Thực tiễn công nhận và áp dụng án lệ ở Hoa Kỳ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) án lệ kinh nghiệm một số nước trên thế giới và định hướng phát triển ở việt nam (Trang 58 - 71)

1.2.1 .Khái niệm và phân loại nguồn pháp luật

2.1.2. Thực tiễn công nhận và áp dụng án lệ ở Hoa Kỳ

Pháp luật nước Anh đã thực sự ảnh hưởng đến pháp luật nước Mỹ về thuật ngữ, phương pháp luật, thủ tục tố tụng, về vai trò của luật sư và những ảnh hưởng khác. Một khía cạnh vô cùng quan trọng là học thuyết về án lệ ở Anh đã chiếm một vị trí quan trọng trong sự tạo lập thông luật ở Mỹ. Liên quan đến án lệ là một hình thức pháp luật, ở Mỹ một phạm vi rất rộng các lĩnh vực pháp luật vẫn dựa vào các nguồn luật là án lệ được phát triển hàng trăm năm qua hoạt động xét xử của các tòa án ở các bang. Vai trò của án lệ thực sự là một nguồn luật quan trọng trong pháp luật nước Mỹ và cũng là yếu tố không thể thiếu trong pháp luật nước Mỹ. Rene‟ David đã viết:“Khi không có án lệ về

một vấn đề pháp luật cụ thể, các luật gia Mỹ sẽ nói không có pháp luật về vấn đề này”. Có hai loại án lệ trong hệ thống pháp luật Mỹ, đó là: án lệ trên cơ sở

luật Common Law (thông luật) và án lệ xuất phát từ hoạt động giải thích luật thành văn. Liên quan đến loại thứ hai, các án lệ hình thành trên cơ sở giải thích Hiến pháp Mỹ luôn là những án lệ quan trọng có vai trò ảnh hưởng trong nhiều lĩnh vực pháp luật. Một đặc trưng nữa liên quan đến án lệ trong pháp luật nước

Mỹ là không có thông luật của toàn thể liên bang, án lệ trong thông luật của nước Mỹ tồn tại trong mỗi bang có nét đặc trưng khác nhau. Thực tiễn án lệ ở nước Mỹ sẽ làm sáng tỏ hơn khẳng định đó.

2.1.2.1.Thực tiễn công nhận án lệ ở Hoa Kỳ

Cách thức công nhận án lệ ở Hoa Kỳ

Thứ nhất, án lệ ở Hoa Kỳ cần được hiểu trong bối cảnh truyền thống thông luật của Mỹ. Án lệ đã đóng vai trò quan trọng trong quá trình duy trì thuộc địa của những người Anh ở Mỹ vào đầu thế kỷ XVII [69]. Thông luật đã đặt nền tảng cho sự phát triển của hệ thống pháp luật Mỹ, nhất là trong một số lĩnh vực như: luật bồi thường thiệt hại, luật hợp đồng, luật tố tụng, luật thương mại. Một lĩnh vực rộng lớn của thông luật Anh đã du nhập vào Mỹ, nhất là lĩnh vực luật tư. Việc đào tạo nghề luật ở Mỹ đã bị ảnh hưởng sâu sắc bởi pháp luật Anh. Trong suốt thế kỷ 18, các luật gia Anh đã đến Mỹ để hành nghề, những cuốn sách của Blackstone về bình luận pháp luật được phổ biến lần đầu vào 1803 và được dùng làm tài liệu để đào tạo nghề luật ở Mỹ. Trong suốt thế kỷ XIX, thông luật ở Mỹ đã có những dấu hiệu thích nghi cao độ với điều kiện xã hội Mỹ. Thông luật luôn là một bộ phận của pháp luật Mỹ, là nguồn luật quan trọng của pháp luật tiểu bang.

Thông luật ở Mỹ trước năm 1776 chính là bản sao thông luật của nước Anh, tuy nhiên khi mà xu hướng về sự phát triển thông luật ở Anh ngày càng cứng nhắc thì các luật gia, thẩm phán ở Mỹ đã tiếp thu những hạt nhân hợp lý của Blackstone với quan điểm rằng án lệ là luật và nó phải được tuân thủ, những án lệ sẽ không là luật nếu như nó thực sự vô lý và không đúng [69]. Sau đó, James Kent đã phát triển hơn khái niệm về án lệ với luận điểm như sau:

“Chứng cứ rõ ràng nhất của thông luật được tìm thấy trong các quyết định của tòa án; các vụ án đã được xét xử trở thành án lệ cho các vụ việc trong tương lai trên cơ sở về các điều kiện tương tự; các thẩm phán phải bị ràng buộc bởi các án lệ, trừ trường hợp có lý do rằng pháp luật (dựa trên án lệ) đã

bị hiểu lầm”. [69]. Khái niệm chung về pháp luật ở Mỹ dựa trên sự hợp lý và

thực tiễn, kinh nghiệm xét xử thay vì các án lệ không còn đúng của các bản án trước. Khái niệm về án lệ hiện thời của pháp luật Mỹ dựa trên nền tảng của các khái niệm đã phát triển trong truyền thống thông luật ở Mỹ. Một đặc trưng vô cùng quan trọng là án lệ ở Mỹ là được phát triển trong hệ thống pháp luật liên bang, điều này khác với án lệ trong hệ thống pháp luật Anh. Để áp dụng thông luật, các thẩm phán và luật sư của nước Mỹ phải hiểu sự hoạt động thực tế của học thuyết án lệ trong hệ thống tòa án của nước họ. Án lệ có thể coi như một loại nguồn luật cơ bản trong hệ thống pháp luật Mỹ. Hơn nữa, mọi vấn đề pháp luật tại tòa án thừa nhận thẩm phán có quyền sáng tạo pháp luật. Các trường học ở Mỹ đã đưa ra cách đào tạo thiên về thực tiễn dựa trên cơ sở án lệ và case-law.

Thứ hai, án lệ ở Hoa Kỳ tuân theo nguyên tắc “stare decisis” tuân theo án lệ:

Ở Mỹ, án lệ được hiểu là các quyết định của tòa án có hiệu lực pháp luật phải được tôn trọng bởi không chỉ các bên trong vụ án, mà còn được tôn trọng bởi cơ quan nhà nước, các luật sư và trong đa số bởi các tòa án đã tuyên các quyết định, bản án đó. Nguyên tắc tuân theo án lệ (stare decisis) được hiểu là “tuân theo

án lệ và không làm xáo trộn đến các vấn đề pháp luật đã được giải quyết” (to

stand by precedent and not to disturb settled points) ở chỗ tòa án cấp dưới phải tuân theo án lệ của tòa án cấp trên. Học thuyết án lệ phản ánh về nhu cầu cho sự ổn định và tính tiên đoán của pháp luật, cũng như những nguyên tắc cơ bản về sự công bằng theo đó đòi hỏi các vụ việc giống nhau phải được xét xử như nhau. Sự tuân theo án lệ dựa trên cơ sở tập quán mà không dựa trên căn cứ một văn bản pháp luật nào quy định về thực tiễn này. Tập quán này được hình thành trong truyền thống thông luật của nước Anh và được duy trì trong mọi hệ thống pháp luật theo truyền thống thông luật.

hiện ở thái độ của tòa án cấp phúc thẩm với án lệ của chính nó, nghĩa là các tòa án bị ràng buộc một cách cứng nhắc bởi quyết định của chính nó trong các quyết định trước đó thì với thông luật ở Mỹ, quan điểm đã linh hoạt hơn. Tòa án tối cao liên bang Mỹ đã tuyên bố: “Mặc dù nguyên tắc stare decisis tạo ra

tính ổn định, thống nhất của pháp luật nhưng nó không cứng nhắc. Tòa án có thể tùy ý cân nhắc việc tuân thủ hoặc không theo án lệ khi cần phải cân nhắc thay đổi các câu hỏi pháp luật”[56]. Ở cấp liên bang và các tiểu bang, tất cả

các tòa án không bị ràng buộc một cách cứng nhắc với án lệ do chính các tòa án ấy tạo ra, nghĩa là không có chỗ đứng cho quan điểm về tính cứng nhắc trong nguyên tắc tuân theo án lệ trong sự hoạt động của Tòa án hệ thống Tòa án của Mỹ.

Sự khác biệt này có thể dựa trên những cơ sở như sau: Điều kiện về kinh tế-xã hội của hai hệ thống pháp luật không hoàn toàn giống nhau. Sự thay đổi các điều kiện kinh tế, chính trị xã hội của nước Mỹ diễn ra nhanh hơn.

Thông luật ở Mỹ chịu ảnh hưởng của xu hướng thực dụng và triết lý pháp luật hiện thực[76, p.72]. Quan điểm này vẫn được phát huy trong triết học hiện tại trong văn hóa nước Mỹ và ngày nay, vai trò của các nghiên cứu mang tính hàn lâm và các nghiên cứu xã hội học được các luật sư ở Mỹ viện dẫn ngày càng nhiều, cùng với pháp luật trong tranh luận của họ tại tất cả các Tòa án trong hệ thống tư pháp nước Mỹ.

Ngay từ khi du nhập, thông luật ở Mỹ đã phải thay đổi không thể hiện xu hướng phát triển tuân theo án lệ cứng nhắc như ở Anh trong suốt thể kỷ XIX để thích nghi với các điều kiện khác nhau của các bang của nước Mỹ.

Ở nước Mỹ có Hiến pháp thành văn quy định chế độ nhà nước liên bang và các quyền công dân mà nó không thể bị xâm phạm bởi cơ quan lập pháp, hành pháp tư pháp. Việc thiết lập sử dụng án lệ của Tòa án Mỹ liên quan đến vấn đề Hiến pháp đã đòi hỏi sự mềm dẻo tuyệt đối ở Mỹ. Hơn nữa, trong hệ thống pháp luật liên bang, mỗi bang ở Mỹ có một hệ thống pháp luật tương đối

độc lập và một hệ thống thông luật khác nhau. Sự độc lập của hệ thống tòa án Mỹ cho phép các tòa án đặc biệt là Tòa án cấp phúc thẩm có thẩm quyền (trong một chừng mưc mang tính tự quyết) trong việc áp dụng các án lệ.

Các án lệ của Tòa án tối cao liên bang Mỹ được tuân theo bởi các Tòa án liên bang cấp dưới[51] gồm: tòa án phúc thẩm liên bang, các tòa án liên bang quận và các tòa án cấp dưới khác. Trong trường hợp không có sự thống nhất giữa các quyết định của Tòa án tối cao liên bang, các tòa án cấp dưới sẽ tuân theo quyết định gần nhất của Tòa án liên bang tối cao. Tuy nhiên, các án lệ của Tòa án tối cao liên bang và các vấn đề của luật Hiến pháp hoặc luật liên bang cũng có giá trị bắt buộc đối với các Tòa án tối cao các tiểu bang và các tòa án tiểu bang cấp dưới.

Hiện tại, nước Mỹ có 13 Tòa án phúc thẩm liên bang (tòa án khu vực), các án lệ của nó có giá trị ràng buộc đối với Tòa án liên bang quận cấp dưới nó trong khu vực địa lý xác định. Trong khi đó, án lệ của mỗi Tòa án phúc thẩm liên bang chỉ có giá trị tham khảo với các Tòa án phúc thẩm liên bang khác. Các tòa án liên bang quận hoạt động với vai trò là các tòa sơ thẩm trong hệ thống tòa án liên bang. Các quyết định của Tòa án liên bang cấp quận không có giá trị án lệ. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, các quyết định của Tòa án liên bang quận có giá trị tham khảo đối với tòa án cấp trên và đối với các Tòa án liên bang quận cùng cấp khác[71, p.60].

Trong điều kiện của hệ thống pháp luật Mỹ, chỉ các tòa án của các tiểu bang mới có quyền tạo ra thông luật. Vậy có tồn tại thông luật của toàn liên bang? Về mặt lịch sử tiếp nhận thông luật của Anh, ở Mỹ diễn ra không đồng đều và giống nhau ở tất cả các bang. Đây là một vấn đề thú vị trong bối cảnh điều kiện hệ thống pháp luật liên bang của nước Mỹ.

Liên quan đến nguyên tắc tuân theo án lệ trong pháp luật mỗi bang của Mỹ. Các Tòa án tối cao của mỗi tiểu bang sẽ phải tuân theo án lệ của Tòa án tối cao liên bang Mỹ. Cũng như trong hệ thống tòa án liên bang, án lệ của Tòa

án tối cao của mỗi tiểu bang sẽ có giá trị ràng buộc đối với các tòa án cấp dưới của nó trong cùng một bang. Ngoài ra, các án lệ của các tòa án trong mỗi bang sẽ có giá trị ràng buộc đối với tòa án liên bang quận có trụ sở trong phạm vi lãnh thổ của mỗi bang[71, p.60]. Trong mối quan hệ với giữa án lệ của các Tòa án của các bang khác nhau, một Tòa án trong một bang có thể tự nguyện viện dẫn, tham khảo các án lệ của Tòa án của một tiểu bang khác.

Thẩm quyền công nhận án lệ qua hoạt động giải thích luật (văn bản pháp luật)

Trong hệ thống pháp luật Common law như pháp luật Mỹ, việc bắt buộc phải sử dụng án lệ để giải thích các quy định pháp luật của các văn bản pháp luật đã trở thành một thông lệ. Thực tế thì việc giải thích các đạo luật và các văn bản dưới luật tạo ra một số lượng lớn các án lệ. Hơn nữa, phương pháp luật gần với án lệ, các vụ việc cụ thể đã ăn sâu vào văn hóa và tư duy pháp lý của các luật gia ở Mỹ.

Theo pháp luật Mỹ, theo Hiến pháp, Tòa án tối cao liên bang có thẩm quyền cao nhất trong việc giải thích các quy định của pháp luật liên bang. Các tòa án tối cao của mỗi bang sẽ có thẩm quyền cao nhất trong việc giải thích các văn bản luật được ban hành bởi cơ quan lập pháp của bang mình. “Tòa án tối

cao liên bang Mỹ đã quyết định khoảng 500 vụ việc mỗi năm và viết khoảng 150 ý kiến mỗi năm. Phần lớn các vụ việc trong đó, Tòa án tối cao liên bang xem xét lại tính hợp hiến của các luật. khoảng 80-90% các án lệ Tòa án tối cao đưa ra gần đây có quyết định một phần liên quan đến giải thích các luật”[81, p.407-408]

Giải thích luật xung đột với Hiến pháp: Về nguyên tắc, không có luật nào được xung đột với Hiến pháp; Hiến pháp luôn có hiệu lực cao hơn luật khi có sự xung đột về nội dung với luật. Tòa án tối cao Mỹ giải thích luật để nhằm mục đích làm sáng tỏ điều luật hay nhằm bãi bỏ luật.

luật liên bang và luật của tiểu bang thì pháp luật liên bang có ưu thế hơn. Vi dụ trong án lệ McDermott v. Wisconsin,228 U.S. (1913) , Tòa án tối cao đã phán quyết Luật của bang Wisconsin năm 1907 có quy định mâu thuẫn với Luật thực phẩm và Luật dược của liên bang. Vì vậy, luật của bang Wisconsin đã bị bãi bỏ. Thứ hai, khi hai luật của liên bang có xung đột thì luật ban hành sau sẽ có ưu thế hơn.

Công bố các báo cáo pháp luật ở Mỹ

Tòa án tối cao liên bang Mỹ công bố các quyết định thông qua website chính thức (http://www.supremecourt.gov/). Các phán quyết của tòa án của Mỹ được đọc trực tiếp từ hội đồng xét xử thay vì được phân phát dưới hình thức viết. Có những nhà xuất bản chính thức có trách nhiệm ghi lại toàn bộ quá trình tố tụng tại tòa án bao gồm sự tranh luận của các bên, quan điểm của thẩm phán và phán quyết cho mỗi vụ án[68]. Ở Mỹ, tồn tại cả hai hình thức các báo cáo pháp luật chính thức (được thực hiện theo quy định chỉ thị của pháp luật) và không chính thức (không bị ràng buộc bởi các điều kiện). Các nhà tư bản tư nhân có thể cạnh tranh với nhau về chất lượng các báo cáo pháp luật không chính thức ở Mỹ. Trong hoạt động áp dụng pháp luật tại Tòa án ở Mỹ, bất cứ báo cáo pháp luật có chứa trong đó án lệ phù hợp có thể được viện dẫn bởi tòa án. Mặc dù vậy mỗi tòa án thích viện dẫn các án lệ trong báo cáo pháp luật của chính nó.

Bên cạnh đó, mỗi tiểu bang của nước Mỹ có các báo cáo pháp luật chính thức của nó trong đó chứa đựng các quyết định của các tòa án cấp cao nhất của mỗi tiểu bang. Hệ thống báo cáo pháp luật quốc gia chia nước Mỹ thành 7 hệ thống các báo cáo pháp luật. Một số bang có các nhà xuất bản công bố các bản án của các tòa án cấp cao nhất của hệ thống tòa án tiểu bang. Sự trích dẫn các bản án của một tòa án ở một tiểu bang phải được phải được phân biệt rõ với các bản án của các tòa án khác.

2.1.2.2. Thực tiễn áp dụng án lệ ở Hoa Kỳ

a. Thực tiễn áp dụng án lệ ở các Tòa án tiểu bang

Một thực tế được thừa nhận rộng rãi là không có thông luật chung cho toàn thể 50 bang của nước Mỹ. Mỗi bang có thông luật của riêng mình dựa trên cơ sở hệ thống các án lệ tương ứng trong các lĩnh vực ở mỗi bang. Xét về lịch sử, mỗi bang có sự tự quyết của riêng nó trong việc tiếp nhận ảnh hưởng thông luật từ nước Anh, trừ bang Louisiana. Liên quan đến án lệ, Tòa án tối cao nước Mỹ không thực hiện chức năng xét xử của nó để tạo ra thông luật chung cho toàn liên bang ngoài phạm vi Hiến pháp và sự cho phép của các

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) án lệ kinh nghiệm một số nước trên thế giới và định hướng phát triển ở việt nam (Trang 58 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(169 trang)