2.2. GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TRƯỚC TÒA ÁN CÔNG LÝ QUỐC
2.2.4. Giá trị pháp lý của phán quyết của Tòa án
Phán quyết của Tòa án có giá trị chung thẩm và bắt buộc thực hiện đối với các bên tranh chấp. Theo quy định của Hiến chương Liên hợp quốc:
1. Mỗi thành viên Liên hợp quốc cam kết tuân theo phán quyết của Tòa án quốc tế trong mọi vụ tranh chấp mà hội viên ấy là đương sự.
2. Nếu một bên đương sự trong một vụ tranh chấp không thi hành những nghĩa vụ mà họ phải chấp hành theo phán quyết của Tòa án, thì bên kia có thể khiếu nại với Hội đồng bảo an. Hội đồng bảo an nếu thấy cần thiết có thể có kiến nghị hoặc quyết định những biện pháp để làm cho phán quyết này được chấp hành.
Về nguyên tắc, phán quyết của Tòa án chỉ có giá trị bắt buộc đối với các bên tranh chấp. Tuy nhiên, nếu phán quyết của Tòa án có giải thích điều ước
quốc tế đa phương mà bên thứ ba là thành viên thì phán quyết ấy có hiệu lực đối với bên thứ ba.
Phán quyết của Tòa án sẽ không thể bị các bên tranh chấp kháng cáo, trong trường hợp có sự tranh cãi về ý nghĩa hoặc phạm vi quyết nghị thì Tòa án phải giải thích các vấn đề đó theo yêu cầu của bất kỳ bên nào. Mặc dù vậy, các quốc gia tranh chấp cũng có thể yêu cầu Tòa án xem xét lại quyết nghị của Tòa án (không phải là thủ tục xét xử phúc thẩm) trên cơ sở những tình tiết mới có ảnh hưởng quyết định đến việc giải quyết tranh chấp mà những tình tiết cả Tòa án và các bên tranh chấp đều không biết, với điều kiện tất yếu là việc không biết đó không phải là hậu quả của sự thiếu thận trọng của Tòa hoặc của các bên tranh chấp.
Yêu cầu xem xét lại phán quyết của Tòa cần phải được công bố thời hạn chậm nhất là 6 tháng sau khi phát hiện ra tình tiết mới và không một yêu cầu phúc thẩm nào được xem xét sau 10 năm kể từ ngày Tòa ra quyết nghị.
Cơ chế giải quyết tranh chấp bằng Tòa án công lý quốc tế là một cơ chế giải quyết tranh chấp khá hiệu quả, phán quyết của Tòa án thường đảm bảo tính chính xác, công bằng và khách quan, việc đảm bảo thực thi tuân thủ phán quyết của Tòa án cao hơn các biện pháp giải quyết tranh chấp khác. Bởi lẽ, nếu một bên tranh chấp không tuân thủ phán quyết của Tòa án thì bên kia có quyền yêu cầu Hội đồng bảo an Liên hợp quốc can thiệp.
Tuy nhiên, cơ chế giải quyết tranh chấp trước Tòa án công lý quốc tế cũng bộc lộ một số hạn chế như:
Tòa án xử và tuyên công khai nên không đảm bảo được bí mật cho các bên tranh chấp;
Thời hạn thụ lý hồ sơ, giải quyết vụ án quá dài (có vụ việc 5 năm, 10 năm hoặc lâu hơn) sẽ dẫn đến nguy cơ bất ổn trong quan hệ quốc tế, xung đột, bất đồng giữa các quốc gia sẽ ngày càng gia tăng. Mặt khác, thời gian giải quyết tranh chấp kéo dài sẽ làm cho chi phí của các bên tranh chấp đối với vụ kiện là rất lớn.
Các thẩm phán của Tòa án có thể bị lôi kéo, mua chuộc vì mục đích riêng (đặc biệt là các mục đích chính trị)
Mặt khác, Tòa án chỉ có thẩm quyền giải quyết tranh chấp giữa các quốc gia nên các chủ thể khác của luật quốc tế không có quyền sử dụng cơ chế giải quyết tranh chấp bằng Tòa án công lý quốc tế. Chính vì vây, số lượng các vụ việc được chuyển đến và được Tòa án giải quyết rất hạn chế.
Bên cạnh đó, cơ chế chấp nhận trước thẩm quyền trước của Tòa án cũng bị hạn chế bởi sự chấp nhận các bảo lưu của các quốc gia. Chính vì vậy, các lĩnh vực mà các quốc gia không muốn từ bỏ sự kiểm soát của mình, các quốc gia thường bảo lưu. Thực tiễn, các quốc gia có thể tuyên bố bảo lưu thẩm quyền xét xử của Tòa án trong các trường hợp sau đây:
- Những vụ việc mà các bên tranh chấp thỏa thuận lựa chọn các biện pháp giải quyết tranh chấp khác.
- Những vụ việc liên quan đến những sự kiện xảy ra vào thời điểm có chiến tranh hay xung đột.
- Những vụ việc thuộc thẩm quyền của Tòa án quốc gia.
Cuối cùng, sẽ rất khó và hầu như Tòa án không thể giải quyết được tranh chấp có liên quan đến các quốc gia thường trực Hội đồng bảo an Liên hợp quốc nếu các quốc gia này là quốc gia bị đơn, và nếu có thì phán quyết của Tòa án cũng rất khó được thực hiện. Bởi lẽ, với vị thế chính trị và ảnh hưởng của mình tại Hội đồng bảo an Liên hợp quốc, trong trường hợp có sự bất lợi cho họ, các quốc gia này sẽ tìm cách trì hoãn hoặc không thực hiện các phán quyết của tòa án hoặc gây cản trở Hội đồng bảo an ra nghị quyết yêu cầu tuân thủ phán quyết của Tòa.
2.2.5. Thẩm quyền tƣ vấn pháp luật của Tòa án công lý quốc tế
Ngoài thẩm quyền xét xử, Tòa án còn có thẩm quyền tư vấn pháp luật theo yêu cầu của cơ quan chính của Liên hợp quốc và các tổ chức chuyên môn được Đại hội đồng cho phép. Thẩm quyền này được quy định tại Hiến chương Liên hợp quốc, cụ thể:
1. Đại hội đồng hay Hội đồng bảo an có thể hỏi ý kiến của Tòa án quốc tế về mọi vấn đề pháp lý. Ý kiến của Tòa án quốc tế không có tính cách rằng buộc Đại hội đồng hay Hội đồng bảo an.
2. Tất cả các cơ quan khác nhau của Liên hợp quốc và các tổ chức chuyên môn, trong một lúc nào đó, được Đại hội đồng cho phép cũng có quyền hỏi ý kiến Tòa án quốc tế về những vế đề pháp lý có thể đặt ra trong phạm vi hoạt động của họ. Ý kiến ấy cũng không rằng buộc các cơ quan và tổ chức ấy.
Thủ tục tư vấn được bắt đầu bằng việc Tổng thư ký Liên hợp quốc hoặc các giám đốc hoặc các thư ký của cơ quan yêu cầu tư vấn nộp một văn bản yêu cầu tư vấn gửi đến Ban thư ký Tòa án.
Trong trường hợp khẩn cấp, Tòa án có thể làm những gì được cho là cần thiết để đẩy nhanh tốc độ của quá trình tư vấn. Sau khi nhận được yêu cầu tư vấn, Tòa án sẽ rút ra một danh sách các quốc gia và tổ chức quốc tế có khả năng cung cấp thông tin về những vấn đề đó trước Tòa. Nhìn chung các quốc gia được liệt kê đều là các thành viên của tổ chức yêu cầu ý kiến tư vấn, bao gồm những quốc gia mà Tòa án mở ra trong quá trình giải quyết vụ tranh chấp.
Theo quy định tại Điều 66 Quy chế Tòa án, Thư ký tòa sẽ nhanh chóng thông báo kết luận tư vấn cho tất cả các nước có quyền tham gia vào Tòa. Ngoài ra, Thư ký Tòa cũng sẽ thông báo cho một nước bất kỳ có quyền đến Tòa cũng như một tổ chức quốc tế bất kỳ nào có thể (theo ý kiến của Chánh Tòa án nếu như Tòa án không họp) cung cấp những tin tức về vấn đề cụ thể đó, rằng Tòa án sẵn sàng nhận trong thời hạn Chánh án đã quy định, tất cả những tài liệu văn bản báo cáo có liên quan đến vấn đề, hoặc sẵn sàng nghe những báo cáo bằng lới trong phiên họp công khai được triệu tập nhằm mục đích đó.
Nếu quốc gia có quyền đến Tòa không nhận được thông báo đặc biệt đã được nhắc đến ở khoản 2 của điều này, thì quốc gia đó có thể bày tỏ nguyện vọng được đệ trình bản báo cáo bằng văn bản hoặc được nghe Tòa án thông qua quyết định về vấn đề đó.
Các quốc gia và tổ chức đệ trình các bản báo cáo bằng văn bản hoặc bằng lời được phép thỏa luận các báo cáo của các quốc gia hoặc các tổ chức khác ở hình thức giới hạn và trong thời hạn do Tòa hoặc do Chánh án Tòa án quyết định trong
từng trường hợp riêng biệt (nếu như Tòa án không họp). Để đạt được mục đích này, thư ký Tòa thông báo, trong thời hạn cần thiết, tất cả những bản báo cáo bằng văn bản đó cho các nước và các tổ chức đã gửi những bản báo cáo tương tự.
Theo quy định tại Điều 67: Tòa án sẽ đưa ra kết luận tư vấn của mình trong phiên họp công khai đã được báo cáo trước cho Tổng thư ký và các đại diện của các thành viên của Liên hợp quốc trực tiếp có liên quan và cho đại diện của các nước và các tổ chức quốc tế khác.
2.3. GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP THEO HIỆP ƯỚC THÂN THIỆN, HỢP
TÁC ĐÔNG NAM Á (HIỆP ƯỚC BALI) NGÀY 24/2/1976
Theo Hiệp ước thân thiện, hợp tác Đông Nam Á năm 1976, khi có tranh chấp, các bên tham gia sẽ thành lập một Hội đồng cấp cao (High Council) với thành phần gồm một đại diện cấp Bộ trưởng của mỗi bên tham gia ký kết Hiệp ước. Hội đồng này có nhiệm vụ xem xét vụ tranh chấp và tình thế cụ thể có khả năng đe dọa hòa bình và ổn định trong khu vực và được thành lập sau khi tranh chấp xảy ra. Hội đồng cấp cao đề xuất cho các bên tranh chấp những biện pháp thích hợp để giải quyết tranh chấp. Hội đồng cũng có thể đứng ra làm trung gian dàn xếp, điều tra hoặc hòa giải.
Trước khi quyết định, trên cơ sở những giới thiệu và những hành động khác được quy định tại Hiệp ước, Hội đồng phải đảm bảo rằng tranh chấp hoặc tình thế thuộc phạm vi xem xét của Hội đồng theo Hiệp ước và các điều kiện được quy định bởi Hiệp ước cho hành động đề xuất được đáp ứng.
Hội đồng cũng có thể thành lập những nhóm công tác Ad Hoc nếu thấy cần thiết để trợ giúp Hội đồng hoàn thành các chức năng và trách nhiệm của mình. Trong trường cần thiết, Hội đồng sẽ kiến nghị những biện pháp thích hợp để ngăn chặn không cho một tranh chấp hoặc tình thế thực tế có thể trở nên xấu đi.
Cần lưu ý rằng, cơ chế giải quyết thông qua Hội đông cấp cao như trên phải được tất cả các bên tranh chấp đồng thuận. Những nước không phải là một bên tranh chấp cũng có quyền đưa ra đề nghị giúp đỡ nhằm giải quyết tranh chấp.
viên của Hiệp ước Bali. Hiện nay, Nhật Bản và Cộng hòa Liên bang Nga cũng bày tỏ quan điểm mong muốn gia nhập Hiệp ước Bali. Do vậy, các quốc gia này cũng có thể áp dụng cơ chế giải quyết tranh chấp này để giải quyết các tranh chấp có liên quan với các nước thành viên ASEAN.
* Quy tắc tố tụng
Quy tắc tố tụng để giải quyết tranh chấp chính trị của ASEAN bao gồm ba bước cơ bản sau đây:
Bước 1: Thông báo về tranh chấp
Một quốc gia khi viện dẫn thủ tục tố tụng của Hội đồng cấp cao sẽ thông báo bằng văn bản qua đường ngoại giao cho Chủ tịch Hội đồng (là đại diện của quốc gia thành viên Hiệp ước, tại thời điểm hiện tại đang giữ chức Chủ tịch Ủy ban thường trực của ASEAN) và những quốc gia ký kết khác.
Thông báo này phải nêu rõ nguồn gốc của tranh chấp hoặc tình thế được chuyển đến Hội đồng cũng như các bên tranh chấp, yêu sách tương ứng của họ cũng như cơ sở để Hội đồng xem xét vụ việc tranh chấp hoặc tình thế phù hợp với Hiệp ước.
Một bên ký kết, ít nhất trong vòng 14 ngày trước khi thông báo như trên sẽ thông báo bằng văn bản qua kênh ngoại giao hoặc ý định làm như vậy cho quốc gia là một bên trong tranh chấp.
Bước 2: Đồng ý giải quyết tranh chấp của các bên
Căn cứ vào thông báo bằng văn bản nói trên, vị Chủ tịch sẽ tìm kiếm sự nhất trí bằng văn bản của tất cả các bên tranh chấp về việc đồng ý áp dụng các quy tắc giải quyết tranh chấp như đước quy định tại Điều 16 của Hiệp ước.
Bước 3: Các cuộc họp của Hội đông cấp cao.
Căn cứ vào sự chấp thuận của các bên tranh chấp, Chủ tịch của Ủy ban sẽ triệu tập một cuộc họp của Hội đồng trong vòng 6 tuần và thông báo cho tất cả các đại diện cũng như các thành viên khác ít nhất 3 tuần trước khi diễn ra cuộc họp. Thông báo này sẽ gửi kèm với các bản copy của thư thông báo cũng như văn bản chấp thuận có liên quan.
Các cuộc họp của Hội đồng cấp cao sẽ được tổ chức tại bên ký kết là Chủ tịch hoặc tại một địa điểm nào khác do Hội đồng quyết định. Thành phần đại biểu của các cuộc họp sẽ bao gồm tất cả đại diện của Hội đồng.
Các bên ký kết là những quốc gia ngoài Đông Nam Á, không liên quan trực tiếp đến tranh chấp, có thể yêu cầu của Chủ tịch cho phép đại diện bởi các quan sát viên tại các cuộc họp của Hội đồng, trừ khi Hội đồng quyết định khác. Quan sát viên có thể phát biểu tại cuộc họp nếu như Hội đồng cho phép họ có quyền làm như vậy.
Theo quy định, tiếng Anh là ngôn ngữ làm việc của Hội đồng. Tất cả các quyết định của Hội đồng sẽ được tiến hành trên cơ sở đồng thuận tại mỗi cuộc họp được triệu tập.
2.4. GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TẠI TÒA ÁN QUỐC TẾ VỀ LUẬT BIỂN
Tòa án quốc tế về Luật biển là cơ quan tài phán độc lập và thường trực được thành lập và hoạt động theo quy định của Công ước 1982 và quy chế Tòa án theo Phụ lục VI Công ước 1982. Tòa án đặt trụ sở tại Hăm-Buốc, Cộng hòa Liên bang Đức.
* Thành phần của Tòa án quốc tế về Luật biển
Theo quy định tại khoản 1, Điều 2, Mục 1, Phụ lục VI Công ước 1982 Tòa án quốc tế về Luật biển gồm 21 Thẩm phán được tuyển chọn trong số các nhân vật có uy tín nhất về công bằng và liêm khiết, có năng lực chuyên môn trong lĩnh vực Luật biển.
Thành phần của Thẩm phán phải đảm bảo có sự đại diện của các hệ thống pháp lý chủ yếu trên thế giới và một sự phân chia công bằng về mặt địa lý và không thể có 2 Thẩm phán là công dân của một quốc gia.
Mỗi nhóm theo địa lý do Đại hội đồng Liên hợp quốc xác định, phải có ít nhất 3 thành viên trong Tòa án
Cuộc bầu cử đầu tiên đã được tiến hành vào ngày 1/8/1996, dù không đảm bảo thời gian là sáu tháng sau ngày công ước có hiệu lực như quy định tại khoản 3, Điều 4, Mục 1, Phụ lục VI Công ước năm 1982. Kết quả bầu cử thành phần Thẩm phán đầu tiên của Tòa năm 1996 cho thấy các nước đang phát triển có vai trò ngày càng tăng trong hệ thống pháp luật quốc tế, cũng như sự thắng thế của những nước này sau hội nghị thành lập Tòa án quốc tế về Luật biển đầu tiên.
Các thành viên của Tòa có nhiệm kỳ chín năm và có thể được tái cử. Tuy nhiên, đối với các thành viên được bầu cử ở cuộc bầu cử đầu tiên, bảy người sẽ mãn nhiệm sau ba năm và bảy người khác sẽ mãn nhiệm sau sáu năm. Vào năm 2002, thời hạn sáu năm dành cho bày vị Thẩm phán đều tiên đã kết thúc. Năm 2005, thành phần Thẩm phán của Tòa án quốc tế về Luật biển trong lần bầu cử đầu tiên đã được thay đổi hoàn toàn.
Ngoài Thẩm phán được bầu theo nhiệm kỳ cố định thì một hoặc các bên tranh chấp có quyền đề cử Thẩm phán Ad Hoc. Theo đó, để đảm bảo sự bình đẳng trước Tòa, các bên có quyền loại bỏ Thẩm phán mang quốc tịch của một trong các bên tranh chấp hoặc có thể lựa chọn một Thẩm phán Ad Hoc mang quốc tịch của nước mình để bổ sung vào thành phần của Tòa án. Các thẩm phán này cũng phải là người có phẩm chất đạo đức, năng lực thật sự trong lĩnh vực Luật biển, hoặc