn trước, nhu cầu giải quyết nhanh chóng, kịp thời và đúng pháp luật các tranh chấp dân sự là cần thiết. Việc giải quyết các tranh
chấp, yêu cầu dân sự cần thiết phải được điều chỉnh bằng một văn bản thống nhất và có hiệu lực pháp lý cao. Trước yêu cầu đó, Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án dân sự đã được Hội đồng Nhà nước thông qua ngày 29/11/1989 và có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/1990. Đây là văn bản pháp luật TTDS có hiệu lực pháp lý cao nhất từ trước tới bấy giờ. Tại Điều 43, Điều 44 Pháp lệnh đã quy định về hòa giải và thủ tục hòa giải. Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án dân sự và các hướng dẫn việc thực hiện các quy định về hòa giải trong Pháp lệnh này đã tạo thành khung pháp lý quan trọng trong pháp luật TTDS nhằm điều chỉnh các quan hệ phát sinh trong q trình hịa giải các vụ án dân sự.
Trong giai đoạn xây dựng đất nước, sự ra đời của BLTTDS 2005 cũng như BLTTDS 2015 là sự kiện quan trọng trong đời sống pháp luật Việt Nam, đánh dấu những bước phát triển của pháp luật TTDS. Ngồi ra, Luật hịa giải ở cơ sở 2013, Nghị định số 22/2017/NĐ-CP ngày 24/02/2017 của Chính phủ về hòa giải thương mại, Hòa giải giữa tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ và người tiêu dùng theo quy định của Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng... là những văn bản pháp luật được cập nhật để giúp cho hoạt động hòa giải được tốt hơn. Với chủ trương khuyến khích việc giải quyết tranh chấp thông qua thương lượng, hòa giải, các nhà làm luật đã rất chú trọng trong việc quy định các điều khoản về hòa giải theo hướng quy định chi tiết, cụ thể và mở rộng hơn, đồng thời luôn đảm bảo nguyên tắc tôn trọng quyền tự định đoạt của đương sự. Như vậy, có thể thấy hòa giải là một hoạt động được thực hiện xuyên suốt quá trình tố tụng giải quyết vụ án dân sự.
Tiểu kết chƣơng 1
Tại Chương 1, tác giả đã tập trung phân tích một số vấn đề lý luận về hòa giải tranh chấp dân sự như khái niệm, phân loại, đặc điểm, ý nghĩa của hòa giải tranh chấp dân sự (tập trung vào ba loại hình hịa giải đó là: Hịa giải tại Tòa án, Hòa giải tại Trung tâm hòa giải tại Tòa án và Hòa giải ở cơ sở).
Việc phân tích này đã góp phần khẳng định sự cần thiết và ý nghĩa quan trọng của hoạt động hòa giải tranh chấp dân sự hiện nay. Đồng thời, trong chương này, tác giả cũng đã nêu ra kinh nghiệm về hòa giải của một số nước trên thế giới, từ đó rút ra một số kinh nghiệm nên áp dụng tại Việt Nam như: cần sớm ban hành Luật Hịa giải nhằm đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất của hệ thống pháp luật; Mở rộng thêm nhiều Trung tâm hịa giải tại Tịa án, ngồi tố tụng giảm bớt áp lực cho hệ thống Tòa án khi giải quyết các tranh chấp dân sự; Cần có sự kết nối giữa hòa giải tại tịa án và các hình thức hịa giải khác, phạm vi ứng dụng và chức năng của Phương thức giải quyết tranh chấp thay thế (ADR) cần được mở rộng và việc đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ cho Hịa giải viên là rất quan trọng, cần có chương trình, tài liệu cụ thể cho từng đối tượng làm cơng tác hịa giải, bảo đảm sự tương thích giữa tính chất phức tạp của các tranh chấp ngày càng tăng với trình độ của Hịa giải viên. Ngoài ra, việc nghiên cứu những vấn đề này sẽ giúp cho chúng ta có một cái nhìn tồn diện và sâu sắc hơn khi nghiên cứu pháp luật hiện hành về hòa giải tranh chấp dân sự. Những nội dung được trình bày trong Chương 1 sẽ là cơ sở, tiền đề cho việc phân tích, đánh giá luật thực định, thực tiễn thực hiện hòa giải tranh chấp dân sự và đề xuất các kiến nghị nhằm hoàn thiện và bảo đảm thực hiện có hiệu quả hoạt động này.
Chƣơng 2