VAI TRÒ CỦA NGUYÊN TẮC GIẢI QUYẾT HÒA BÌNH CÁC

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Áp dụng nguyên tắc hòa bình giải quyết tranh chấp quốc tế và vấn đề tranh chấp ở biển Đông 07 (Trang 25 - 28)

TRANH CHẤP QUỐC TẾ

Các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế có giá trị bắt buộc chung, chúng thực hiện hai chức năng quan trọng là ổn định quan hệ quốc tế và ấn định khuôn khổ xử sự cho các chủ thể trong quan hệ quốc tế, qua đó tạo điều kiện cho quan hệ quốc tế phát triển. Trong các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế, nguyên tắc hòa bình giải quyết tranh chấp quốc tế có vai trò đặc biệt quan trọng, thể hiện ở một số nội dung sau:

Thứ nhất, đây là cơ sở để xây dựng các quy phạm pháp luật về hòa bình giải quyết tranh chấp quốc tế.

Thứ hai, là nguyên tắc khái quát hóa, cơ sở để giải quyết các xung đột, mâu thuẫn về lợi ích của các chủ thể luật quốc tế, nhằm ổn định các quan hệ quốc tế và duy trì hòa bình, an ninh quốc tế.

Thứ ba, nguyên tắc hòa bình giải quyết tranh chấp quốc tế là vũ khí pháp lý để bảo vệ quyền lợi của các chủ thể, nhất là các quốc gia đang phát triển khi tham gia quan hệ pháp lý quốc tế.

Các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế có mối quan hệ qua lại với nhau trong một chỉnh thể thống nhất, chỉ khi tồn tại trong sự tác động qua lại chúng mới có khả năng hoàn thành các chức năng của mình. Vì thế khi giải thích và áp dụng từng nguyên tắc, các chủ thể phải đối chiếu, so sánh và xem xét nó trong mối quan hệ với tất cả các nguyên tắc khác, điều này đã được khẳng định trong Tuyên bố của Đại hội đồng Liên hợp quốc năm 1970 về các nguyên tắc của luật quốc tế điều chỉnh mối quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa các quốc gia phù hợp với Hiến chương Liên hợp quốc, mọi nguyên tắc đều phải nhằm mục đích đảm bảo cho việc gìn giữ hòa bình. Giải quyết tranh chấp không phải thủ đúng nguyên tắc giải quyết hòa bình các tranh chấp quốc tế và bảo đảm và phù hợp với tất cả các nguyên tắc cơ bản khác theo quy định của Hiến chương và luật pháp quốc tế, các bên không chỉ không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực mà còn phải tôn trọng độc lập, chủ quyền và không can thiệp vào công việc nội bộ của các quốc gia. Mặt khác, tuân thủ các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế nói riêng và pháp luật quốc tế nói chung sẽ góp phần đáng kể hạn chế các tranh chấp phát sinh.

Trong hệ thống các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế, nguyên tắc hòa bình giải quyết các tranh chấp quốc tế là nguyên tắc bao trùm nhiều nguyên tắc khác, là cơ sở để các quốc gia không dùng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực trong giải quyết tranh chấp. Nguyên tắc cấm dùng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực hình thành qua cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa phát xít trong chiến tranh thế giới thứ hai và được các quốc gia thành lập tổ chức Liên hợp quốc khẳng định mạnh mẽ trong Hiến chương Liên hiệp quốc:

Tất cả các thành viên Liên hợp quốc từ bỏ đe dọa bằng vũ lực hoặc sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế nhằm chống lại sự bất khả xâm phạm về lãnh thổ hay nền độc lập chính trị của bất kỳ quốc gia nào cũng như bằng cách khác trái với những mục đích của Liên hợp quốc. Việc tuyên bố nguyên tắc này trong Hiến chương Liên hợp quốc đã chứng tỏ mong muốn của cộng đồng quốc tế là việc sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực cần phải bị nghiêm cấm và loại bỏ trong quan hệ quốc tế. Trong khuôn khổ những nỗ

lực của Liên hợp quốc nhằm duy trì ổn định an ninh quốc tế, nguyên tắc cấm sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực đã được từng bước cụ thể hóa qua các văn kiện quốc tế quan trọng như Tuyên bố về các nguyên tắc của luật quốc tế điều chỉnh mối quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa các quốc gia phù hợp với Hiến chương Liên hợp quốc được Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua theo Nghị quyết số 2625 năm 1970, Tuyên bố đã đặt lên hàng đầu nguyên tắc cấm sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực; Tuyên bố của Đại hội đồng Liên hợp quốc năm 1974 về định nghĩa xâm lược; Tuyên bố năm 1987 về việc Nâng cao hiệu quả của nguyên tắc khước từ đe dọa dùng sức mạnh hoặc đe dọa dùng sức mạnh trong quan hệ quốc tế…

Về mặt nội dung hai nguyên tắc này có quan hệ mật thiết với nhau, nghĩa vụ giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình gắn liền với nghĩa vụ không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực. Tuy nhiên, hai nguyên tắc vẫn tồn tại song song như là hệ quả tất yếu của nhau vì giải quyết hòa bình nghĩa là không được dùng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực, nhưng nguyên tắc không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực lại không loại trừ việc sử dụng vũ lực một cách hợp pháp hay nói cách khác là nguyên tắc không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực có tồn tại những ngoại lệ được chấp nhận, ví dụ như khi một quốc gia tiến hành quyền tự vệ hợp pháp, hoặc sử dụng các biện pháp vũ trang và phi vũ trang của Hội đồng bảo an theo Điều 39, Điều 42 đến Điều 47 Hiến chương Liên hợp quốc.

Tóm lại giữa các nguyên tắc cơ bản của Luật quốc tế không có sự phân chia theo nghĩa cao thấp mà chúng phụ thuộc nhau, tồn tại trong mối quan hệ tác động qua lại, trong một chỉnh thể thống nhất. Mọi tranh chấp quốc tế phải được tiến hành giải quyết trên cơ sở những cam kết không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực, tôn trọng độc lập, chủ quyền cũng như không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau. Điều này chỉ có thể thực hiện được nếu các quốc gia cam kết và thực hiện trên thực tế nguyên tắc hòa bình giải quyết tranh chấp quốc tế.

Chƣơng 2

CÁC PHƢƠNG THỨC CƠ BẢN GIẢI QUYẾT

TRANH CHẤP QUỐC TẾ BẰNG BIỆN PHÁP HÒA BÌNH

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Áp dụng nguyên tắc hòa bình giải quyết tranh chấp quốc tế và vấn đề tranh chấp ở biển Đông 07 (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)