Biển Đông là một vùng biển rộng lớn trải dài suốt từ bờ biển phía tây của Singapore ở Đông Nam Á đến Đài Loan (Bản đồ 3.1), có diện tích bề mặt khoảng 3.939.245km2, là một trong những vùng Biển lớn nhất hiện nay. Biển Đông bao gồm hơn 200 hòn đảo, có nhiều đảo chìm cùng với nhiều khối đá và các bãi đá ngầm. Vùng biển này chứa đựng một hệ sinh thái đa dạng và các nguồn tài nguyên phong phú, đặc biệt là các nguồn tài nguyên chiến lược như nguồn năng lượng hydrocacbon, nguồn dầu mỏ lớn cùng với các ngư trường giàu hải sản. Khi giao thông hàng hải phát triển, cùng với sự hợp tác của các quốc gia trên nhiều khu vực địa lý, Biển Đông trở thành tuyến giao thông huyết mạch ngắn nhất nối liền Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương, cầu nối này tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động thương mại giữa Trung Quốc với Ấn Độ, giữa Đông Nam Á với Trung Đông và Đông Á.
Trong các thời kỳ lịch sử, đặc biệt thời kỳ chế độ phong kiến tồn tại ở Châu Á, qua các tài liệu khảo cứu của các học giả chuyên nghiên cứu về Biển đều cho thấy tình hình Biển Đông khá yên ổn trong các quan hệ quốc tế. Trong thời kỳ này, hành vi của các quốc gia xung quanh trên Biển Đông chỉ tồn tại yếu tố khai thác lợi ích Biển như: đánh cá, săn bắt hải sản, thu lượm tài nguyên trên đảo…; ngoài ra một số tàu thuyền của các thương nhân châu lục khác cũng chỉ ghé qua tránh bão hoặc giao thương với nhau. Thời kỳ này, chưa có tiến bộ khoa học kĩ thuật cùng với việc bão và thiên tai ở Biển Đông, nên việc khai thác chỉ diễn ra ở những thời điểm thời tiết thuận lợi, quy mô và phạm vi khai thác nhỏ hẹp. Mặt khác, việc đi Biển là một yếu tố rất nguy hiểm, và các quốc gia chưa chú trọng đến việc khẳng định chủ quyền trên Biển nên việc đụng độ của quân đội các quốc gia dẫn đến tranh chấp mang yếu tố quốc tế không xảy ra. Do đó, chiến tranh và việc tranh giành, thôn tính lãnh thổ hầu hết diễn ra trên đất liền, hầu như không diễn ra trên phạm vi Biển
Đông. Vì trong thời kì này ở khu vực Châu Á, ứng phó theo tình trạng quân đội của những quốc gia kế/cận nên đặc biệt quân đội của các quốc giachỉ chú trọng đến Bộ binh, sự tương chiến của Thủy binh nếu có diễn ra chỉ trong đất liền hoặc ở phạm vi gần bờ đối với Biển. Còn ở khu vực Châu Âu, sau thời kì phục hưng đặc biệt là sau cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật lần thứ nhất, đã góp phần phát triển ngành hàng hải. Tuy nhiên, đối với Châu Âu thời kì này thì khu vực Biển Đông còn chưa biết đến nhiều; một phần là do hải trình xa xôi, tàu thuyền chưa đủ sức đi xa; một phần là phải đối phó quân sự trong khu vực. Do đó, sự hiện diện của người Châu Âu, hay cả về mặt quân sự chỉ ở mức tản mác. Như vậy một thời gian dài trong lịch sử, do những yếu tố: Tự nhiên - kinh tế, chính trị và xã hội… đã kiến tạo nên tình trạng yên ổn và hòa bình của Biển Đông.
Đến thế kỷ XVIII, sau cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật lần thứ hai ở phương Tây và châu Âu, đã thúc đẩy cho xã hội khu vực này sự tiến bộ rõ rệt và kinh tế và xã hội, cùng với đó là quân sự và vũ khí từng bước hiện đại. Đến khoảng nửa cuối thế kỷ XIX – đầu thế kỷ XX, là thời kì nở rộ của chủ nghĩa Đế Quốc đi lên, sự bành trướng của chủ nghĩa Thực dân kéo theo sự phân chia và xâm chiếm thuộc địa đã ảnh hưởng nhiều đến tình hình Biển Đông. Đặc biệt, khi chủ nghĩa phát xít phát động chiến tranh thế giới lần thứ nhất, thì lúc này ở Biển Đông sự hiện diện của sức mạnh quân sự tồn tại ở quy mô và phạm vi rộng bởi những yếu tố về địa chính trị. Tại thời kì này, tình hình Biển Đông bắt đầu diễn biến tranh chấp, kéo theo một thời kỳ liên tục giữa nhiều nước đòi hỏi chủ quyền, một cuộc tranh chấp kiên trì cho đến ngày nay mà không đi đến một giải pháp pháp lý hay chính trị nào.
Như vậy, dựa vào Bản đồ 1 có thể thấy Biển Đông nằm ở một vị trí địa lý đặc biệt, là một trong những khu vực chiến lược quan trọng bậc nhất trên thế giới, được bờ biển của nhiều nước bao bọc xung quanh. Dựa vào ( Bản đồ 3.2), cho chúng ta thấy một tranh chấp toàn diện giữa 6 chủ thể có yêu sách và lập trường xung đột về Biển Đông, bao gồm: Việt Nam, Malaysia, Philippines, Brunei, Đài Loan, Trung Quốc, trong đó ngoại trừ Brunei có phần yêu sách hẹp và ít chồng lấn thì tất cả đều có những phần tranh chấp liên quan đến nhau.
Qua bản đồ 3.2, có thể thấy được yêu sách về Biển Đông hiện nay của các bên có nhiều phần chồng lấn, giao thoa với yêu sách của tất cả các quốc gia liên quan. Lấy ví dụ đường gạch màu đỏ thể hiện yêu sách của Trung Quốc đã cắt ngang và có phần bao trọn toàn bộ tranh chấp của Biển Đông. Đặc biệt, yêu sách này đối với yêu sách của Việt Nam đối chọi gần như toàn bộ, gom cả Hoàng Sa và Trường Sa vào trong lãnh thổ của Trung Quốc, trở thành một tranh chấp trên Biển lớn nhất khu vực. Mặt khác, yêu sách của Việt Nam với Malaysia có phần giao thoa khá rộng lớn, phạm vi giao thoa chủ yếu thể hiện ở Trường Sa, phần giao thoa này lại nằm gọn trong vùng yêu sách của Trung Quốc. Và những phần yêu sách chồng lấn ở phạm vi rộng đều diễn ra trên quần đảo Trường Sa, trở thành quần đảo của những tranh chấp có thể phát sinh những xung đột căng thẳng. Phần yêu sách của Philippines cũng tương tự như các phần chồng lấn trên. Như vậy, tầm quan trọng to lớn và vẻ bên ngoài bình yên của Biển Đông đã che đậy sự căng thẳng đang âm ỉ, nảy sinh bởi những yêu sách và phản yêu sách về lãnh thổ chồng chéo đối với các khu vực và các điểm trên biển của các quốc gia trong khu vực. Lịch sử của những xung đột lâu dài trong khu vực đã để lại di sản là những tranh chấp và căng thẳng trên vùng biển có khả năng đe dọa tới hòa bình trong khu vực.
Khoảng thời gian trước sự ra đời của Công ước về Luật Biển 1982, diện tích tranh chấp đã ở mức độ rộng nhưng ít chủ thể tham gia hơn hiện nay. Nhưng sau đó, Biển Đông lại chứa đựng tất cả các nội dung có liên quan của UNICLOS như quy định về quốc gia ven biển, quốc gia quần đảo, nước không có biển, nước bất lợi về mặt địa lý, các vùng biển thuộc quyền tài phán quốc gia, vùng nước lịch sử, phân định biển, an toàn hàng hải v.v… Đặc biệt, khi khái niệm về thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế xuất hiện đã khiến cho biển Đông được bao phủ bởi các vùng biển thuộc chủ quyền và quyền tài phán quốc gia của các nước ven biển Đông. Điều này khiến cho khoảng cách về biên giới một số quốc gia trong khu vực trước đây là xa xôi, cách trở thì nay trở thành các quốc gia cùng chia sẻ đường biên giới biển chung. Do đó cũng dẫn tới một hệ quả là biển Đông trở thành một vùng biển chứa đựng những tranh chấp có mức độ phức tạp cao. Sự phức tạp vốn đã được thể hiện rõ nét với sự tham gia cường quốc Trung Quốc nhiều tham vọng, nay lại càng phức
tạp hơn khi bản thân Biển Đông chứa đựng một môi trường địa chính trị của thế giới và một trữ lượng dầu khí lớn. Là nơi mà một thực tế đã chứng minh trước đó về các xung đột vũ trang vì những nguyên cớ năng lượng làm căn nguyên, tiêu biểu như cuộc chiến tranh Iraq hay nội chiến Lybia…
Bảng 3.1. Bảng trình bày thể hiện yêu sách chồng lấn (ngoại trừ Brunei) của những chủ thể tranh chấp trên Biển Đông
Quốc gia Yêu sách
Việt Nam
Việt Nam yêu sách về chủ quyền trên toàn bộ hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, và quyền tài phán đối với vùng đặc quyền kinh tế cũng như quyền chủ quyền đối với thềm lục địa của Việt Nam trên biển Đông.
Trung Quốc
Trung Quốc yêu sách chủ quyền của họ gần như đối với toàn bộ biển Đông. Trung Quốc yêu sách về chủ quyền đối với toàn bộ quần đảo Trường Sa (Trung Quốc gọi là Nansha) và đã có sự hiện diện về lực lượng quân sự trên nhiều đảo thuộc quần đảo này. Năm 1974, Trung Quốc lợi dụng tình trạng chiến tranh ở Việt Nam, đã phối hợp các lực lượng hải quân và không quân chiếm đoạt toàn bộ quần đảo Hoàng Sa và đặt sự hiện diện về quân sự của họ tại đây. Thêm vào đó Trung Quốc còn tuyên bố chủ quyền đối với quần đảo Pratas.
(Đài Loan)
Đài Loan yêu sách gần như toàn bộ biển Đông, yêu sách về chủ quyền của Đài Loan đối với các khu vực trên biển Đông tương tự như yêu sách của Trung Quốc về chủ quyền của họ đối với các khu vực trên biển Đông.
Philippines
Philippines yêu sách hầu hết quần đảo Trường Sa, nhưng không yêu sách chính đảo Trường Sa, Philippines cũng yêu sách về vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của họ trên khu vực biển Đông.
Malaysia
Malaysia yêu sách biển Đông bị giới hạn bởi vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của họ. Malaysia yêu sách về chủ quyền đối với 12 đảo và vị trí trong biển Đông.
Brunei
Brunei yêu sách về chủ quyền đối với một cấu trúc trong quần đảo Trường Sa, đó là cấu trúc tự nhiên chìm dưới mặt nước có tên gọi là bãi ngầm Louisa.