ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP BIỂN ĐÔNG

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Áp dụng nguyên tắc hòa bình giải quyết tranh chấp quốc tế và vấn đề tranh chấp ở biển Đông 07 (Trang 69 - 82)

HIỆN NAY

* Một số sự kiện lịch sử về tranh chấp Biển Đông

Xét về góc độ danh nghĩa lịch sử, theo một số tài liệu khảo cứu, việc khai thác Biển Đông đặc biệt là trên 2 quần đảo đã có từ thời nhà Lê; sau đó việc thiết lập bộ máy hành chính bắt đầu từ thời Nguyễn. Việc khai thác và quản lý cũng không vấp phải chống đối của các quốc gia xung quanh như hiện nay.

Chỉ đến khi trải qua 2 mốc thời gian quan trọng trong lịch sử, Việt Nam bắt đầu phải đối phó với tình trạng tranh chấp khó khăn và phức tạp:

- Giai đoạn thứ nhất, vào năm 1856: Thực dân Pháp tấn công vào cảng biển Đà Nẵng, bắt đầu thực hiện chính sách xâm lược và biến Việt Nam thành thuộc địa;

- Giai đoạn thứ hai, vào năm 1884: Nhà Nguyễn kí hiệp ước với Pháp, chấp nhận sự bảo hộ của Pháp trên toàn diện đất nước.

Giai đoạn này trở đi, Việt Nam chính thức trở thành thuộc địa của Pháp, điều này đã mang lại cho Pháp những thẩm quyền quan trọng trong một số lĩnh vực lớn. Như vậy, việc thuộc địa hóa Việt Nam đã làm gián đoạn và cản trở sự cai trị của vương triều Nguyễn trên các đảo. Pháp lại chỉ quan tâm đến các đảo nhỏ và tìm hiểu các quyền trước đây một cách muộn màng, đã tạo điều kiện cho các quốc gia khác thực hiện các quyền năng trên 2 quần đảo, đặc biệt trong thời gian này Trung Quốc đã thể hiện các yêu sách và thực hiện các hành vi xâm chiếm. Đến năm 1931, tranh chấp thực sự phát sinh khi lần đầu tiên xảy ra tranh chấp quyền lợi giữa pháp và Trung Quốc, đánh dấu thời kì mở màn cho cuộc tranh chấp Biển Đông, vì một tranh chấp đã bắt đầu một thời điểm đối đầu giữa các lợi ích đối lập, tức là vào ngày có sự phủ nhận đầu tiên của một quốc gia với một quốc gia khác liên quan đến lợi ích của họ.

Bảng 3.2. Bảng lƣợc sử niên đại các sự kiện lịch sử liên quan đến Hoàng Sa và Trƣờng Sa

MỐC SỰ KIỆN

NỘI DUNG SỰ KIỆN

1931

Trung Quốc trao quyền khai thác quần đảo Hoàng Sa cho công ty Anglo Chinoise Development Company

Pháp phản đối bằng cách đòi các quyền về lịch sử và địa lý của Vương quốc An Nam trên lãnh thổ này.

1932 Pháp đề nghị đưa vụ án ra Tòa Án quốc tế

Trung Quốc phản đối đề nghị này

1933

Pháp tuyên bố chính thức về việc chiếm cứ một số đảo thuộc quần đảo Trường Sa, trong đó bao gồm đảo Trường Sa, Ba Bình, Thị Tứ và Loại Ta. Sau đó sáp nhập quần đảo Trường Sa vào tỉnh Bà Rịa

1937

Pháp tiến hành thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu khả năng xây dựng các công trình biển và hàng không trên Hoàng Sa. Và cho xây dựng một Hải Đăng trên Hoàng Sa.

1938

Pháp thiết lập sự hiện diện thường xuyên ở Hoàng Sa và phái một đơn vị cảnh vệ đến các đảo. Theo Nghị định ngày 15-06-1938, Jules Brevies - Toàn quyền Đông Dương, thành lập một đại lý hành chính trên quần đảo Hoàng Sa.

1939

Ngày 5-05, Jules Brevies đã sữa đổi Nghị định trước và thành lập 2 đại lý trên quần đảo Hoàng Sa.

Ngày 04-04, Chính Phủ Pháp ra thông cáo phản đối sự kiểm soát của Chính Phủ Nhật trên quần đảo Trường Sa.

1946

Pháp gửi một đoàn thám sát đến Hoàng Sa và Trường Sa, nhưng chỉ lưu quân đồn trú vài tháng.

Tưởng Giới Thạch cho quân đổ bộ lên đảo Phú Lâm của Hoàng Sa vào 11-1946 và Ba Bình của Trường Sa vào 12-1946

1947

Ngày 17-01, chính phủ Trung Hoa Dân Quốc cho quân đội đổ bộ lên đảo Phú Lâm của Hoàng Sa một lần nữa.

Chính phủ Pháp phản đối và gửi một phân đội đến đặt một đồn lính ở quần đảo Hoàng Sa.

Tại bàn thương lượng, chính Phủ Pháp đề nghị nhờ Trọng tài phân xử Chính phủ Trung Hoa Dân Quốc bác bỏ đề xuất. Ngày 01-12, Tưởng Giới Thạch cho kí một sắc lệnh đặt tên cho hai quần đảo và đặt chúng thuộc lãnh thổ Trung Quốc.

1949

Việc thiết lập lại chế độ Công Hòa Nhân Dân Trung Hoa đã làm thay đổi rất nhiều môi trường quốc tế của cuộc tranh chấp.

Trong thời gian này, đổng lý văn phòng của Vua Bảo Đại, tại một cuộc họp báo tại Sài Gòn đã công khai khẳng định lại các quyền của Việt Nam trên quần đảo Hoàng Sa

1950

Chính Phủ Pháp chính thức chuyển giao quyền quản lý trên quần đảo Hoàng Sa cho chính quyền Bảo Đại. Lúc này dường như không có hiện diện quân sự tại quần đảo Trường Sa.

Chính quyền Trung Hoa Dân Quốc chạy sang Đài Loan nên buộc phải rút quân trên đảo Phú Lâm vào tháng 4 và đảo Ba Bình vào tháng 5

1951

Ngày 15-7, Tổng Thống Philipines, Quirino đòi một số đảo trên quần đảo Trường Sa, bằng lập luận về tính kế cận.

Được thông báo về dự thảo bản Hiệp ước hòa bình với Nhật, Ngày 15/08, Chu Ân Lai khẳng định tính lâu đời các quyền của Trung Quốc trên 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Ngày 24-08, Tân Hoa xã tranh cãi về các quyền của Pháp và tham vọng của Philipines và kiên quyết khẳng định quyền của Trung Quốc

Ngày 07/09, Phát biểu của đại diện Chính Phủ Bảo Đại tại hội nghị San Fransisco khẳng định chủ quyền tại hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Không có đại biểu nào bình luận về bản tuyên bố này.

1956

Ngày 15-3-1956, một người Philipines là Thomas Cloma cùng những người đồng hành đã đổ bộ lên một số đảo của quần đảo Trường Sa, và đã yêu sách 33 đảo trên một vùng biển rộng 65000 hải lý vuông, và đặt tên vùng này là Kalayaan (Tiếng Anh là Fredom). Hành vi này dựa vào lập luận về quyền phát hiện và chiếm cứ.

Nhưng, Đại sứ Đài Loan tại Manila, nhân danh Trung Hoa Dân Quốc khẳng định lại các quyền của Trung Quốc từ thế kỷ XV. Sau đó, một đơn vị đồn trú đã được gửi đến đảo Ba Bình của Trường Sa, và được duy trì từ đó đến nay. Đến tháng 10, Hải quân Đài Loan đã can thiệp tại chỗ, chống lại Thomas Cloma.

Tháng 04-1956, Chính quyền Nam Việt Nam đưa các lực lượng vũ trang đến thay thế cho các đơn vị của Pháp tại quần đảo Hoàng Sa. Nhưng khi đó, Trung Quốc cho quân đội đổ bộ một cách kín đáo lên bộ phận phía Đông của quần đảo Hoàng Sa.

Ngày 29-05, Bắc Kinh khẳng định lại các quyền của mình. Ngày 31-05, Chính Phủ Trung Quốc ra thông cáo sẽ không dung thứ bất kì hành động nào xâm phạm đến các quyền của Cộng Hòa nhân dân Trung Hoa trên quần đảo Trường Sa.

Ngày 1-6, Bộ Trưởng Bộ Ngoại Giao của Chính quyền Nam Việt Nam, Vũ Văn Mẫu, khẳng định lại các quyền của Việt Nam trên 2 quần đảo. Sau đó, Pháp nhắc lại với Philipin các quyền mà Pháp đã có từ năm 1933. Tiếp theo tuyên bố trên, một đơn vị hải quân của Nam Việt Nam đã đổ bộ lên đảo chính của quần đảo Trường Sa, dựng một bia và kéo cờ. Trước hành vi của chính quyền Nam Việt Nam, chính quyền Đài Loan cật lực phản đối.

1958

Ngày 4-9, Chính Phủ nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa ra một bản tuyên bố xác định chiều rộng của lãnh hải là 12 hải lý.

Ngày 14-9, công hàm của Thủ Tướng Chính Phủ nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa về việc tán thành tuyên bố của Trung Quốc.

1971

Philippines tiến hành chiếm đóng một số đảo trên quần đảo Trường Sa. Đài Loan quay lại Trường Sa và thiết lập sự có mặt liên tục trên đảo Ba Bình.

Sau sự kiện Đài Loan bắn vào một số tàu đánh cá của Philippines, Philippines đòi Đài Loan rút khỏi đảo Ba Bình và cho quân chiếm đóng các đảo Vĩnh Viễn, Song Tử Đông, Loại Tá, Thị Tứ.

Ngày 13-7, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao của Sài Gòn có mặt tại Manila, nhắc lại yêu sách của Việt Nam và các danh nghĩa làm cơ sở cho yêu sách đó.

Ngày 17-7, Tân Hoa Xã lên án Philippines và khằng định các yêu sách của Trung Quốc đối với quần đảo này.

1974

Ngày 15-1, Trung Quốc cho quân đổ bộ lên các đảo phía Tây Hoàng Sa mà từ trước vẫn do Nam Việt Nam chiếm đóng. Trong những ngày tiếp theo, họ hỗ trợ hành động này bằng một cuộc triển khai hải quân mạnh mẽ.

Ngày 18-1, Đại sứ Đài Loan tại Sài Gòn bằng công hàm ngoại giao đã khẳng định lại yêu sách của Trung Hoa Dân Quốc.

Qua thông điệp ngoại giao được gửi đến các nước kí kết Hiệp định Paris, ngày 2-3, Chính quyền Nam Việt Nam nhắc lại sự toàn vẹn lãnh thổ đã được công nhận. Và yêu cầu Hội Đồng Bảo An họp một phiên đặc biệt. Ngày 2-7, Chính quyền Nam Việt Nam tại hội nghị Luật Biển lần thứ 3 đã tố cáo Trung Quốc dùng vũ lực để chiếm quần đảo Hoàng Sa bằng vũ lực và khẳng định Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam. Sau đó, Sài Gòn cho quân đội tăng cường tại quần đảo Trường Sa. Philippines phản đối hành động này.

1975

Ngày 5, 6 tháng 5 năm 1975, Hải quân nhân dân Việt Nam giành lại quyền kiểm soát các đảo của quần đảo Trường Sa từ quân đội Sài Gòn. Ngày 10-9, Trung Quốc gửi một công hàm cho Việt Nam, nhấn mạnh rằng 2 quần đảo luôn là lãnh thổ của Trung Quốc

1977

Việt Nam ra tuyên bố thứ nhất về đường cơ sở để xác lập vùng lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa.

1978

Philippines ban hành Nghị định 1599 của Tổng thống trong đó có sử dụng tên bằng tiếng Philippines là Kalayaan để gọi quần đảo Trường Sa và khẳng định quần đảo Trường Sa về mặt pháp lý không thuộc bất kỳ quốc gia nào, nhưng do yếu tố kế cận, tầm quan trọng sống còn về an ninh, nhu cầu thiết yếu, sự chiếm đóng và kiểm soát hữu hiệu nên Philippines đã thiết lập chủ quyền hợp pháp với quần đảo này.

1979

Malaysia xuất bản bản đồ vùng thềm lục địa, bao gồm 3 đảo của quần đảo Trường Sa. Malaysia tuyên bố quần đảo Trường Sa là lãnh thổ dựa trên sự kéo dài thềm lục địa.

Trong một sắc lệnh vào tháng 2, Tổng Thống Philippines coi gần như toàn bộ quẩn đảo Trường Sa thuộc quần đảo của nước này.

Tháng 3-1979, Bộ Ngoại giao Việt Nam đã công bố Bị vong lục về vấn đề biên giới Việt – Trung, trong đó có điểm 9 tố cáo Trung Quốc đánh chiếm trái phép quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam vào ngày 19 và 20 tháng 1 năm 1974.

Tháng 7-1979, Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã công bố sách trắng xuyên tạc một số tài liệu có liên quan đến hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa để chứng minh rằng Việt Nam đã thừa nhận chủ quyền của Trung Quốc với hai quần đảo này.

1982

Tháng 6, Tân Hoa Xã đưa tin thành lập một cảng lớn ở Hoàng Sa

Đài Loan công khai quyết định đặt quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc quyền tài phán của mình. Đồng thời, Chính quyền thành phố Cao Hùng thông qua kế hoạch 3 năm xây dựng các cảng và định cư tại đảo Ba Đình.

Ngày 12-11, Việt Nam ra tuyên bố về đường cơ sở để tính chiều rộng lãnh hải

1983

Malaysia chiếm đóng và chính thức tuyên bố chủ quyền đối với đảo Hoa Lau của quần đảo Trường Sa. Tuyên bố này nói rằng đảo Hoa Lau từ lâu đã là một bộ phận của lãnh thổ Malaysia.

Bộ Ngoại Giao Việt Nam phản đối hành động của Malaisia và phản kháng mọi quyền của Malaisia đối với các đảo đã được Malaisia tuyên bố là một bộ phận của lãnh thổ.

Tại hội nghị lần thứ hai về Hàng không khu vực châu Á- Thái Bình Dương, Trung Quốc đưa ra hai tấm bản đồ vẽ đường biên giới trên biển bao quanh gần hết Biển Đông. Sau đó, Ủy ban địa danh của Trung Quốc đã đặt tên cho các đảo, bãi, đá trong Biển Đông và đưa ra yêu sách đổi tên tiếng Anh của hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thành Tây Sa và Nam Sa.

1984

Tháng 6, Hội nghị lần thứ 2 của Quốc vụ viện Trung Quốc khóa 6 đã phê chuẩn việc thành lập khu hành chính Hải Nam bao gồm cả hai quần đảo Tây Sa và Nam Sa (tức là quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa) của Việt Nam) đều thuộc tỉnh Quảng Đông của Trung Quốc

1988

Ngày 14-3, Trung Quốc đã đánh chìm 2 tàu lớn của hải quân Việt Nam, bắn hỏng một tàu khác, làm chết và bị thương 20 người, mất tích 74 người. Và các tàu Trung Quốc đã ngăn cản các tàu cứu trợ Việt Nam mang dấu hiệu thập đỏ khi triển khai các hoạt động cứu nạn. Chiến dịch này kéo dài đến ngày 6/4/1988 đã kết thúc với việc Trung quốc chiếm 6 nhóm đảo và đá ngầm gồm Đá Chữ Thập, Đá Châu Viên, Đá Ga Ven, Đá Tư Nghĩa, Đá Gạc Ma, Đá Xubi.

Ngày 3-4, Tỉnh Phú Khánh và Bộ Tư Lệnh Hải Quân thay mặt cả nước đã làm lễ truy điệu các chiến sĩ hải quân đã hy sinh trong sự kiện ngày 14/3/1988

Tháng 4, Chính Phủ Philippines đã bầu một thị trưởng cho một thị trấn trên các đảo đã chiếm được ở quần đảo Trường Sa. Đặt một cơ sở hành chính có tổ chức hơn cho phù hợp với yêu sách của Philippines đối với các đảo.

Thứ trưởng Bộ ngoại giao Malaysia ra tuyên bố rằng các đảo Hoa Lau, Kỳ Vân, Kiệu Ngựa và Louisa nằm trên thềm lục địa của Malaysia nên thuộc Malaysia

1989

Tháng 5, Trung Quốc chiếm thêm một đảo nhỏ và sau đó đặt bia chủ quyền trên các đảo và bãi đá đã chiếm được của Việt Nam tại quần đảo Trường Sa

Tháng 8, Việt Nam hoàn thành việc xây dưng một cụm dịch vụ - kinh tế - Khoa học, kĩ thuật trên quần đảo Trường Sa.

1995 Trung Quốc chiếm một số đảo nhỏ ở Trường Sa do Philippines yêu sách.

2007

Quốc Vụ Viện Trung Quốc phê chuẩn việc thành lập thành phố hành chính cấp huyện Tam Sa thuộc tỉnh Hải Nam trực tiếp quản lý 3 quần đảo trong đó có Hoàng Sa và Trường Sa.

Hành động này dẫn đến các cuộc biểu tình phản đối Trung Quốc ở Việt Nam Bộ Ngoại giao Việt Nam chính thức phản đối việc làm của Trung Quốc.

2008

Tổng thống Đài Loan Trần Thủy Biển đã bay đi thăm đảo Ba Bình thuộc Trường Sa

Việt Nam, Philippines phản đối hành động này của Tổng thống Đài Loan Để đáp trả, Phó Thủ tướng Malaysia Najib Tun Razak ra đảo Hoa Lau để thị sát tình hình và tái khẳng định chủ quyền của Malaysia đối với đảo này và 4 đảo khác vào 8-2008

2009

Ngày 10/3, Tổng thống Philippines, Arroyo đã ký ban hành Luật Cộng hòa số 9522 về đường cơ sở mới (đường cơ sở cũ năm 1968), qua đó quản lý quần đảo Trường Sa và bãi cạn Hoàng Nham theo “quy chế đảo”. Trung quốc, Đài loan, Việt nam phản đối.

Ngày 6/5, Malaysia và Việt Nam nộp bản báo cáo chung đăng ký thềm lục địa mở rộng khu vực phía nam Biển Đông lên Ủy ban ranh giới thềm lục địa Liên hợp quốc(CLCS).

Ngày 7-5, Trung Quốc gửi Công hàm CML/17/2009 và CML/18/2009 lên Tổng thư ký Liên hợp quốc phản đối, trong đó đính kèm bản đồ

“đường lưỡi bò”. Nội dung của Công hàm này nhấn mạnh: “Đối với chủ quyền không thể tranh cãi của Trung Quốc trên các đảo trong Biển Nam Trung Hoa và các vùng nước kế cận, cũng như các quyền chủ quyền và tài phán đối với các vùng nước, vùng đáy biển và lòng đất dưới đáy biển của chúng..” và “được quốc tế biết đến rộng rãi”.

Ngày 8-5, Việt Nam và Malaisia gửi Công hàm lên Liên Hợp Quốc để phản đối Trung Quốc.

Ngày 8-7, Indonesia là nước không có tranh chấp đã gửi Công hàm lên Liên Hợp Quốc, kết luận đường lưỡi bò của Trung Quốc là không có

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Áp dụng nguyên tắc hòa bình giải quyết tranh chấp quốc tế và vấn đề tranh chấp ở biển Đông 07 (Trang 69 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)