Áp dụng biện pháp trung gian hòa giải

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Áp dụng nguyên tắc hòa bình giải quyết tranh chấp quốc tế và vấn đề tranh chấp ở biển Đông 07 (Trang 91)

3.5. ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP

3.5.2. Áp dụng biện pháp trung gian hòa giải

Trước hết, nhận xét về quan hệ quốc tế, Trung Quốc là một nước lớn với tư tưởng bành trướng. Đặc biệt, “Thể chế triều cống” suốt thời kỳ dài của lịch sử Trung Quốc đã bồi dưỡng một ý thức hệ về một quốc gia trung tâm. Do đó, Trung Quốc cố gắng xây dựng hình tượng về một nước lớn. Mặt khác, theo kết cấu quyền lực quốc tếthì những quốc gia nằm ở đỉnh chóp của nó phải phụ trách trật tự thế giới. Điều này đối với ý nghĩ chủ quan của Trung Quốc, ở khu vực Bắc Mỹ có thể chế do Mỹ chủ đạo, ở Châu Âu có Liên Minh Châu Âu với sự tham gia bình đẳng các quốc gia thành viên, thì ở Châu Á phải do Trung Quốc giữ vị trí chủ đạo để nhằm xây dựng sự ảnh hưởng và thiết lập nên cơ chế đối trọng của kết cấu quyền lực quốc tế. Vì vậy, đặt ở mức độ so sánh các cường quốc giữ vai trò chủ đạo của thế giới với nhau thì không có quốc gia nào ở trên Trung Quốc mà nằm ở vị trí cân bằng.

Xét về cơ chế thực hiện của biện pháp trung gian và hòa giải thì đây là một biện pháp giải quyết tranh chấp với sự tham gia vào trong quan hệ tranh chấp của một bên thứ ba có uy tín trên trường quốc tế. Điểm khác nhau của trung gian và hòa giải là sự xen sâu vào trong quá trình giải quyết tranh chấp. Còn về mặt bản chất đều giống nhau, đó là bên thứ ba phải có trọng lượng uy tín và sức mạnh vượt trội so với các bên còn lại, vì suy đến cùng thì tranh chấp được giải quyết là nhờ vào sự hiện diện của bên thứ ba. Như vậy, ứng dụng vào lập luận đầu tiên ở đầu tiểu mục, giải quyết tranh chấp Biển Đông giữa ASEAN với Trung Quốc hoặc một quốc gia trong khối ASEAN với Trung Quốc bằng biện pháp trung gian và hòa giải sẽ không thực hiện được. Vì sẽ không có một bên thứ ba nào đáp ứng được uy tín vượt trội và khả năng cưỡng chế các bên khi tiến hành trung gian và hòa giải. Mặt khác, biện pháp này muốn thực thi phải xuất phát từ cơ chế thỏa thuận giữa các bên, sự từ chối của Trung Quốc vì những suy tính lợi ích sẽ làm cản trở khả năng thực thi.

Như vậy, sự phân tích trên đây đã chứng minh không thể giải quyết tranh chấp Biển Đông bằng biện pháp trung gian và hòa giải trong mối quan hệ ASEAN với Trung Quốc hoặc một quốc gia thành viên ASEAN với Trung Quốc.

Tuy vậy, biện pháp trung gian hòa giải có thể được áp dụng để giải quyết giữa các nước trong khối Asean với nhau. Thể hiện qua một số nội dung sau:

Với sự ghi nhận của Hiến Chương ASEAN về việc giải quyết các tranh chấp trong nội bộ được quy định đầu tiên trong các nguyên tắc và cụ thể tại Điều 23, đặc biệt ghi nhận vai trò của tổ chức ASEAN như một bên thứ hoặc hòa giải, trung gian. Về mặt thực tế, các xung đột trong khối ASEAN ngày càng được hạn chế và đứng trước thách của Trung Quốc đối với vùng Biển chung của khu vực đã tạo điều kiện cho các quốc gia trong khối ASEAN xây dựng sự gắn kết. Do đó, về mặt ý chí lợi ích, các quốc gia này sẽ cố gắng thiết lập những ý chí chung. Điều này là hợp với xu thế hiện đại, khi các mô hình về những thể chế chung trong từng khu vực ngày càng tỏ ra có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy kinh tế, tiến bộ và văn minh. Ở khía cạnh khác, môi trường Biển Đông là một tuyến đường thông thương của hàng hải quốc tế có vị trí cực kì quan trọng, điều này đã thôi thúc các cường quốc có lợi ích ở Biển Đông tham gia vào mối quan hệ chặt chẽ với ASEAN. Điều này đã mang lại cho các bên một bên thứ ba có đầy đủ uy tín và sức mạnh vượt trội, như Mỹ, Nga, Ấn Độ và vai trò trung tâm của tổ chức ASEAN. Từ những phân tích này, các điều kiện để tiến hành biện trung gian hay hòa giải giữa các quốc gia trong khối ASEAN có khả năng thực hiện rất cao, đó là đáp ứng được điều kiện quan hệ quốc tế và cơ chế thực hiện biện pháp.

Vấn đề cuối cùng, nếu áp dụng loại hình biện pháp này thì sẽ áp dụng biện pháp nào. Hay nói cách khác, bên thứ ba khi tham gia vào giải quyết tranh chấp Biển Đông trong mối quan hệ giữa các quốc gia ASEAN sẽ là bên nào theo từng biện pháp.

ASEAN cần đến một thể chế chung cho cả khu vực, vì thế ảnh hưởng đến lợi ích của một quốc gia nào đó đều là hệ lụy kéo theo cho cả khối ASEAN dù ít hay nhiều. Do đó, bên thứ ba đã được định hình là vai trò của tổ chức ASEAN và một cường quốc có cùng lợi ích trên Biển Đông hướng vào mối quan hệ tốt đẹp của khối ASEAN. Mặt khác, tranh chấp Biển Đông giữa các quốc gia trong ASEAN với nhau tuy không xảy ra các tình huống nghiêm trọng, nhưng thực tế cũng đã cho thấy vẫn còn nhưng khác biệt về lợi ích và quan điểm. Vì vậy, để xóa bỏ rào cản này và

xây dựng ASEAN thành đối trọng trong quan hệ tương quan lực lượng giữa ASEAN và Trung Quốc, thì biện pháp hòa giải được áp dụng một cách ưu tiên và thể hiện những kết quả chắc chắn hơn.

Vì biện pháp hòa giải, bên thứ ba sẽ tham gia sâu vào giải quyết tranh chấp và không vì lợi ích chủ quan của mình để có thể đưa ra những dự thảo hoặc phương hướng giải quyết phù hợp. Điều này rất có giá trị đối với tranh chấp vì yêu cầu minh bạch, công khai và thực thi biện pháp. Do đó, bên thứ ba được lựa chọn là tổ chức ASEAN mà trong kì hạn của mình thì quốc gia giữ vai trò chủ tịch không có yêu cầu lợi ích nghiêng hẳn về bên nào.

Tuy nhiên, lập luận này có thể bị phá vỡ, đó là sự cũng cố những yêu sách của các bên trên các cấu trúc địa lý đã được nắm giữ; mà bản chất của hòa giải là “cho và nhận”, không một quốc gia nào lại từ bỏ lãnh thổ chủ quyền của mình hay thậm chí thỏa hiệp về vấn đề chủ quyền. Vì thế biện pháp hòa giải khó lòng xây dựng được sự tiếp nhận.

Biện pháp trung gian về lý thuyết có thể áp dụng được đối với mối quan hệ tranh chấp ASEAN khi chọn bên thứ ba là tổ chức ASEAN, mặc dù giữa vấn đề giải quyết thành công đối với biện pháp hòa giải thì lợi ích cần thiết mang lại chưa thể hiện trọn vẹn. Vì điều cần thiết đó là gia tăng trách nhiệm và lợi ích trên Biển Đông của khối ASEAN đối với Trung Quốc, đặc điểm này thì biện pháp trung gian không bằng. Tuy nhiên, biện pháp này có khả năng được tiếp nhận, vì cơ hội thể hiện lập trường được đề cao. Vậy, nếu bên thứ ba là ASEAN thì nên lựa chọn biện pháp trung gian để tranh thủ sự tiếp nhận. Mặt khác về thực tế, biện pháp trung gian đối với bên thứ ba là cường quốc ngoài ASEAN thì vẫn đáp ứng được yêu cầu lợi ích khách quan của tranh chấp Biển Đông. Nhưng điểm nhấn mạnh, bên thứ ba ngoài ASEAN chỉ có thể là vai trò trung gian chứ không nên đóng vai trò hòa giải.

3.5.3. Biện pháp lấy ý kiến tƣ vấn của các tổ chức quốc tế

Với vai trò của Đại hội đồng Liên Hợp quốc là tổ chức quốc tế lớn nhất, do đó dùng kênh ngoại giao để tranh thủ dư luận là một điều tất yếu. Nhưng nhấn mạnh rằng, để yêu cầu Đại hội đồng giải quyết tranh chấp phải là một tranh chấp có ảnh

hưởng đến hòa bình thế giới, thực tế tranh chấp Biển Đông trong những phát ngôn ngoại giao của Trung Quốc luôn trấn an một sự hòa bình và ổn định, do đó Việt Nam khó có thể yêu cầu Đại hội đồng giải quyết tranh chấp. Nhưng đặt vấn đề tranh chấp Biển Đông trước Đại hội đồng và yêu cầu ý kiến tư vấn là giải pháp tốt nhất có thể tận dụng một tổ chức quốc tế lớn mạnh như Liên Hợp Quốc.

Để đạt thành công trong giải quyết tranh chấp. Việt Nam nên có một dư luận thế giới ủng hộ, thông qua vai trò của tổ chức quốc tế và cơ quan tài phán. Về hình thức, cơ quan tài phán chỉ tiếp nhận giải quyết tranh chấp khi có yêu cầu của các bên hoặc sự thừa nhận mặc nhiên về thẩm quyền trong các điều ước quốc tế. Vai trò trung lập của Tòa án không nghiêng về bên nào. Điều khó khăn là chưa có một biện pháp nào được đặt ra để Việt Nam thể hiện và trình bày các chứng cứ. Do đó, để xác định được yêu sách hợp pháp, công việc trước các đề nghị này là một ý kiến của ITLOS về tính pháp lý các yêu sách của Việt Nam trên Biển Đông. Công việc này là một biện pháp giúp đỡ Việt Nam cũng cố sự chắc chắn của lập trường. Liên quan đến Tòa án ICJ, cũng cần phải nhờ đến ý kiến tư vấn về tính hợp pháp các yêu sách của Việt Nam. Các án lệ của ICJ đã chứng minh các cơ sở luận chứng có tính khoa học của Việt Nam hoàn toàn có đủ căn cứ để đòi hỏi chủ quyền. Ví dụ, yêu sách của Việt Nam về chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là do sự khám phá và chiếm đóng liên tục mà không có bất kì sự phản đối nào, đó chính là sự chiếm hữu thực tế. Và trong phán quyết của ICJ về tranh chấp lãnh thổ giữa Tây Ban Nha, Morroco và Mauritania (1975) đã mở rộng một khái niệm rằng hành vi mặc nhiên chấp nhận hành động của phía bên kia trong một thời gian nhất định

(Estopel by acquiescence) là một căn cứ pháp luật quan trọng để xem xét yếu tố chủ quyền. Rõ ràng án lệ này đã chứng minh cho lập trường của Việt Nam là hoàn toán hợp lý. Trung Quốc yêu sách quần hai quần đảo này, một phần dựa vào sự kéo dài tự nhiên của thềm lục địa, nhưng thềm lục địa đứt đoạncủa Trung Quốc là không đủ căn cứ để chứng minh lập trường này. Mà trong phán quyết của thềm lục địa Biển Bắc, ICJ đã chỉ ra rằng: “… những vùng nước dưới biển, mặc dù bị nước bao phủ … là phần kéo dài liên tục sự mở rộng lãnh thổ dưới biển …”. Án lệ này đã bác bỏ

lập luận của Trung Quốc, cũng có nghĩa là Tòa Án sẽ không chấp nhận chứng lý của Trung Quốc nếu tranh chấp được đưa ra Tòa án.

Với cách phân tích trên, một văn bản của Chính Phủ Việt Nam yêu cầu Tòa cho ý kiến về các yêu sách của Việt Nam sẽ được phúc đáp bằng một văn bản của Tòa án, điều này có tính cách khoáng đạt các yêu sách hợp pháp của Việt Nam đối với các bên và dư luận thế giới; có căn cứ này, thì trong bàn đàm phán, kết quả của cách thức trên mang lại cho Việt Nam một vị thế đáng kể.

Để chắc chắn các lập trường và phản đối một cách khôn ngoan các hành vi gây hấn của Trung Quốc trên Biển Đông. Thì các phúc đáp của Tòa án ICJ và ITLOS là cách thức hữu hiệu nhất mà không vấp phải những phản đối mang tính chính trị.

3.6. GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP BIỂN ĐÔNG BẰNG BIỆN PHÁP KHỞI

KIỆN TRUNG QUỐC RA TÒA TRỌNG TÀI THÀNH LẬP THEO PHỤ LỤC VII CÔNG ƯỚC LUẬT BIỂN 1982

Đấu tranh pháp lý theo luật pháp quốc tế có nghĩa là Việt Nam sẽ tiến hành khởi kiện Trung Quốc vi phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam theo Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển năm 1982 ra các cơ quan tài phán quốc tế. Một thực tế là, Việt Nam và Trung Quốc đều là thành viên của Công ước Luật biển 1982, do đó phải có nghĩa vụ phải tuân thủ Công ước Luật biển 1982, Việt Nam đã tận tâm, thiện chí áp dụng biện pháp hòa bình thông qua trao đổi quan điểm, đàm phán với Trung Quốc để giải quyết các vấn đề phát sinh trên biển Đông. Trong trường hợp không đạt được thỏa thuận thông qua đàm phán, các bên có thể lựa chọn, theo hình thức tuyên bố bằng văn bản ra một hay nhiều cơ quan tài phán sau để giải quyết tranh chấp: Tòa án luật biển quốc tế, Tòa công lý quốc tế, Tòa trọng tài, Tòa trọng tài đặc biệt. Trường hợp, nếu các bên không đưa ra tuyên bố lựa chọn thì được coi là chấp nhận thẩm quyền của Tòa án trọng tài đã trù định ở Phụ lục VII Công ước Luật biển năm 1982 (điều 278). Tuy nhiên, cả Việt Nam và Trung Quốc đều không có tuyên bố lựa chọn cơ quan tài phán nên được xác định là chấp nhận thẩm quyền của Tòa trọng tài thành lập theo phụ lục VII của Công ước Luật biển năm 1982.

Vấn đề đặt ra là, ngày 25/8/2006, Trung Quốc đã có báo cáo gửi Liên Hợp Quốc đưa ra các tuyên bố bảo lưu theo Điều 298 của UNCLOS. Theo các bảo lưu này Trung Quốc có quyền không chấp nhận bất kỳ biện pháp giải quyết tranh chấp nào theo quy định tại điều 287, bao gồm 4 phương pháp: một là Tòa án công lý của Liên hợp quốc, hai là Tòa án Luật biển quốc tế (ITLOS), ba là Tòa án trọng tài và bốn là Tòa án trọng tài đặc biệt (giải quyết các tranh chấp liên quan tới đánh bắt hải sản, bảo vệ và gìn giữ môi trường biển hoặc nghiên cứu khoa học biển) đối với tất cả các loại tranh chấp được quy định tại điểm a,b,c Khoản 1 Điều 298. Tuy nhiên, theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 298 các bảo lưu này chỉ áp dụng đối với những vấn đề liên quan đến các vụ tranh chấp về việc giải thích hay áp dụng các Điều 15, 74 và 83 tức là liên quan đến việc hoạch định ranh giới các vùng biển (bao gồm hoạch định ranh giới lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa giữa các quốc gia có đường bờ biển kề nhau hay đối diện nhau) hay các vụ tranh chấp về các vịnh hay danh nghĩa lịch sử.

Vì vậy, Việt Nam có thể khởi kiện Trung Quốc theo thủ tục trọng tài theo Phụ lục VII Công ước Luật biển năm 1982 những nội dung không đề cập tới các vấn đề mà Trung Quốc bảo lưu.

Trong nội dung này, học viên xin được tìm hiểu về trường hợp Philippines tuyên bố kiện Trung Quốc ra Tòa Trọng tài thành lập theo Phụ lục VII Công ước luật biển năm 1982, qua đó rút ra một số gợi ý kinh nghiệm đối với Việt Nam.

3.6.1. Tìm hiểu vụ việc Philippin kiện Trung Quốc ra Tòa trọng tài

(1) Tranh chấp bãi cạn Hoàng Nham/Scarborough và việc Philippin kiện Trung Quốc ra Tòa trọng tài quốc tế:

Bãi cạn Scarborough (tiếng Anh: Scarborough Shoal hoặc Scarborough Reef; tiếng Filipino: Panatag Shoal, Bajo de Masinlóc, Karburo; Hán-Việt: Hoàng Nham đảo. Thực chất là một đảo san hô vòng gồm nhiều đá ngầm và đá nổi, nằm giữa bãi Macclesfield và đảo Luzon của Philippin ở biển Đông. Bãi này cách vịnh Subic 123 hải lý (198 km) và đảo Luzon 137 hải lý (220 km) về phía tây. Bãi Hoàng Nham/Scarborough mang tên một thương thuyền buôn trà bị đắm ở bãi đá này vào ngày 12 tháng 9 năm 1784. Mọi người trên tàu đều thiệt mạng.

Hiện nay, Đài Loan, Philippin và Trung Quốc đều tuyên bố chủ quyền đối với bãi cạn Scarborough; Đài Loan và Trung Quốc xem bãi cạn này là một phần của quần đảo Trung Sa. Philippin thì cho rằng họ đã thực thi chủ quyền của mình với bãi cạn này từ năm 1965 bằng cách xây một ngọn hải đăng bằng sắt tại đây. Philippin cũng cho rằng bãi cạn này hoàn toàn nằm trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý được Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển công nhận. Kể từ năm 1997, Philippin đòi chủ quyền đối với bãi cạn. Bãi cạn được tạo thành từ một chuỗi

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Áp dụng nguyên tắc hòa bình giải quyết tranh chấp quốc tế và vấn đề tranh chấp ở biển Đông 07 (Trang 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)