Thực tiễn áp dụng và vị trí, vai trò của án lệ như một loại nguồn pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) án lệ kinh nghiệm một số nước trên thế giới và định hướng phát triển ở việt nam (Trang 110 - 118)

1.2.1 .Khái niệm và phân loại nguồn pháp luật

2.3. Vị trí, vai trò và thực tiễn áp dụng án lệ như một loại nguồn pháp luật ở

2.3.1. Thực tiễn áp dụng và vị trí, vai trò của án lệ như một loại nguồn pháp

luật ở quốc gia chuyển đổi Nga

Trong thời kỳ Xô Viết, án lệ hoàn toàn không được công nhận. Trong hệ thống pháp luật Xô Viết, Tòa án chỉ phải tuân theo các quy định của pháp luật. Hiện nay, việc có công nhận và áp dụng án lệ hay không là vấn đề còn nhiều tranh cãi. Bởi các nguồn luật chính là Hiến pháp của Liên bang Nga, các điều ước quốc tế và các nguyên tắc của luật pháp quốc tế được công nhận chung. Luật Hiến pháp của Liên bang, các bộ luật, Luật liên bang, các quy định về việc thực hiện (sắc lệnh và lệnh của Tổng thống liên bang Nga), luật và quy định của vùng…, không coi quyết định của tòa án như là nguồn luật. Các án lệ không phải là một nguồn chính thức…Nhiều nhà nghiên cứu phủ nhận vai trò của án lệ là một nguồn của pháp luật, trên cơ sở cho rằng tòa án không giữ vai trò sáng tạo pháp luật (lập pháp) mà chỉ áp dụng những quy phạm pháp luật có sẵn và các cơ quan tư pháp và các cơ quan hành chính ở Nga chỉ giữ vai trò là hành pháp, tư pháp chứ không được coi la cơ quan lập pháp . Hơn nữa, việc thừa nhận vai trò lập pháp của Tòa án là vi phạm nguyên tắc phân chia quyền lực – một trong những nguyên tắc của nhà nước pháp quyền theo Điều 120 Hiến pháp Nga quy định rằng: “Thẩm phán độc lập và chỉ tuân theo hiến pháp và luật liên bang”[92].

Tuy nhiên, trong thực tiễn các thẩm phán vẫn tham khảo bản án, quyết định của tòa án cấp trên (đặc biệt là của Tòa án tối cao) để giải quyết các vụ việc ở tòa án cấp. Đặc biệt, vai trò của Tòa án cấp cao như Tòa án tối cao Liên bang Nga, Tòa án trọng tài tối cao Liên bang Nga trong việc giải thích các vấn đề thực tiễn xét xử đã được định trong Hiến pháp liên bang Nga. Điều 126 Hiến pháp Liên bang Nga quy định: “Toà án Tối cao Liên bang Nga là cơ quan xét xử cao nhất các vụ việc dân sự, hình sự, hành chính và những vụ việc

khác thuộc thẩm quyền của các toà án thẩm quyền chung; thực hiện giám sát hoạt động của các toà đó thông qua các hình thức tố tụng đã được quy định trong đạo luật liên bang và giải thích các vấn đề thực tiễn xét xử”[102]

Điều 127 Hiến pháp Liên bang Nga quy định: “Toà án Trọng tài Tối

cao Liên bang Nga là cơ quan xét xử cao nhất các vụ tranh chấp kinh tế và những vụ việc khác thuộc thẩm quyền của các toà trọng tài; thực hiện giám sát hoạt động của các toà đó thông qua các hình thức tố tụng đã được quy định trong đạo luật liên bang và giải thích các vấn đề thực tiễn xét xử”[102]

Dưới đây là ví dụ về vai trò của Tòa án trong việc giải thích các vấn đề thực tiễn xét xử: Người sở hữu tài sản là một ngôi nhà riêng, muốn đăng ký nhà nước quyền tài sản với mảnh đất theo Điều 25 của luật liên bang, để trình bản sao hợp đồng có chứng thực về xây dựng của mảnh đất năm 1935 với người chủ trước của tài sản này cũng như giấy chứng nhận về xây dựng của mảnh đất năm 1935 với người chủ trước của tài sản này cũng như giấy chứng nhận của công chứng viên rằng bản chính của tài liệu được lưu trữ ở phòng lưu trữ của văn phòng công chứng. Khoản 5 Điều 18 Luật Liên Bang ngày 21 tháng 7 năm 1997 số 122: "Về quyền đăng ký nhà nước với bất động sản và hợp đồng nói chung” quy định rằng: “Các tài liệu có tính pháp lý phải được trình đăng ký nhà nước ở dạng bản gốc có giá trị pháp lý ngang nhau, một trong hai bản sau khi đăng ký nhà nước được đưa lại cho nguyên đơn. Trường hợp không trinh hai bản khi đăng ký nhà nước, phải bị từ chối theo Đoạn 10, Khoản 1 Điều 20 của luật liên bang này”[93]. Như vậy, theo quy định pháp

luật thì cơ quan đăng ký quốc gia từ chối người làm đơn khi đăng ký quyền tài sản với đất đai khi không nộp đủ những giấy tờ tài liệu cần thiết để đăng ký nhưng điều này lại không thỏa mãn nguyên tắc hợp lý, công bằng theo đó không được coi là hợp pháp bởi vì bản chính của tài liệu không được nhận bởi công dân. Thừa nhận sự từ chối là không đúng luật, hội đồng tư pháp theo vụ việc dân sự của Tòa án tỉnh Tryelyabinskovo, theo quyết định số 2-2373/2008,

danh sách tài liệu quy định ở Khoản 1 Điều 25 Luật liên bang được quy định mở. Theo đó, trình lên tài liệu công chứng khi đăng ký là căn cứ tài liệu thỏa đáng. Quyết định của Tòa án tối cao liên bang Nga ngày 17/2/2009 số 48-F08- 1207 là giữ nguyên không có sự thay đổi. Mặc dù cách giải quyết của Tòa án không phù hợp với quy phạm Luật liên bang về mặt hình thức, bởi vì số lượng bản chính cần nộp và bản sao quy định ở Điều 18 luật liên bang nhưng nó hiển nhiên coi như có giá trị pháp lý và chứng minh sự giải quyết vụ việc của Tòa án là hợp pháp, có nghĩa là những nguyên tắc chung hợp lý, công bằng bị loại trừ về mặt hình thức [102].

Các cơ quan quyền lực nhà nước, các cơ quan nhà nước ở địa phương, các nhà chức trách, các cá nhân và tổ chức phải tuân thủ Hiến pháp và pháp luật Nga. Nhưng trong những trường hợp xung đột, ngay cả các nhà luật học chuyên nghiệp cũng khó lựa chọn được phương pháp, cách thức điều chỉnh. Những tranh cãi mà không thẻ giải quyết bởi sự thống nhất của chủ thể của quan hệ pháp luật được giải giải quyết bằng con đường Tòa án, cụ thể là bản án của Tòa án là bắt buộc chung. Cách nhìn nhận khi giải quyết vụ việc bởi Tòa án là đảm bảo sự công bằng của tất cả trước pháp luật và Tòa án, theo đó chính thực tiễn xét xử đã công nhận án lệ như là một nguồn của pháp luật.

2.3.2. Thực tiễn áp dụng và vị trí, vai trò của án lệ như một loại nguồn pháp luật ở một số quốc gia trong khu vực Đông Nam Á (Singapore, Malaysia, luật ở một số quốc gia trong khu vực Đông Nam Á (Singapore, Malaysia, Brunei, Indonesia và Philippines)

*Án lệ ở Malaysia

Quá trình thuộc địa hoá của Anh đối với các vùng lãnh thổ của Malaysia đã tạo điều kiện cho pháp luật án lệ Anh được áp dụng ở đây. Năm 1786 người Anh thiết lập được sự kiểm soát đầu tiên ở Penang - vùng lãnh thổ khá rộng lớn của Malaysia. Sau đó, người Anh đã từng bước thực hiện sự kiểm soát đối với các vùng đất khác. Gắn liền với quá trình kiểm soát các vùng lãnh thổ của Malaysia, pháp luật của Anh được tiếp nhận vào Malaysia bằng nhiều hình

thức khác nhau mà chủ yếu là thông qua các thẩm phán và các nhà lập pháp[95]. Theo đó, các thẩm phán áp dụng các nguyên tắc pháp luật của Anh trong quá trình xét xử vụ việc, trong đó phải kể đến nguyên tắc Stare Decisis “tuân theo án lệ”.

Hệ thống toà án của Malaysia được chia thành: Toà án Liên bang (Federal Court); Toà phúc thẩm (Court of appeal); Toà án cấp cao (High Court) và Toà án cấp dưới (Subordinate Courts).

Hệ thống pháp luật của Malaysia dựa trên cơ sở truyền thống pháp luật án lệ thông luật Common Law dựa trên nền tảng của học thuyết Stare decisis. Theo đó, án lệ mang tính chất ràng buộc pháp lý. Một án lệ là một tuyên bố thực hiện pháp luật của Thẩm phán trong việc quyết định một trường hợp. Trong hệ thống phân cấp của các tòa án, quyết định của một tòa án cao hơn sẽ được ràng buộc bởi những tòa án cấp thấp hơn nó. Điều này có nghĩa rằng khi có một trường hợp tương tự đã xảy ra trong một tòa án trước đây, và nếu có một án lệ đã được thiết lập bởi một tòa án bằng hoặc cao hơn thì phải áp dụng án lệ đó. Tuy nhiên, nếu có án lệ của tòa án cấp dưới thì các thẩm phán không có nghĩa vụ tuân theo nhưng có thể tham khảo trong quá trình xét xử. Và Tòa án Liên bang không bắt buộc phải tuân theo án lệ của chính nó. Tuy nhiên, trong một án lệ cũng có những phần bắt buộc và không bắt buộc phải tuân theo (điều khoản không dẫn đến quyết định của thẩm phán)[95].

*Án lệ ở Singapore

Hệ thống pháp luật của Singapore mang những đặc điểm của hệ thống pháp luật Common Law bắt nguồn từ lịch sử của quốc gia này. Từ năm 1919, Singapore bắt đầu chịu ảnh hưởng của pháp luật Anh. Trước khi Văn phòng thuộc địa của Anh ở London kiểm soát hoàn toàn vùng lãnh thổ Singapore năm 1867, quốc đảo này đã nằm dưới sự kiểm soát của chính quyền thuộc địa Anh ở vùng Bengal(5) và chính quyền Ấn Độ (lãnh thổ thuộc địa của Anh). Vì thế, hệ thống pháp luật Anh đã được tiếp nhận bằng cả 2 cách trực tiếp và gián tiếp

vào hệ thống pháp luật của Singapore. Ngay cả khi đã trở thành quốc gia độc lập năm 1963, Singapore vẫn tiếp nhận pháp luật của Anh theo cách riêng của mình. Ngoài Common Law, nhiều đạo luật của Anh vẫn được áp dụng ở Singapore với những điều kiện nhất định. Điều 5 Luật dân sự Singapore ban hành năm 1970 thay thế cho Sắc lệnh năm 1809 đã xác định một số lĩnh vực thương mại như công ti, ngân hàng, bảo hiểm hàng hải... của Singapore sẽ áp dụng pháp luật của Anh; Bộ luật tố tụng hình sự của Singapore cũng xác định pháp luật của Anh trong những trường hợp nhất định vẫn tiếp tục được áp dụng ở Singapore. Ngày 12/11/1993, Nghị viện Singapore đã ban hành Luật về áp dụng pháp luật Anh. Luật này quy định cụ thể những đạo luật của Anh, Common Law và các nguyên tắc công bình của Anh sẽ được áp dụng ở Singapore với điều kiện các luật đó phù hợp với hoàn cảnh của Singapore[96].

Hệ thống pháp luật Singapore gần như hoàn toàn chịu ảnh hưởng của pháp luật thông luật Anh, chỉ trừ một số vấn đề mang tính cá nhân đối với cộng đồng Hồi giáo, Ấn Độ giáo và người Hoa chịu sự điều chỉnh của Luật Hồi giáo, Luật Ấn Độ giáo và phong tục của người Hoa. Ở Singapore vẫn áp dụng hoàn toàn học thuyết pháp lý của Anh, thừa nhận án lệ là nguồn quan trọng của luật. Án lệ của Anh, của Malaysia, của Ấn Độ và các nước trong Khối Thịnh vượng chung “có hiệu lực thuyết phục” được Toà án Singapore tiếp nhận trong thực tiễn xét xử. Tuy nhiên, án lệ ở nước này vẫn có giá trị pháp lý thấp hơn Hiến pháp nước Cộng hòa Singapore[101]..

*Án lệ ở Brunei

Án lệ ở quốc gia này chịu ảnh hưởng mạnh mẽ hệ thống pháp luật thông luật ở Anh từ năm 1888 khi Quốc vương của Brunei lúc đó là Hashim Jalilul Alam Aqamaddin kí hiệp ước với chính quyền Anh đặt Brunei dưới sự bảo trợ của Anh mặc dù trước đó, Anh và Brunei đã có nhiều hiệp ước khác nhau. Đến năm 1908, một văn bản được Anh ban hành để sửa đồi các quy định liên quan đến tổ chức và thẩm quyền của các toà án dân sự và hình sự cũng như luật về

tố tụng được áp dụng ở Brunei. Điều này đã làm cho hệ thống pháp luật thông luật Anh có ảnh hưởng ngày càng mạnh mẽ đến Brunei.

Ngày nay, theo Luật áp dụng của Brunei được ban hành năm 1951, sửa đổi năm 1984 và 2009 vẫn xác định Brunei tiếp tục áp dụng án lệ, luật công bình và các luật thành văn được áp dụng chung của Anh nếu chúng không trái với điều kiện và hoàn cảnh của Brunei[94]. Như vậy, cả trong lịch sử và hiện tại, án lệ Brunei chịu ảnh hưởng rất lớn của học thuyết án lệ ở Anh.

Hệ thống pháp luật của Brunei là sự kết hợp giữa hệ thống pháp luật án lệ Common Law và hệ thống pháp luật của Đạo hồi. Hệ thống tư pháp của Brunei độc lập và việc xét xử của toà án được dựa trên cơ sở các đạo luật thành văn và án lệ.

*Án lệ ở Philippines

Hệ thống luật pháp Philippines mô tả như là một hỗn hợp của La Mã (luật dân sự), thông luật Anh-Mỹ và luật tục bao gồm luật Hồi giáo là hệ thống pháp luật của mình. Hệ thống pháp luật đặc biệt này là kết quả của sự nhập cư của người Hồi giáo Mã Lai vào thế kỷ XIV và các thuộc địa tiếp theo của các hòn đảo của Tây Ban Nha xuất phát đến các yếu tố pháp luật dân sự và luật 46 năm của đất nước của Hoa Kỳ làm cho nó có yếu tố pháp luật hỗn hợp phổ biến của nó trong hệ thống pháp luật của mình. Do vậy, án lệ trong hệ thống pháp luật này hài hòa với các luật tục của địa phương (luật Hồi giáo)[103].

*Án lệ ở Indonesia

Hệ thống Toà án của Indonesia dựa trên cơ sở truyền thống dân luật, vì vậy các Toà án của Indonesia trong quá trình xét xử không chính thức công nhận án lệ là một nguồn luật như các nước theo truyền thống án lệ của Đông Nam Á (Malaysia, Singapo,..). Hầu hết các tranh chấp được xét xử sơ thẩm tại Toà án Nhà nước (State Court, Pengadilan Negeri). Ngoài ra, ở Indonesia có những Toà án chuyên biệt như: Toà Hiến pháp, Toà Thương mại, Toà Tôn giáo, Toà Quân sự, Toà Hành chính Nhà nước, Toà Nhân quyền[104].

2.3.3. Những đánh giá và kinh nghiệm cho Việt Nam

2.3.3.1. Những đánh giá về án lệ trong quốc gia chuyển đổi Nga và một số quốc gia trong khu vực Đông Nam Á.

Một trong những mục tiêu chính của mỗi xã hội cũng như hệ thống chính trị ở nước Nga là xây dựng nhà nước pháp quyền, tinh thần chủ đạo là xây dựng những nguyên tắc chung của loài người là nhân đạo, công bằng, bình đẳng, tự do cá nhân, danh dự và nhân phẩm. Phân tích các khái niệm này, các tác giả chỉ ra rằng “hệ thống nhà nước pháp quyền khẳng định những giá trị đạo đức quy tắc đạo đức con người, đảm bảo vai trò của chung trong đời sống xã hội, loại trừ sự chuyên quyền, bạo lực với cá nhân”. Giữa những đặc điểm chính của nhà nước pháp quyền, đề cao về quyền và tự do của con người như mục tiêu cao nhất của nhà nước. Những nguyên tắc này được quy định tại điều 1 Hiến Pháp quy định nước Nga là nhà nước pháp quyền, Điều 2 quy định con người và quyền, tự do của họ như những giá trị của nhà nước. Để thực hiện được nguyên tắc chung của Hiến pháp Nga về đề cao quyền và tự do, đảm bảo sự công bằng của con người trong việc xây dựng Nhà nước pháp quyền nên mặc dù Điều 4 Hiến pháp Nga quy định: "Hiến pháp và các đạo luật liên bang

có vị trí tối thượng trên toàn lãnh thổ Nga"[102] nhưng hiện nay, ở Nga đã có

sự thay đổi trong cái nhìn về án lệ. Trong thực tiễn thực thi pháp luật, không hiếm nhưng trường hợp quy phạm pháp luật không theo kịp sự phát triển của xã hội. Việc công nhận án lệ như một nguồn của pháp luật là xu hướng tất yếu, điển hình là sự áp dụng phán quyết, quyết định của Tòa án Tối cao liên bang Nga và Tòa án trọng tài tối cao liên bang Nga trong giải quyết các vụ việc.

Các nước ASEAN có hệ thống pháp luật chịu ảnh hưởng của dòng họ Common Law bao gồm: Malaysia, Singapore, Brunei, Philippines, song nó vẫn chịu sự ràng buộc của Hiến pháp. Giống như nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ khác trên thế giới, sự ảnh hưởng của Common Law ở các quốc gia Đông Nam Á chủ yếu gắn liền với quá trình thuộc địa hoá của Anh hoặc sự ảnh hưởng của

Mỹ. Các quốc gia như Philippines cũng có án lệ, song nó hài hòa với địa phương. Indonesia chưa công nhận án lệ…

2.3.3.2. Kinh nghiệm cho Việt Nam

Thực tế đã chứng minh, việc áp dụng án lệ đã mang lại những ý nghĩa quan trọng trong thực tiễn xét xử của Tòa án một số nước trong khu vực Đông Nam Á và quốc gia chuyển đổi Nga trong quá trình áp dụng và hoàn thiện hệ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) án lệ kinh nghiệm một số nước trên thế giới và định hướng phát triển ở việt nam (Trang 110 - 118)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(169 trang)