Thực trạng hệ thống các quy định pháp luật, chính sách của Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) án lệ kinh nghiệm một số nước trên thế giới và định hướng phát triển ở việt nam (Trang 118 - 122)

1.2.1 .Khái niệm và phân loại nguồn pháp luật

2.4. Thực tiễn công nhận và việc chuẩn bị các điều kiện áp dụng án lệ ở Việt

2.4.1. Thực trạng hệ thống các quy định pháp luật, chính sách của Việt Nam

về việc công nhận và áp dụng án lệ

Lịch sử án lệ ở Việt Nam qua các quy định của Bộ luật Hồng Đức thời Lê được ban hành vào thời gian từ năm 1429 đến năm 1449 trong thời kỳ nhà Lê, chúng ta có thể thấy một số điều được biên soạn trên cơ sở án lệ. Ví dụ, Điều 396 Bộ luật Hồng đức quy định: “Phạm Giác có hai người con trai: Phạm Ất

con trai trưởng: Phạm Bình con thứ. Ông Phạm Giác có ruộng đất hương hỏa gao cho con trai trưởng là Phạm Ata trông giữ. Phạm Ất đã đem hai mẫu ruộng ấy nhậm vào ruộng đất của mình sau đó chia cho các con chỉ để lại năm sào cho con trai Phạm Ất cất giữ làm hương hỏa. con trai Phạm Ất lại sinh toàn con gái. Phạm Bình là con thứ nhưng lại có con trai, người này lại sinh được cháu trai thì số năm sào hương hỏa, giao cho chau trai của Phạm Bình”.

Không giống với các điều luật khác trong các Bộ luật cổ của lịch sử pháp luật Việt Nam, cách thể hiện quy phạm trong điều 396 luật Hồng Đức đã có xu hướng gắn kết án lệ với sự thể hiện quy định của pháp luật. trong thời kỳ nhà Nguyễn án lệ đã tường được sử dụng trong lĩnh vực luật, hình sự tuy nhiên sử dụng nó rất hạn chế[9].

Hệ thống pháp luật Việt Nam đã có sự thay đổi khi thực dân Pháp đặt ách đô hộ và thiết lập sự cai trị ở Việt Nam. Dưới ảnh hưởng của Pháp các bộ luật dân sự Bắc kỳ năm 1931 bộ luật dân sự trung kỳ 1936 cùng với bộ luật dân sự giản yếu ở Nam kỳ 1883 được ban hành ở Việt Nam[16] đều chịu ảnh hưởng quá lớn về tư duy thiết lập các quan hệ dân sự ở Pháp các bản án của Tòa phá án của giới thiệu trong các tạp chí luật ở Việt Nam. Vũ Văn Mẫu đã

tiếp nhận quan điểm về án lệ trong pháp luật pháp và giới thiệu trong các sách báo dùng cho giảng dạy luật dân sự ở Sài Gòn[30] ông cho rằng, điều 4 của bộ luật dân sự giảm yếu, điều 5 bộ luật dân sự Bắc kỳ và trung kỳ: “Thẩm phán nào thoái thác không xét xử, viện dẫn luật không quy định, luật tối nghĩa hay thiếu sót thì có thể bị truy tố về tội không chịu xét xử” ông cho rằng án lệ là nguồn luật cần thiết bổ trợ cho các quy phạm trong các bộ luật đã được pháp điển hóa như Bộ luật dân sự [30,tr.154-165]. Theo ông Điều 4 của Bộ luật Giản yếu nên được hiểu đó là chủ ý của nhà làm luật ủng hộ các thẩm phán có thể linh hoạt trong xét xử khi các văn bản luật dân sự thành văn không rõ ràng. Vũ Văn Mẫu cho rằng: án lệ có vai trò làm cơ sở để phát triển thay đổi pháp luật mà ông gọi là các cuộc dự bị pháp luật. Cũng trong môi trường văn hóa pháp lý của miền nam Việt Nam trước những năm 1975, vai trò của án lệ được đề cao trong đào tạo nghề luật ở Sài Gòn. Vào những năm 1960 bởi Trần Thục Linh và Nguyễn Văn Hậu, hai tác giả này đã biên dịch các án lệ quan trọng của Pháp “Les grands arrêts de la jurisprudence civile” sang tiếng việt để giới thiệu ở Việt Nam[27].Theo hai tác giả, án lệ đáng vai trò không thể thiếu trong đào tạo luật và hệ thống pháp luật không điều chỉnh chi tiết nếu thiếu sự hỗ trợ của án lệ. Vào đầu những năm 1970, Lê Tài Triển - một luật gia ở Sài Gòn đã cho rằng: các quy định trong một bộ luật sẽ như một bức tường trần trụi nếu nó thiếu sự giải thích bởi các án lệ.

Ở Việt Nam dưới chế độ Sài Gòn trước năm 1975, tiền lệ pháp cũng được coi là một nguồn trong lĩnh vực dân sự, Bộ Tư pháp đã xuất bản án lệ theo định kỳ ba tháng. Ấn phẩm đăng tải những trích dẫn về quan điểm hay định hướng xét xử trong các bản án của Tối cao pháp viện, Tòa hành chính, Tòa thượng thẩm... Những bản án này là một trong những căn cứ pháp lý để xét xử cho các tranh chấp tương tự về sau. Hệ thống luật pháp của chế độ Sài Gòn trước đây vốn chịu ảnh hưởng của luật pháp châu Âu, nhất là luật pháp của Pháp, đặc biệt là pháp luật dân sự, nên cũng rất quan tâm việc xây dựng án

lệ. Bộ Dân luật do Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu ban hành theo Sắc luật số 028 TT/SLU ngày 20/12/1972, đã có qui định liên quan đến yêu cầu áp dụng án lệ trong xét xử, cụ thể, tại Thiên mở đầu, Điều 8 có ghi: “Thẩm phán nào không chịu xét xử vì lẽ luật không định hay luật tối nghĩa, thiếu sót, sẽ có thể bị truy tố về tội bất khẳng thụ lý”; Điều 9 quy định: “Gặp trường hợp không có điều luật nào có thể dẫn dụng, thẩm phán sẽ quyết định theo tục lệ; nếu không có tục lệ, sẽ theo công bằng và lẽ phải mà xét xử và phải chú trọng đến ý định của các đương sự”. Theo các chuyên gia nghiên cứu, pháp luật của chế

độ cũ trước đây, sở dĩ có được án lệ là nhờ ở Tòa Thượng thẩm (Cour d‟appel) và Tòa Phá án (Cour de cassation) là những cơ quan kiểm soát lại các bản án của các Tòa án cấp dưới, qua đó Tòa Phá án bảo đảm một sự thống nhất trong việc giải thích và áp dụng pháp luật và lâu dần hệ thống các Tòa án sẽ hướng theo các án lệ mà Tòa Phá án đưa ra.

Trong giai đoạn miền Bắc tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội, để thống nhất việc xử phạt một số loại tội phạm, ngày 19/01/1955 Thủ tướng Chính phủ ban hành Thông tư số 442/TTg về việc trừng trị một số tội phạm[3], mà theo đó, Thông tư nêu rõ: “…Kinh nghiệm xét xử về một số loại phạm pháp đã được trở thành án lệ. Tuy nhiên, án lệ ấy còn khác nhau giữa các địa phương.

Thuật ngữ “án lệ” lần đầu tiên xuất hiện trong chính sách của Đảng về cải cách pháp luật ở Việt Nam được thể hiện trong Nghị quyết số 48-NQ/TW của Bộ Chính trị ngày 24/5/2005 về “Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống

pháp luật đến năm 2010, định hướng đến năm 2020”. Nghị quyết số 48-

NQ/TW có ghi rõ một trong những giải pháp về xây dựng pháp luật Việt Nam là “Nghiên cứu về khả năng khai thác và sử dụng án lệ, tập quán (kể cả tập

quán, thông lệ thương mại quốc tế) và quy tắc của các hiệp hội nghề nghiệp, góp phần bổ sung và hoàn thiện pháp luật”.

Tiếp theo, Nghị quyết số 49-NQ/TW của Bộ Chính trị ngày 02/6/2005 đã xác định “TANDTC có nhiệm vụ tổng kết kinh nghiệm xét xử, hướng dẫn áp

dụng thống nhất pháp luật, phát triển án lệ và xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm”. Chủ đề về án lệ và định hướng áp dụng nó trong hệ thống pháp luật

Việt Nam đã trở thành vấn đề nóng trong nghị trường của Quốc hội nước ta trong những năm gần đây.

Khoản 3 Điều 104 Hiến pháp năm 2013 quy định: “TANDTC thực hiện việc

tổng kết thực tiễn xét xử, bảo đảm áp dụng thống nhất pháp luật trong xét xử.”.Quy định về nhiệm vụ của Hội đồng Thẩm phán TANDTC, tại Điểm c

khoản 2 Điều 22 Luật Tổ chức tòa án nhân dân năm 2014 đã chính thức thừa nhận “Hội đồng thẩm phán TANDTC có nhiệm vụ lựa chọn quyết định giám đốc

thẩm của Hội đồng thẩm phán TANDTC, bản án quyết định pháp luật đã có hiệu lực pháp luật, có tính chuẩn mực của các Tòa án, tổng kết phát triển thành án lệ và công bố án lệ để các tòa án nghiên cứu và áp dụng trong xét xử”.

Ngày 24 Tháng 11 năm 2014, Quốc hội Việt Nam đã ban hành Luật Tổ chức Tòa án nhân dân số 62/2014/QH13 (Luật Tòa án). Căn cứ Điểm c Khoản 2 Điều 22 của Luật Tòa án, Hội đồng Thẩm phán TANDTC có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây: “Lựa chọn quyết định giám đốc thẩm của Hội đồng Thẩm

phán TANDTC, bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật, có tính chuẩn mực của các Tòa án, tổng kết phát triển thành án lệ và công bố án lệ để các Tòa án nghiên cứu, áp dụng trong xét xử”. Như vậy, Việt Nam đã lộ trình rõ ràng để áp dụng án lệ.

Ngoài ra, khoản 5 Điều 27 Luật tổ chức tòa án nhân dân năm 2014 quy định nhiệm vụ, quyền hạn của Chánh án TANDTC: “Chỉ đạo việc tổng kết thực tiễn xét xử, xây dựng và ban hành Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán TANDTC bảo đảm áp dụng thống nhất pháp luật trong xét xử; tổng kết phát triển án lệ, công bố án lệ”.

Căn cứ theo điểm c, khoản 2, Điều 22 của Luật Tòa án, Hội đồng Thẩm phán TANDTC Việt Nam đã ban hành Nghị quyết số 03/2015/NQ-HĐTP ngày 28/10/2015 về quy trình lựa chọn, công bố và áp dụng án lệ. Thông tư mới này

có hiệu lực từ ngày 16 tháng 12 năm 2015.

Ngày 06/4/2016, Chánh án TANDTC đã ban hành Quyết định số 220/ QĐ-CA quyết định về việc công bố án lệ, trong đó có 06 án lệ đã được Hội đồng Thẩm phán TANDTC thông qua ngày 06/4/2016. Đến ngày 19/10/2016, TANDTC tổ chức họp báo giới thiệu thêm 4 án lệ mới vừa được Hội đồng thẩm phán TANDTC thông qua. Điều này có thể khẳng định, án lệ đã chính thức được thừa nhận ở Việt Nam và Việt Nam đang trên lộ trình lựa chọn,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) án lệ kinh nghiệm một số nước trên thế giới và định hướng phát triển ở việt nam (Trang 118 - 122)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(169 trang)