Thực tiễn công nhận và áp dụng án lệ ở Anh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) án lệ kinh nghiệm một số nước trên thế giới và định hướng phát triển ở việt nam (Trang 48 - 58)

1.2.1 .Khái niệm và phân loại nguồn pháp luật

2.1.1. Thực tiễn công nhận và áp dụng án lệ ở Anh

2.1.1.1. Thực tiễn công nhận án lệ ở Anh

Cách thức công nhận án lệ

Theo đòi hỏi của học thuyết bắt buộc tuân theo án lệ (stare decisis) thì án lệ được coi là một nguồn luật có giá trị bắt buộc trong pháp luật nước Anh. Học thuyết về án lệ có nguồn gốc trong hệ thống pháp luật nước Anh, nó là một đặc trưng không thể bỏ qua khi giải thích các vấn đề pháp luật ở nước này.

Tuy nhiên, trên thực tế học thuyết về án lệ ở nước Anh đã phát triển theo xu hướng ngày càng mềm dẻo (flexible) tính chất bắt buộc của án lệ với nghĩa là một nguồn luật trong pháp luật còn phụ thuộc vào mối quan hệ giữa các tòa án đã tạo ra án lệ và các tòa án thừa nhận sử dụng nó, như sau: Các Tòa án cấp cao (Tòa án tối cao và Tòa án phúc thẩm) có quyền bãi bỏ các quyết định của tòa án cấp dưới và trong một số trường hợp các Tòa án cấp cao có thể bãi bỏ các án lệ của chính nó; Các án lệ có thể bị thay đổi bởi các văn bản pháp luật do cơ quan lập pháp ban hành.

Điều kiện công nhận một án lệ trong hệ thống pháp luật nước Anh

Thứ nhất, nội dung của bản án có liên quan đến vấn đề pháp luật: Trong hệ thống pháp luật nước Anh, có sự phân biệt giữa một vấn đề pháp luật và một vấn đề thực tế được quan tâm hàng đầu để giải thích cho việc một án lệ có

thể được áp dụng[75,p.31] Quyết định của một thẩm phán trong một vụ việc dựa trên vấn đề pháp luật có thể tạo ra một án lệ cho các vụ việc tương tự xảy ra trong tương lai. Tuy nhiên trong thực tiễn pháp luật, việc phân biệt đâu là vấn đề pháp luật và vấn đề về sự kiện trong nhiều vụ án cụ thể nhiều khi không đơn giản[75, p.31]

Thứ hai, trong bản án thể hiện thái độ, quan điểm của thẩm phán: Trong pháp luật nước Anh, thẩm phán có chức năng làm luật. Vì vậy việc trình bày chính kiến của thẩm phán là một phần không thể thiếu được của mỗi án lệ. Việc thể hiện quan điểm của mỗi thẩm phán trong những án lệ cụ thể thường được đưa ra khi họ muốn đề cập đến nguyên tắc luật xuất phát từ một án lệ cụ thể.

Thứ ba, án lệ liên quan đến các tranh chấp này sinh giữa các bên: Thẩm phán phải đối mặt với các sự tranh luận giữa các bên trong tranh chấp và vì vậy việc tạo ra luật bởi thẩm phán không giống như việc ban hành pháp luật bởi các nhà làm luật trong cơ quan lập pháp. Khi giải quyết tranh chấp giữa các bên, thẩm phán là người đưa ra phán quyết, chính là lời giải cho sự tranh luận giữa các bên tại phiên tòa. Án lệ được tạo ra khi có tranh chấp giữa các bên tại tòa án[75, p.34]

Thứ tư, yếu tố cần thiết cho sự biện hộ quyết định của thẩm phán trong vụ án: Trong truyền thống pháp luật nước Anh, trong án lệ có sự phân biệt giữa hai phần là: (1) Phần bắt buộc (Ratio decidendi) được gọi là lý do cho việc ra quyết định, trong đó bày tỏ những lập luận quan trọng của thẩm phán để đi đến quyết định. (2) Phần không bắt buộc (Obiter decidendi) là phần còn lại của án lệ không có giá trị bắt buộc. Khi đưa ra một quyết định, mỗi thẩm phán thường có thể đưa ra rất nhiều quan điểm pháp luật, trong số đó chỉ những quan điểm, căn cứ pháp lý nào được coi là cần thiết cho quyết định của thẩm phán thì đó được coi là phần ratio của bản án còn những phần còn lại của bản án được gọi là phần obiter (chứa đựng những căn cứ không bắt buộc cho mỗi phán quyết của tòa án).

Trên thực tế, không phải mọi án lệ đều có giá trị bắt buộc phải tuân theo nó. Khi một án lệ không có giá trị bắt buộc, nó có thể được viện dẫn với tư cách là những lý do có giá trị thuyết phục cho quyết định của vụ án. Richar Ward đã đưa ra ba loại án lệ có tính thuyết phục như sau: Loại thứ nhất về án lệ không có giá trị bắt buộc là loại án lệ mà tòa án cấp cao (tòa án xét xử phúc thẩm) với tòa án cấp dưới. Trong mỗi phán quyết của Tòa án ở Anh, có phần Ratio decidendi có giá trị bắt buộc và phần Obiter decidendi không có giá trị bắt buộc phải tuân theo. Vì vậy, khi các vụ việc nảy sinh, có liên quan đến án lệ của tòa án cấp trên, cấp dưới không tuân theo các tuyên bố Obiter trong án lệ của tòa án cấp trên, thì tòa án cấp trên không có lý do tái thẩm quyết định của tòa án cấp dưới. Loại thứ hai của án lệ có tính thuyết phục là một quyết định của tòa án cấp dưới có thể được các tòa án cấp trên tham khảo viện dẫn. Tòa án cấp trên có thể tự nguyện viện dẫn án lệ của tòa án cấp dưới khi có những lý do thuyết phục trong các án lệ đó nhưng các quyết định của tòa án ấp dưới không bắt buộc tòa án cấp trên phải tuân theo. Loại thứ ba của án lệ có tính thuyết phục là các án lệ của các tòa án ngoài hệ thống pháp luật nước Anh như: án lệ của các tòa án ở Scotland, án lệ của các tòa án khối thịnh vượng chung hay án lệ của tòa án nước ngoài[79, tr.68]. Thực tế cho thấy khi thực hiện nhiệm vụ xét xử của mình, các thẩm phán ở Anh có thể tìm kiếm một giải pháp pháp lý trong án lệ của pháp luật nước ngoài, khi mà vấn đề pháp lý này pháp luật nước Anh chưa có giải pháp cho nó. Ví dụ trong vụ việc derbyshire County Council v. Times Newspaper Ltd A11 ER 1011, thẩm phán đã viện dẫn đến quyết định của tòa án tối cao Mỹ trong vụ New York Time v. Sullivan, 376 U.S254 (1964) vụ án nổi tiếng liên quan đến phán quyết về quyền tự do ngôn luận của công dân.

Bên cạnh đó, trong hệ thống pháp luật tòa án nước Anh, các tòa án cấp cao có thẩm quyền bãi bỏ các án lệ của tòa án cấp dưới đồng thời có thể bãi bỏ án lệ của chính nó. Trước hết cần phân biệt bãi bỏ án lệ với quá trình thay đổi

các quyết định tòa án trong xét xử phúc thẩm. Một bản án có thể bị tòa án cấp phúc thẩm xét lại và thay đổi nó. Hệ quả của việc thay đổi, sửa chữa nội dung của các bản án khác với việc bãi bỏ án lệ. Tòa án tối cao Vương quốc Anh có quyền bãi bỏ các quyết định của chính nó khi tòa án này có những lý do để làm như vậy[55]. Một nguyên tắc phổ biến cho việc bãi bỏ các án lệ cũ dựa trên lý do các án lệ cũ này đã được quyết định thiếu căn cứ pháp luật hoặc không thể áp dụng được trong thực tiễn. Án lệ có thể bị bãi bỏ bởi một văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan lập pháp. Mặc dù quyền làm luật của các thẩm phán được tôn trọng, công nhận nhưng luật do thẩm phán tạo ra có thể bị bãi bỏ bởi cơ quan lập pháp. Khi làm một luật mới, trên cơ sở đã bãi bỏ án lệ cũ, cơ quan lập pháp sẽ không đưa ra tuyên bố án lệ nào đã được bãi bỏ nhưng các thẩm phán ở Anh lại luôn chú ý đến vấn đề đưa ra tuyên bố vì sao án lệ lại bị bãi bỏ. Họ còn luận giải chi tiết vì sao lại tạo một giải pháp pháp luật mới bởi nếu không có đầy đủ lý do thì án lệ không thể bị bãi bỏ.

Công bố các báo cáo pháp luật ở Anh

Các báo cáo pháp luật là những ấn phẩm trong đó có chứa đựng những án lệ, đây là một tài liệu pháp luật vô cùng quan trọng trong nghiên cứu và áp dụng pháp luật ở Anh. Việc công bố các quyết định, bản án của Tòa án đã được thực hiện ở Anh từ thế kỷ XIII khi thông luật Common Law tương đối phát triển. Các báo cáo pháp luật đã trở thành phương tiện không thể thiếu trong việc phổ biến các án lệ đến những người muốn tìm hiểu và sử dụng pháp luật [64, tr.306].

Theo Michael, lịch sử của các báo cáo pháp luật ở Anh có thể chia ra thành 5 thời kỳ, trong đó mỗi thời kỳ đánh dấu một loại báo cáo pháp luật như sau[64, tr.306].: Từ 1282 đến năm 1537: báo cáo pháp luật có tên gọi Year Books chủ yếu gồm những tập hợp hướng dẫn về sự bào chữa và các luật về tố tụng cho các luật sư. Ngày nay, nó chỉ mang giá trị lịch sử. Từ năm 1537 đến năm 1865, là thời kỳ xuất hiện hàng loạt các báo cáo pháp luật của các công ty

tư nhân. Khi việc sử dụng các bản án coi là những án lệ trong các private law reports ngày càng phổ biến thì các nhà xuất bản tư nhân đã tìm cách chuyên môn hóa về nội dung và hình thức các báo cáo pháp luật để phục vụ tốt cho nhu cầu sử dụng các báo này trong thực tiễn. Từ năm 1865 là giai đoạn các báo cáo pháp luật tư nhân ở Anh trở nên thực sự chuyên nghiệp. Từ năm 1980 với sự xuất hiện các văn bản tài liệu luật đa dạng trên phương tiện tin học, máy tính điện tử. Công ty Lexis đã cung cấp trên mạng internet các nguồn bản án, án lệ được hệ thống hóa từ năm 1945 và thậm chí cả những bản án chưa được công bố trên hình thức bản in truyền thống[64, tr.306]. Đây là cách hữu dụng để mọi người có thể tiếp cận với nguồn luật án lệ ở Anh qua phương tiện internet với sự đăng ký. Từ cuối những năm 1990 với chính sách công bố miễn phí các bản án của tòa án tới người dân thông qua phương tiện internet trên các trang web của các tòa án ở Anh, bao gồm: the Court Service website (www.courtservice.gov.uk); the Privy Council (www.privy-council.org.uk); the United Kingdom Supreme (www.supreme.gov.uk). Song song với sự tồn tại của các hình thức báo cáo pháp luật do các nhà xuất bản tư nhân đảm nhiệm, ở nước Anh cũng có những báo cáo pháp luật chính thức. Những báo cáo này được xuất bản dưới sự quản lý và tài trợ bởi Nhà nước. Ví dụ, một số báo cáo pháp luật chính thức như: The Reports of Tax Cases of Patent cases, Design and Trade Mark Cases. Việc sử dụng những án lệ trong các báo cáo pháp luật ở Anh là việc viện dẫn nó cần phải chính xác. Bời cùng một vụ án có thể được công bố trong nhiều báo cáo pháp luật khác nhau. Trong nhiều báo cáo pháp luật có kèm theo lời bình luận bản án được thực hiện bởi những nhà nghiên cứu, những luật gia giỏi nên cách viện dẫn án lệ ở Anh hường được quy định thống nhất và được viện dẫn chính xác.

2.1.1.2. Thực tiễn áp dụng án lệ ở Anh

a. Thực tiễn áp dụng án lệ của Tòa án tối cao Vương quốc Anh

bỏ bởi Tòa án Vương quốc Anh (thành lập ngày 1/10/2009). Vì vậy, thực tiễn án lệ cũng được thể hiện thông qua hoạt động xét xử của Thượng Nghị viện Anh. Theo nguyên tắc Stare Decisis, tất cả các tòa án cấp dưới phải tuân theo các quyết định của Thượng Nghị viện khi áp dụng thông luật nhưng trong vấn đề liên quan đến pháp luật của Liên minh Châu Âu, Tòa án tối cao nước Anh thường xuyên lưu ý các án lệ của Tòa án Công lý của Liên minh Châu Âu.

Nguyên tắc Stare Decisis đòi hỏi Thượng Nghị viện phải tuân thủ với các án lệ của chính nó tạo ra[34] và tất cả mọi tòa án cấp dưới phải tuân theo án lệ của Thượng Nghị viện (nay là Tòa án tối cao Vương quốc Anh). Vấn đề nảy sinh là điều gì sẽ xảy ra khi tòa án cấp dưới không tuân theo các án lệ của Thượng Nghị viện. Khi đó, chính Thượng Nghị viện sẽ đưa ra tuyên bố liệu rằng luật pháp do nó tạo ra qua các án lệ có được Tòa Phúc thẩm (tòa án cấp dưới) tuân theo hay không?

Vậy khi nào thì Thượng Nghị viện bãi bỏ án lệ của chính nó khi mà pháp luật cần phải thay đổi để theo kịp với thay đổi của các điều kiện kinh tế xã hội bởi quá cứng nhắc trong việc tuân theo án lệ sẽ dẫn tới sự bất công? Năm 1966, Thẩm phán Lord Gardiner L.C đã nhân danh Thượng Nghị viện đã đưa ra tuyên bố [89] để bổ sung pháp luật thực tiễn và Thượng Nghị viện không bị ràng buộc bởi chính nó khi có lý do làm vậy. Quyết định này đã đánh dấu sự phát triển của hoạt động xét xử của Thượng Nghị viện, đem lại một hi vọng cho sự thay đổi tính cứng nhắc trong học thuyết án lệ ở nước Anh. Ví dụ, trong vụ R v.R 1 AC.599, Thượng Nghị viện Anh đã dứt khoát bãi bỏ án lệ trước đây trong đó từ chối “tội phạm hiếp dâm trong quan hệ hôn nhân”. Phân tích sự thay đổi của các điều kiện về bình quyền nam nữ, Thượng Nghị viện đã đi đến quyết định “thông luật có thể theo kịp sự thay đổi của các điều kiện kinh tế, xã hội và sự phát triển của văn hóa”. Kết quả là Thượng Nghị viện từ chối lập luận vô lý về sự đồng thuận “consent” trong bất kỳ thời điểm nào trong quan hệ giao cấu bởi lý do là nó được thực hiện trong quan hệ hôn nhân[85].

Tuy nhiên, thực tiễn cho thấy Thượng Nghị viện không dễ dàng thay đổi án lệ của chính nó [73, tr.297]. Trong hàng loạt vụ án của chính nó trong vụ án Anns v. Merton LBC AC 728.HL liên quan đến phạm vi của bồi thường

thiệt hại với hành vi bất cẩn[59]. Tuy nhiên Thượng Nghị viện đã không bãi bỏ án lệ với lý do là việc bãi bỏ là không cần thiết trong các vụ việc mà họ đang xét xử. Bên cạnh đó, số liệu thống kê từ 1966 đến 1987, Thượng Nghị viện mới có 7 lần bãi bỏ các án lệ của chính nó, là quá nhỏ so với những vụ việc mà Nghị viện đã xét xử[58]

b. Thực tiễn áp dụng án lệ của Tòa phúc thẩm

Việc áp dụng học thuyết tuân theo án lệ “Stare Decisis” trong Tòa phúc thẩm của nước Anh được thể hiện qua hai mối quan hệ sau[65]

Thứ nhất, mối quan hệ giữa Tòa phúc thẩm và Thượng Nghị viện (này là Tòa án tối cao Vương quốc Anh). Tòa án phúc thẩm là tòa án cấp dưới trực

tiếp của Thượng Nghị viện. Vì vậy, về nguyên tắc, Tòa phúc thẩm phải tuân theo án lệ của Thượng Nghị viện. Nếu một quyết định của Tòa phúc thẩm không thống nhất với án lệ của tòa án cấp trên thì Tòa phúc thẩm phải tuân theo án lệ của tòa án cấp cao hơn nó. Tuy nhiên, Tòa phúc thẩm có phải tuyệt đối tuân theo án lệ của Thượng Nghị viện? Có ý kiến cho rằng, đến tận năm 1970, Tòa phúc thẩm chưa đặt ra quyết định xung đột với án lệ cấp trên. Tuy nhiên, thời gian đã thay đổi thực tiễn này, trong một vụ án các thẩm phán của Tòa phúc thẩm đã không tuân thủ tiền lệ này. Sự kiện nảy sinh trong vụ Roome v. Cassell (1971) QB 354, Tòa phúc thẩm đã không tuân thủ án lệ của Thượng Nghị viện trong vụ Rookes v. Barnard (1964) AC 1129, Tòa phúc thẩm đã tuyên bố “Thượng Nghị viện đã sai lầm trong vụ Rookes v. Barnard (1964) AC 1129 tại trang 1221-31, thẩm phán Lord Devlin, trong một số trường hợp mức phạt bồi thường thiệt hại có thể được công nhận trong ba loại trường hợp”[65,p.225]:

viện thay đổi[38] nhưng đã tạo mốc quan trọng cho thấy Tòa phúc thẩm không bị ràng buộc tuyệt đối bởi án lệ của Thượng Nghị viện.

Bên cạnh đó, Thượng Nghị viện cũng thể hiện thái độ rất mềm dẻo trong việc ủng hộ Tòa phúc thẩm khi tòa án này đưa ra được những lý do hợp lý cho việc không tuân thủ án lệ của Thượng Nghị viện. Ví dụ trong vụ Fitzpatrick v. Sterling Housing Association Ltd 4 ALL ER 706, Thượng Nghị viện đã giải thích trang 2.(2) của văn bản luật Schedule 1 of the Rent Act 1977[88] rằng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) án lệ kinh nghiệm một số nước trên thế giới và định hướng phát triển ở việt nam (Trang 48 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(169 trang)