Hình thức ứng cử

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Bầu cử đại biểu hội đồng nhân dân qua thực tiễn xã Dương Xá, huyện Gia Lâm - thành phố Hà Nội (Trang 66 - 68)

2.4. Ứng cử và hiệp thƣơng giới thiệu ngƣời ứng cử

2.4.2. Hình thức ứng cử

kỳ quan trọng. Bởi vì khi bầu cử, cử tri chỉ được phép lựa số người đã được giới thiệu ra ứng cử làm đại biểu đại diện cho mình vào các chức danh thuộc cơ quan nhà nước. Nói cách khác đây chính là giai đoạn xác định phạm vi lựa chọn của cử tri. Tuỳ theo cách thức lựa chọn giới thiệu ứng cử viên của mỗi nước mà phạm vi này rộng hay hẹp. Tuy nhiên vấn đề cơ bản ở giai đoạn này là làm thế nào để cử tri phải biết rõ, đầy đủ nhất về ứng cử viên để tránh trường hợp có những ứng cử viên mà cử tri không biết đến.

Có nhiều hình thức, phương pháp đưa người ra ứng cử nhưng phổ biến là những hình thức sau:

Thứ nhất, tự ứng cử: Đây là hình thức công dân, cá nhân có nguyện vọng ứng cử vào cơ quan (chức danh) nhà nước ở HĐND “nếu xét thấy mình có đủ điều kiện ứng cử thì tự mình nộp hồ sơ theo qui định của pháp luật” [6, tr.12]. Như vậy, người tự ứng cử cần thiết phải thực hiện một số công việc như sau: Nghiên cứu các văn bản về bầu cử để xem mình có đủ điều kiện, tiêu chuẩn tham gia ứng cử không, từ đó quyết định việc tự ứng cử của bản thân. Liên hệ với các tổ chức bầu cử có thẩm quyền (Ủy ban bầu cử) để đề nghị cung cấp hồ sơ và hướng dẫn thủ tục cần thiết để lập hồ sơ theo qui định của pháp luật về bầu cử. Nộp hồ sơ ứng cử tại nội qui định, nếu ứng cử đại biểu HĐND cấp xã thì nộp hồ sơ bầu cử tại Ủy ban bầu cử cấp xã 60 ngày trước ngày bầu cử. Xét về mặt hình thức, những người tự ứng cử cũng bình đẳng và đảm bảo mọi quyền lợi trong quá trình bầu cử như người được giới thiệu ứng cử.

Thứ hai, đề cử: Đây là hình thức hiệp thương, lựa chọn giới thiệu người ra ứng cử. Theo qui định, việc giới thiệu người ra ứng cử đại biểu HĐND cấp xã thì do Ủy ban MTTQ cấp xã tiến hành hiệp thương, lựa chọn, giới thiệu người ra ứng cử theo qui định của luật. Người được giới thiệu ứng cử và người tự ứng cử đại biểu HĐND cấp xã phải là người địa phương hoặc

Luật còn quy định những người không được ứng cử là: người đang bị tước quyền bầu cử theo bản án, quyết định của toà án đã có hiệu lực pháp luật, người đang chấp hành hình phạt tù, đang bị tạm giam và người mất, người lưu hành vi dân sự; người đang bị khởi tố về hình sự; người đang phải chấp hành bản án, quyết định nhân sự của Toà án; người đó chấp hành xong bản án, quyết định hình sự của Toà án nhưng chưa được xoá án tích; người đang chấp hành quyết định xử lý vi phạm hành chính về giáo dục tại xã, phường, thị trấn, tại cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh hoặc đang bị quản chế hành chính. Những người có tên trong danh sách ứng cử đại biểu HĐND mà đến thời điểm bắt đầu bầu cử bị khởi tố hình sự, bị bắt giữ và phạm tội quả tang hoặc bị mất năng lực hành vi dân sự thì Hội đồng bầu cử xoá tên người đó trong danh sách người ứng cử và thông báo cho cử tri biết.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Bầu cử đại biểu hội đồng nhân dân qua thực tiễn xã Dương Xá, huyện Gia Lâm - thành phố Hà Nội (Trang 66 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)