Thực tế chuẩn bị các điều kiện công nhận, áp dụng án lệ ở Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) án lệ kinh nghiệm một số nước trên thế giới và định hướng phát triển ở việt nam (Trang 122 - 128)

1.2.1 .Khái niệm và phân loại nguồn pháp luật

2.4. Thực tiễn công nhận và việc chuẩn bị các điều kiện áp dụng án lệ ở Việt

2.4.2. Thực tế chuẩn bị các điều kiện công nhận, áp dụng án lệ ở Việt Nam

2.4.2. Thực tế chuẩn bị các điều kiện công nhận, áp dụng án lệ ở Việt Nam hiện nay hiện nay

Hệ thống pháp luật của chúng ta được thiết lập theo quan niệm của Nhà nước xã hội chủ nghĩa, bắt nguồn từ Liên Xô, là hệ thống pháp luật xã hội chủ nghĩa, có sự giao thoa giữa nhiều hệ thống pháp luật trên thế giới, được xây dựng một cách đặc biệt và hài hòa phù hợp với đặc thù riêng của thể chế chính trị. Do vậy, thực tế Việt Nam đã chuẩn bị các điều kiện để công nhận, áp dụng án lệ ở Việt Nam hiện nay.

2.4.2.1. Về công tác phổ biến án lệ

Thứ nhất, phổ biến nhất là những văn bản tổng kết hướng dẫn nghiệp vụ

xét xử hằng năm của TANDTC để tạm gỡ các vướng mắc trong công tác xét xử của cấp dưới. Văn bản này có thể là thông tư liên tịch của TAND Tối cao với các bộ, ngành liên quan, hay nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao…Thực tế cho thấy, hầu hết các tòa địa phương đều tham khảo các phán quyết của tòa cấp trên đặc biệt là các bản án dân sự, mặc dù họ không bắt buộc phải làm như thế. Vì theo luật, nếu không áp dụng, bản án của họ có thể bị giám đốc thẩm, tái thẩm…và thực tế cho thấy các bản án của tòa án Tối cao thường chính xác và hợp lí hơn.

Mặt khác, thông qua thực tiễn hoạt động xét xử của hệ thống tòa án, TANDTC giải đáp những vướng mắc của các Tòa án cấp dưới về đường lối xét

xử tội phạm cụ thể hoặc việc vận dụng qui phạm pháp luật,… để các Tòa án cấp dưới nghiên cứu rút kinh nghiệm trong xét xử, có thể coi như là án lệ, dù đó chưa phải là một quy định bắt buộc, nhưng có tính định hướng để các Tòa án cấp dưới vận dụng thống nhất trong việc xét xử các vụ án tương tự. Tuy chỉ là tài liệu lưu hành nội bộ, như trong phần “Lời nói đầu” của quyển Giải đáp một số vấn đề về hình sự, dân sự, kinh tế, lao động, hành chính và tố tụng của TANDTC xuất bản năm 1999, có viết: “…Nhằm phục vụ cho công tác bảo vệ

pháp luật và nghiên cứu, TANDTC biên tập lại các vấn đề đã được giải đáp tại các công văn thành cuốn …”. Mặt khác, hàng năm TANDTC đều tổ chức tổng

kết rút kinh nghiệm thực tiễn, hướng dẫn công tác xét xử, từ văn bản tổng kết hướng dẫn nghiệp vụ xét xử TANDTC kịp thời tháo gỡ các vướng mắc trong công tác chuyên môn của Tòa án cấp dưới. Văn bản này có thể là nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán TANDTC,…

Thứ hai là việc chọn lọc xuất bản một số quyết định của Hội đồng Thẩm

phán TANDTC - các bản án có tính chất hướng dẫn, nhất là về đường lối xét xử; xúc tiến việc chọn lọc xuất bản dưới dạng “Sách chuyên khảo”; “Tạp chí TANDTC” trong nhiều lĩnh vực, gồm: Hình sự, Dân sự, Thương mại,…phục vụ cho xét xử, nghiên cứu khoa học và cho đông đảo người dân biết, vận dụng hay tham khảo. Như vậy, rõ ràng các văn bản chứa đựng nội dung có tính hướng dẫn công tác xét xử này chính là một dạng án lệ mà các Tòa án địa phương luôn vận dụng trong công tác nghiệp vụ của mình.

Thứ ba là việc các cơ quan tố tụng trung ương tổng hợp các quyết định

giám đốc thẩm, tái thẩm vào chung một quyển để xuất bản định kỳ hoặc hằng năm. Năm 2004, Tạp chí tòa án nhân dân dưới sự chỉ đạo của phó chánh án thường trực TANDTC Đặng Quang Phương đã tổ chức biên soạn và công bố hai số chuyên đề công bố một số quyết định giám đốc thẩm của TANDTC gốm có hai quyển, quyển thứ nhất về dân sự, kinh doanh, thương mại, lao động năm 2003-2004, quyển thứ hai là về hình sự, hành chính. Giữa năm 2005, TAND

Tối cao đã công bố toàn bộ các quyết định giám đốc thẩm của Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao từ năm 2000 đến 2004. Các bản án này đều được được đánh giá là mẫu mực, có giá trị rất lớn để các thẩm phán, luật sư và nhân dân tham khảo, vận dụng vào các tình huống tương tự của mình.

Nhận thấy sự cần thiết của việc công khai bản án, trang web “sưu tầm án lệ” Việt Nam (http://e-lawreview.com) cũng được Bộ Thông tin và Truyền thông cấp phép hồi tháng 5-2008. Trang web chứa đựng những bản án được sắp xếp theo loại tranh chấp đặc biệt là có cả bài tranh luận của luật sư… Website này đã tạo ra một kênh truyền thông mang tính tương tác và có ý nghĩa rất lớn, thể hiện được sự quan tâm cũng như nhu cầu của xã hội nói chung, của giới làm luật nói riêng về việc tìm hiểu các bản án.

Tháng 4/2010, TANDTC đã khai trương cổng thông tin điện tử

(http://www.toaan.gov.vn) để công bố các quyết định giám đốc thẩm nhằm

mục đích công khai bản án theo tinh thần cải cách tư pháp. Hiện tại, trang web đã đăng tải rất nhiều quyết định giám đốc thẩm, chủ yếu từ năm 2003 đến 2006 và cập nhật một số quyết định mới của các năm 2009, 2010.

Đặc biệt, ngày 06 tháng 4 năm 2016, Chánh án TANDTC đã ban hành Quyết định số 220/ QĐ-CA quyết định về việc công bố án lệ, trong đó có 06 án lệ đã được Hội đồng Thẩm phán TANDTC thông qua ngày 06/4/2016. Ngày 19/10/2016, Hội đồng Thẩm phán TANDTC thông qua thêm 04 án lệ mới. Như vậy, có thể nói án lệ đã chính thức được công nhận trong hệ thống pháp luật Việt Nam nhưng mới chỉ có 10 án lệ được thông qua là quá ít để thực tiễn các tòa án tham khảo và vận dụng trong xét xử.

2.4.2.2. Về đào tạo thẩm phán

Nếu coi án lệ là một loại nguồn pháp luật thì việc tòa án viện dẫn và áp dụng án lệ cũng có cách thức riêng của nó. Thẩm phán của các nước dân luật thành văn dùng phương pháp diễn dịch để lập luận các quy định của họ trong xét xử bằng cách xuất phát căn cứ pháp lý từ những quy định chung, các quy

phạm pháp luật. Thẩm phán trong hệ thống luật thành văn không sáng tạo ra pháp luật trong quá trình xét xử. Họ bắt đầu lập luận của mình trong các quyết định của tòa án với hàng loạt các khái niệm, định nghĩa, nguyên tắc, quy phạm có sẵn trong văn bản quy phạm pháp luật. Phương pháp diễn dịch sử dụng để áp dụng các quy định được nêu ra với các vụ án cụ thể.

Trong khi đó, trong thông luật, thẩm phán lập luận trong các quyết định của tòa án theo cách quy nạp, tức là bắt đầu sự lập luận pháp luật trong bản án từ những án lệ cụ thể. Án lệ là yếu tố quan trọng trong lập luận của thẩm phán, luật sư các nước thông luật. Việc áp dụng án lệ trong hệ thống thông luật được tuân thủ theo nguyên tắc gọi là “Stare decisis” đòi hỏi các thẩm phán tuân theo án lệ và không làm xáo trộn đến các vấn đề pháp luật đã được giải quyết. Trong mỗi bản án tạo ra án lệ, thẩm phán phải tìm hiểu được câu hỏi về pháp luật trong vô số những tình huống về thực tiễn của vụ án. Chính câu hỏi về pháp luật đã tạo ra các quy phạm, nguyên tắc pháp luật trong án lệ. Đồng thời các thẩm phán phải tìm ra, viện dẫn chính xác lập luận của vụ án để tạo thành án lệ. Mỗi án lệ trong thông luật có sự phân biệt giữa phần được coi là lý do cho việc ra quyết định, trong đó bày tỏ những lập luận quan trọng của thẩm phán để đi đến quyết định. Ở Việt Nam khi viện dẫn các án lệ đã có, các thẩm phán phải nhận diện và viện dẫn chính xác, logic phần được gọi là lý do cho việc ra quyết định để áp dụng án lệ sao cho thuyết phục đối với một vụ án cụ thể. Xuất phát từ việc xây dựng và sử dụng án lệ luôn đặt vai trò của thẩm phán lên hàng đầu vì họ là người trực tiếp xây dựng và sử dụng án lệ nên cần nâng cao trình độ pháp lý của các thẩm phán; cần phải bảo đảm yếu tố tranh luận và sự đa dạng về lý lẽ khi đưa ra lập luận pháp lý của các thẩm phán; cần phải mở rộng nguồn tài liệu là cơ sở đưa ra các lập luận hay lý lẽ thể hiện các quyết định, bản án của toà án.

Trong công tác triển khai án lệ, Hội đồng Thẩm phán TANDTC đã thông qua 6 án lệ và phát hành cuốn Tuyển tập án lệ đầu tiên của TANDTC.

Chánh án TANDTC đã ban hành Chỉ thị số 04/2016/CT-CA ngày 30/5/2016 về việc tăng cường công tác phát triển án lệ và công bố, áp dụng án lệ trong xét xử và Chỉ thị số 03/2016/CT-CA ngày 04/4/2016 về việc tăng cường thực hiện cải cách thủ tục hành chính tư pháp tại TAND. Lãnh đạo TANDTC đã hoàn thiện hồ sơ, trình và được Uỷ ban thường vụ Quốc hội thông qua các Nghị quyết về việc giao bổ sung chỉ tiêu Thẩm phán cao cấp, Thẩm phán trung cấp và Thẩm phán sơ cấp cho TAND; Nghị quyết về chế độ phụ cấp đối với Thẩm phán TANDTC và Nghị quyết về trang phục, giấy chứng minh của Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân. Học viện Tòa án tổ chức kỳ thi tuyển chọn Thẩm phán sơ cấp và trung cấp đầu tiên theo quy định của Luật Tổ chức TAND năm 2014…

Liên quan đến việc đào tạo thẩm phán, Chánh án TANDTC yêu cầu tất cả các đơn vị phải có chiến lược quy hoạch, làm đúng quy trình, chọn đúng người, nếu nhân sự tại chỗ không có thì phải xin từ nơi khác về. Trong quý III năm 2016, các đơn vị phải kiện toàn về mặt tổ chức; khẩn trương bổ nhiệm số Thẩm phán vừa thi xong; phải hướng dẫn địa phương xem xét việc bổ nhiệm, tái bổ nhiệm; nếu quy trình cũ hợp lý thì tiếp tục thực hiện, nếu có bất cập thì sửa đổi; việc tổ chức thi tuyển Thẩm phán cao cấp phải chu đáo; quá trình đào tạo để bổ nhiệm Thẩm phán cần thông báo cho các địa phương có nhu cầu đào tạo…Bên cạnh đó cũng đề nghị lãnh đạo các đơn vị phải tăng cường kỷ cương, kỷ luật công tác, duy trì nền nếp công vụ tại cơ quan, kiểm tra đôn đốc cán bộ, nhân viên thực hiện tốt nhiệm vụ.

2.4.2.3. Về cơ chế áp dụng, công bố

Điều 8 Nghị quyết 03/2015/NQ-HĐTP đã quy định rõ ràng về cơ chế áp dụng và công bố án lệ trong xét xử: “1. Án lệ được nghiên cứu, áp dụng trong

xét xử sau 45 ngày kể từ ngày công bố hoặc được ghi trong quyết định công bố án lệ của Chánh án Toà án nhân dân tối cao.

2. Khi xét xử, Thẩm phán, Hội thẩm phải nghiên cứu, áp dụng án lệ để giải quyết các vụ việc tương tự, bảo đảm những vụ việc có tình tiết, sự kiện

pháp lý giống nhau phải được giải quyết như nhau. Trường hợp áp dụng án lệ thì số bản án, quyết định của Toà án có chứa đựng án lệ, tính chất, tình tiết vụ việc tương tự được nêu trong án lệ và tính chất, tình tiết vụ việc đang được giải quyết, vấn đề pháp lý trong án lệ phải được viện dẫn, phân tích, làm rõ trong bản án, quyết định của Toà án; trường hợp không áp dụng án lệ thì phải phân tích, lập luận, nêu rõ lý do trong bản án, quyết định của Toà án”.

Như vậy, về nguyên tắc, việc nghiên cứu, áp dụng án lệ trong xét xử là yêu cầu bắt buộc. Khi áp dụng án lệ để giải quyết các vụ việc tương tự, tên của án lệ, tính chất, tình tiết tương tự được nêu trong án lệ và tính chất, tình tiết vụ việc đang được giải quyết, vấn đề pháp lý được án lệ giải quyết, phải được viện dẫn, phân tích, làm rõ trong bản án, quyết định của Toà án. Trường hợp Thẩm phán, Hội thẩm không áp dụng án lệ thì phải nêu rõ lý do. Nguyên tắc này cần được quy định bổ sung vào Bộ luật tố tụng hình sự (sửa đổi), Bộ luật tố tụng dân sự (sửa đổi), Luật tố tụng hành chính (sửa đổi) trình Quốc hội xem xét.

2.4.2.5. Về thẩm quyền công nhận án lệ

Án lệ trong hệ thống pháp luật Việt Nam sẽ chủ yếu là án lệ hình thành trong quá trình tòa án giải thích và áp dụng các quy phạm pháp luật. Tuy nhiên, bất cập hiện nay là pháp luật chưa chính thức thừa nhận thẩm quyền giải thích pháp luật của tòa án trong hệ thống pháp luật Việt Nam. Tại khoản 5 Điều 27 của Luật tổ chức Tòa án nhân dân 2014 chỉ quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Chánh án TANDTC đó là: “Chỉ đạo việc tổng kết thực tiễn xét

xử, xây dựng và ban hành Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao bảo đảm áp dụng thống nhất pháp luật trong xét xử; tổng kết phát triển án lệ, công bố án lệ.”.

Trong hệ thống pháp luật Common law như pháp luật Mỹ, việc bắt buộc phải sử dụng án lệ để giải thích các quy định pháp luật của các văn bản pháp luật đã trở thành một thông lệ. Theo pháp luật Mỹ, theo Hiến pháp, Tòa án tối cao liên bang có thẩm quyền cao nhất trong việc giải thích các quy định của

pháp luật liên bang. Các tòa án tối cao của mỗi bang sẽ có thẩm quyền cao nhất trong việc giải thích các văn bản luật được ban hành bởi cơ quan lập pháp của bang mình. Ở nước Anh, một mặt Nghị viện Anh có thẩm quyền giải thích pháp luật. Mặt khác, các tòa án của nước Anh cũng có thẩm quyền giải thích pháp luật. Do đó, ở Việt Nam nên có sự thừa nhận về mặt pháp lý chức năng giải thích pháp luật của thẩm phán ở Việt Nam (trước hết là các Thẩm phán của TANDTC), nghĩa là chúng ta nên cải cách và bổ sung chức năng của TANDTC theo hướng được trao thẩm quyền giải thích pháp luật.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) án lệ kinh nghiệm một số nước trên thế giới và định hướng phát triển ở việt nam (Trang 122 - 128)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(169 trang)