GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP THEO HIỆP ƯỚC THÂN THIỆN, HỢP

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Áp dụng nguyên tắc hòa bình giải quyết tranh chấp quốc tế và vấn đề tranh chấp ở biển Đông 07 (Trang 43 - 45)

TÁC ĐÔNG NAM Á (HIỆP ƯỚC BALI) NGÀY 24/2/1976

Theo Hiệp ước thân thiện, hợp tác Đông Nam Á năm 1976, khi có tranh chấp, các bên tham gia sẽ thành lập một Hội đồng cấp cao (High Council) với thành phần gồm một đại diện cấp Bộ trưởng của mỗi bên tham gia ký kết Hiệp ước. Hội đồng này có nhiệm vụ xem xét vụ tranh chấp và tình thế cụ thể có khả năng đe dọa hòa bình và ổn định trong khu vực và được thành lập sau khi tranh chấp xảy ra. Hội đồng cấp cao đề xuất cho các bên tranh chấp những biện pháp thích hợp để giải quyết tranh chấp. Hội đồng cũng có thể đứng ra làm trung gian dàn xếp, điều tra hoặc hòa giải.

Trước khi quyết định, trên cơ sở những giới thiệu và những hành động khác được quy định tại Hiệp ước, Hội đồng phải đảm bảo rằng tranh chấp hoặc tình thế thuộc phạm vi xem xét của Hội đồng theo Hiệp ước và các điều kiện được quy định bởi Hiệp ước cho hành động đề xuất được đáp ứng.

Hội đồng cũng có thể thành lập những nhóm công tác Ad Hoc nếu thấy cần thiết để trợ giúp Hội đồng hoàn thành các chức năng và trách nhiệm của mình. Trong trường cần thiết, Hội đồng sẽ kiến nghị những biện pháp thích hợp để ngăn chặn không cho một tranh chấp hoặc tình thế thực tế có thể trở nên xấu đi.

Cần lưu ý rằng, cơ chế giải quyết thông qua Hội đông cấp cao như trên phải được tất cả các bên tranh chấp đồng thuận. Những nước không phải là một bên tranh chấp cũng có quyền đưa ra đề nghị giúp đỡ nhằm giải quyết tranh chấp.

viên của Hiệp ước Bali. Hiện nay, Nhật Bản và Cộng hòa Liên bang Nga cũng bày tỏ quan điểm mong muốn gia nhập Hiệp ước Bali. Do vậy, các quốc gia này cũng có thể áp dụng cơ chế giải quyết tranh chấp này để giải quyết các tranh chấp có liên quan với các nước thành viên ASEAN.

* Quy tắc tố tụng

Quy tắc tố tụng để giải quyết tranh chấp chính trị của ASEAN bao gồm ba bước cơ bản sau đây:

Bước 1: Thông báo về tranh chấp

Một quốc gia khi viện dẫn thủ tục tố tụng của Hội đồng cấp cao sẽ thông báo bằng văn bản qua đường ngoại giao cho Chủ tịch Hội đồng (là đại diện của quốc gia thành viên Hiệp ước, tại thời điểm hiện tại đang giữ chức Chủ tịch Ủy ban thường trực của ASEAN) và những quốc gia ký kết khác.

Thông báo này phải nêu rõ nguồn gốc của tranh chấp hoặc tình thế được chuyển đến Hội đồng cũng như các bên tranh chấp, yêu sách tương ứng của họ cũng như cơ sở để Hội đồng xem xét vụ việc tranh chấp hoặc tình thế phù hợp với Hiệp ước.

Một bên ký kết, ít nhất trong vòng 14 ngày trước khi thông báo như trên sẽ thông báo bằng văn bản qua kênh ngoại giao hoặc ý định làm như vậy cho quốc gia là một bên trong tranh chấp.

Bước 2: Đồng ý giải quyết tranh chấp của các bên

Căn cứ vào thông báo bằng văn bản nói trên, vị Chủ tịch sẽ tìm kiếm sự nhất trí bằng văn bản của tất cả các bên tranh chấp về việc đồng ý áp dụng các quy tắc giải quyết tranh chấp như đước quy định tại Điều 16 của Hiệp ước.

Bước 3: Các cuộc họp của Hội đông cấp cao.

Căn cứ vào sự chấp thuận của các bên tranh chấp, Chủ tịch của Ủy ban sẽ triệu tập một cuộc họp của Hội đồng trong vòng 6 tuần và thông báo cho tất cả các đại diện cũng như các thành viên khác ít nhất 3 tuần trước khi diễn ra cuộc họp. Thông báo này sẽ gửi kèm với các bản copy của thư thông báo cũng như văn bản chấp thuận có liên quan.

Các cuộc họp của Hội đồng cấp cao sẽ được tổ chức tại bên ký kết là Chủ tịch hoặc tại một địa điểm nào khác do Hội đồng quyết định. Thành phần đại biểu của các cuộc họp sẽ bao gồm tất cả đại diện của Hội đồng.

Các bên ký kết là những quốc gia ngoài Đông Nam Á, không liên quan trực tiếp đến tranh chấp, có thể yêu cầu của Chủ tịch cho phép đại diện bởi các quan sát viên tại các cuộc họp của Hội đồng, trừ khi Hội đồng quyết định khác. Quan sát viên có thể phát biểu tại cuộc họp nếu như Hội đồng cho phép họ có quyền làm như vậy.

Theo quy định, tiếng Anh là ngôn ngữ làm việc của Hội đồng. Tất cả các quyết định của Hội đồng sẽ được tiến hành trên cơ sở đồng thuận tại mỗi cuộc họp được triệu tập.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Áp dụng nguyên tắc hòa bình giải quyết tranh chấp quốc tế và vấn đề tranh chấp ở biển Đông 07 (Trang 43 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)