.Nội dung và cấu trúc của án lệ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) án lệ kinh nghiệm một số nước trên thế giới và định hướng phát triển ở việt nam (Trang 30 - 34)

1.1 .Những vấn đề lý luận chung về án lệ

1.1.4 .Nội dung và cấu trúc của án lệ

1.1.4.1.Nội dung của án lệ

Án lệ là việc tòa án cấp dưới xét xử vận dụng các phán quyết có từ trước của tòa cấp trên để đưa ra một phán quyết mới tương tự trong một vụ việc tương tự. Một án lệ trong hệ thống dân luật và thông luật được công bố phải bao gồm những nội dung sau:

- Tên của vụ việc được Toà án giải quyết;

- Số bản án, quyết định của Toà án có chứa đựng án lệ;

- Từ khoá về những vấn đề pháp lý được giải quyết trong án lệ;

- Các tình tiết trong vụ án và phán quyết của Toà án có liên quan đến án lệ; - Vấn đề pháp lý có giá trị hướng dẫn xét xử được giải quyết trong án lệ.

1.1.4.2.Cấu trúc của án lệ

Án lệ được hiểu là các bản án đã tuyên hoặc sự giải thích, áp dụng pháp luật được coi như tiền lệ làm cơ sở để để các thẩm phán sau đó có thể áp dụng trong các trường hợp tương tự.

Cấu trúc của án lệ cũng bao gồm hai phần: phần đầu là những cơ sở, lý do, nguyên tắc pháp lý để ra phán quyết ; Phần thứ 2 là những tuyên cáo, bình luận, quan điểm của các thẩm phán. Như vậy, cấu trúc của án lệ ở các nước thông luật và dân luật đều bao gồm hai phần (lý do đưa ra phán quyết và những tuyên cáo, bình luận, quan điểm của các thẩm phán). Tuy nhiên, xuất phát từ nguyên tắc: án lệ mang tính bắt buộc trong hệ thống thông luật và không bắt buộc trong hệ thống dân luật nên các phần trong cấu trúc án lệ có những khác biệt.

Trong hệ thống thông luật, án lệ được chia thành hai phần phần đầu (retio dencidendi) là những cơ sở, lý do, nguyên tắc pháp lý để ra phán quyết và phần này thì có hiệu lực bắt buộc các thẩm phán phải tuân theo. Phần thứ 2 (obiter dictum) là những tuyên cáo, bình luận của các thẩm phán và phần này thì không bắt buộc các thẩm phán phải tuân theo. Như vậy, không phải tất cả những phần nêu ra trong một án lệ đều mang tính bắt buộc. Sẽ có những phần bắt buộc và những phần không bắt buộc (tuy rằng phần không bắt buộc này vẫn thuyết phục các bên tham gia vụ án tuân thủ). Theo sự giải thích đó thì cơ sở pháp lý, nguyên tắc pháp lý là phần để tòa quyết định vụ việc và nó mang tính chất bắt buộc. Còn phần bình luận chỉ là việc nêu ra những lý lẽ, giải thích thêm của thẩm phán về vụ việc đã qua và do đó nó không mang tính bắt buộc cho những trường hợp sau này. Những lý do mà các thẩm phán đưa ra để giải thích thêm nằm ngoài phạm vi của cơ sở pháp lý và họ cũng không cần kiểm tra cũng như xem xét đến hậu quả của nó. Mục đích của việc đưa ra luận cứ này chỉ mang tính chất là giải thích hay minh họa để phân biệt giữa vụ việc này với vụ việc khác mà thôi. Đây là cấu trúc án lệ trong các nước thông luật.

Tuy nhiên, xuất phát từ nguyên tắc áp dụng án lệ không mang tính bắt buộc nên cả hai phần trong hệ thống dân luật thành văn đều không bắt buộc các thẩm phán phải tuân theo. Căn cứ pháp luật cho việc quyết định bản án dựa trên căn cứ của văn bản quy phạm pháp luật hơn là án lệ. Khi mà không có nguyên tắc tuân theo án lệ thì tòa án cấp trên cũng không có thẩm quyền xử lý các tòa án cấp dưới khi các tòa án cấp dưới không tuân thủ đường lối xét xử của tòa án cấp trên. Có trường hợp tòa án cấp dưới bảo vệ quan điểm của mình đối với việc giải thích pháp luật thi tòa án cấp trên phải xem xét lại quan điểm giải thích pháp luật của nó trong các quyết định trước đây của tòa án này. Và tất nhiên, tòa cấp trên cũng không có nghĩa vụ phải tuân theo án lệ của chính nó. Trừ trường hợp án lệ của Tòa án Hiến pháp liên bang Đức mang tính bắt buộc. Hệ thống pháp luật Đức về cơ bản là một hệ thống pháp luật thuộc hệ

thống pháp luật thành văn, trong đó các quyết định của tòa án không có giá trị ràng buộc. Chỉ có những quyết định của Tòa án Hiến pháp Đức là có giá trị bắt buộc như luật. Do đó, phần đầu (retio dencidendi) là những cơ sở, lý do, nguyên tắc pháp lý để ra phán quyết thì có hiệu lực bắt buộc các thẩm phán phải tuân theo.

1.1.5. Án lệ và án mẫu

Án mẫu là những bản án được xây dựng trên những cơ sở pháp luật hết sức vững chắc mà trong những tình huống như vậy, khó có thể đưa ra phán quyết khác được; do đó, khi có những tình huống tương tự thì tòa án phải đưa ra các phán quyết tương tự [2]. Như vậy, khi bản án được coi là án

mẫu thì Toà án tối cao sẽ chuyển tải đến các Toà án cấp dưới để tham khảo và các Toà án cấp dưới coi đó là những “khuôn mẫu” để xét xử những vụ án tương tự.

Điểm giống nhau giữa án lệ và án mẫu là trong các điều kiện tương tự thì tòa án đều phải ra những phán quyết chung được coi là chuẩn mực và các phán quyết đó được thừa nhận như những giá trị bắt buộc chung. Đây là điều đã gây ra khá nhiều nhầm lẫn giữa án lệ và án mẫu nếu như không cẩn thận khi nghiên cứu. Bởi trong khi án lệ được phát triển từ các bản án, quyết định của Tòa án trước khi có các văn bản quy phạm pháp luật và vẫn còn được áp dụng bởi các Tòa án khi đã có văn bản quy phạm pháp luật thì ngược lại không giống như án lệ, có thể nói môi trường áp dụng của án mẫu trong các quan hệ pháp luật dường như không có những hạn chế trong các ngành luật. Việc ra đời của án mẫu xuất phát từ những cơ sở pháp luật hết sức chặt chẽ mà trong những tình huống tương tự khó có thể đưa ra phán quyết khác được.

Tuy nhiên, điểm khác nhau rõ ràng giữa án lệ và án mẫu là ở chỗ, khi nói đến án lệ, người ta thường nói đến sự khiếm khuyết của các quy phạm pháp luật trong một hệ thống pháp luật. Thông thường, án lệ chỉ xuất hiện khi có một sự kiện pháp lý mới nảy sinh mà chưa có những quy phạm pháp luật

thực định điều chỉnh cụ thể về lĩnh vực đó hoặc do xung đột pháp luật mà chưa có các dẫn chiếu pháp luật rõ ràng. Còn việc ra đời của án mẫu xuất phát từ những cơ sở pháp luật hết sức vững chắc (nghĩa là, có đầy đủ quy phạm pháp luật để điều chỉnh) mà trong những tình huống tương tự khó có thể đưa ra phán quyết khác được.

Hơn nữa, một bản án được coi là án mẫu thì Toà án tối cao sẽ chuyển tải đến các Toà án cấp dưới để tham khảo và các Toà án cấp dưới coi đó là những “khuôn mẫu” để xét xử những vụ án tương tự. Do đó, trong hoạt động xét xử thì những bản án mẫu sẽ được tham khảo cho các trường hợp tương tự nhằm đưa ra phương án xử lý thích hợp nhất. Như vậy, án mẫu không phải là một nguồn luật còn án lệ đã được thừa nhận là một nguồn luật chính thức. TANDTC ban hành Nghị quyết số 03/2015/NQ-HĐTP ngày 28/10/2015 về quy trình lựa chọn, công bố và áp dụng án lệ đã thừa nhận việc áp dụng án lệ vào xét xử. Nghị quyết này đã nêu lên khái niệm về án lệ, theo đó án lệ được hiểu là: "những lập luận, phán

quyết trong bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án về một vụ việc cụ thể được Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao lựa chọn và được Chánh án Toà án nhân dân tối cao công bố là án lệ để các Toà án nghiên cứu, áp dụng trong xét xử". Điều này có thể khẳng định, án lệ đã chính thức được

công nhận ở Việt Nam là một nguồn luật chính thức trong hệ thống pháp luật Việt Nam. Việt Nam đang trên lộ trình lựa chọn, công bố và áp dụng các án lệ phù hợp với bối cảnh của Việt Nam hiện nay.

Nghị quyết của Hội đồng thẩm phán TANDTC về hướng dẫn áp dụng thống nhất pháp luật không phải là án mẫu, không phải án lệ mà là văn bản quy phạm pháp luật. Đây là một loại nguồn luật thành văn, có giá trị pháp lý cao nhất trong hệ thống pháp luật Việt Nam. Án lệ đã được thừa nhận là một nguồn luật chính thức nhưng không phải là nguồn luật thành văn có giá trị pháp lý dưới văn bản quy phạm pháp luật. Khi không có luật thành văn quy định và đã được án lệ quy định thông qua các giải quyết vụ việc … thì phải áp

dụng án lệ. Khi có sự thay đổi của văn bản quy phạm pháp luật thì án lệ cũng đương nhiên bị hủy bỏ. Khoản 1 Điều 9 Nghị quyết 03/2015/NQ-HĐTP ngày 28/10/2015 về quy trình lựa chọn, công bố và áp dụng án lệ quy định:

"Trường hợp do sự thay đổi của Luật, Nghị quyết của Quốc hội, Pháp lệnh, Nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Nghị định của Chính phủ mà án lệ không còn phù hợp thì án lệ đương nhiên bị hủy bỏ". Còn án mẫu không phải là nguồn luật mà chỉ có giá trị tham khảo cao và thường được tòa cấp dưới ưa thích vận dụng theo vì nó chuẩn cho trường hợp tương tự. Tuy nhiên, trong bản án mới thì Thẩm phán không thể trích dẫn án mẫu làm căn cứ ra phán quyết mà chỉ áp dụng VBQPPL theo “gương” án mẫu.

1.2.Vai trò của án lệ nhƣ một loại nguồn pháp luật trong hệ thống pháp luật Việt Nam hiện đại

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) án lệ kinh nghiệm một số nước trên thế giới và định hướng phát triển ở việt nam (Trang 30 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(169 trang)