3.2. Giải pháp nâng cao chất lƣợng, hiệu quả công tác bầu cử đạ
3.2.8. Khẳng định bầu cử là quyền và trách nhiệm của công dân, khô
khôi phục nguyên tắc bầu cử tự do
Hiện nay, vấn đề tự do của công dân trong pháp luật về bầu cử đại biểu HĐND ở nước ta chưa được thể hiện rõ. Theo đánh giá của nhiều học giả, nguyên nhân quan trọng nhất dẫn đến thành công của cuộc tổng tuyển cử
ngày 6/1/1946 là đã quán triệt được tinh thần tự do của công dân trong bầu cử. Có thể nói rằng, toàn bộ sắc lệnh 51 ngày 17/10/1945 về thể lệ tổng tuyển cử và thực tiễn tổ chức bầu cử đã toát lên tinh thần tự do, đặc biệt là về ứng cử và vận động tuyển cử. Trên cơ sở kết quả đạt được từ cuộc tổng tuyển cử đầu tiên, Hiến pháp đầu tiên của nước ta năm 1946 đã được ra đời, bên cạnh các nguyên tắc bình đẳng, trực tiếp bỏ phiếu kín còn có nguyên tắc bầu cử tự do. Tuy nhiên, trong các Hiến pháp về sau 1959, 1980, 1992, 2013 nguyên tắc bầu cử tự do không được quy định trong Hiến pháp.
Trên thế giới hiện nay đa số các Nhà nước có chế độ bầu cử ưu việt đều xác lập nguyên tắc bầu cử tự do, nghĩa là công dân được tự do thực hiện quyền bầu cử, không cơ quan nào được phép ép buộc công dân đi bầu hay không đi bầu, quy định này cho phép công dân có thể tẩy chay bầu cử khi thấy rằng cách thức tổ chức bầu cử thiếu công bằng và khách quan. Như vậy với nguyên tắc này không xác định bầu cử là nghĩa vụ mà bầu cử là quyền, là trách nhiệm của công dân. Chúng ta cần khôi phục lại nguyên tắc bầu cử này vì nó phù hợp với pháp luật quốc tế và phù hợp với tư tưởng bầu cử của chủ tịch Hồ Chí Minh. Hiến chương Paris cho một Châu Âu mới 1990 (Charter of Paris for a New Europe, 1990) đã tuyên bố: “Ý chí của nhân dân thông qua bầu cử tự do, công bằng và định kỳ là nền tảng cho một Nhà nước dân chủ”. Trong tương lai, khi điều kiện cho phép, nguyên tắc bầu cử tự do cần được hiến định trong Hiến pháp vì nó thể hiện tư tưởng của Đảng và nhà nước ta trọng dân, tin dân trong thực hiện quyền bầu cử.
Kết luận Chƣơng 3
Từ những nội dung đã trình bày về các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác bầu cử đại biểu HĐND được thể hiện trong chương 3, có thể rút ra những kết luận như sau:
đại diện cho trí tuệ ngày càng cao của nhân dân nhằm đáp ứng yêu cầu của cơ quan quyền lực nhà nước tại địa phương và đòi hỏi của hoạt động quản lý nhà nước ngày càng phức tạp.
2. Tiếp tục hoàn thiện các qui định về tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn nhằm đảm bảo tính độc lập, chính xác, khách quan, chuyên nghiệp của các tổ chức phụ trách bầu cử.
3. Đổi mới qui định về lập danh sách cử tri tham gia bầu cử đại biểu HĐND cấp xã đảm bảo tính công bằng giữa các cử tri nhất là trong điều kiện nhiều địa phương trong tiến trình đô thị hóa.
4. Bố trí các đơn vị bầu cử theo hướng đảm bảo tính công bằng và tính đại diện.
5. Đẩm bảo dân chủ trong qui trình hiệp thương, cần thực sự quan tâm, tôn trọng ý kiến, ý chí của nhân dân và giảm bớt sự can thiệp của các cơ quan nhà nước. Cần động viên, khuyến khích và tạo cơ hội cho những người thực sự có đức, có tài, có tâm huyết, có trách nhiệm đủ điều kiện để họ tự tham gia ứng cử.
6. Đổi mới các qui định về vận động bầu cử bằng nhiều phương pháp đa dạng phong phú, tôn trọng sự tham gia của MTTQ, các tổ chức chính trị - xã hội và mở rộng hình thức vận động bầu cử thông qua các phương tiện viễn thông hiện đại phù hợp với gian đoạn hiện nay.
7. Đổi mới phương thức xác định kết quả bầu cử theo hướng chính xác, đơn giản và bình đẳng giữa các ứng cử viên.
8. Khẳng định bầu cử là quyền và trách nhiệm của công dân, cần khôi phục hiến định hóa nguyên tắc “Bầu cử tự do” trên tinh thần trọng dân và tin dân.
KẾT LUẬN
Quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân là một vấn đề cơ bản nhất của Hiến pháp. Có hai hình thức để thực hiện quyền lực nhà nước thuộc về mình đó là dân chủ trực tiếp và dân chủ gián tiếp (dân chủ đại diện). Dân chủ gián tiếp tức là nhân dân bỏ phiếu bầu ra người đại diện, những người đại diện này thay mặt cho nhân dân, được nhân dân ủy nhiệm giải quyết những công việc của nhà nước. Cho đến nay, ở các nước dân chủ, bầu cử được sử dụng một cách rộng rãi như là một biện pháp phổ biến, qua đó nhân dân trao quyền cho các cơ quan nhà nước. Bầu cử trở thành một chế độ, một hình thức hoạt động quan trọng của xã hội dân chủ, một phương pháp phổ biến nhất để nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân, và nhà nước được gọi là chính thể cộng hòa [15].
Với ý nghĩa Bầu cử đại biểu HĐND là bầu ra những người đại diện cho mình tham gia vào cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương – cơ quan quan trọng bậc nhất ở địa phương nên việc bầu cử đại biểu HĐND các cấp (trong đó có bầu cử đại biểu HĐND cấp xã) phải dựa trên những vấn đề cơ bản và lý luận về bầu cử nói chung ở Việt Nam. Tùy từng giai đoạn, từng hoàn cảnh cụ thể của đất nước, của từng địa phương mà các qui định về bầu cử có khác nhau, nhưng trên cơ sở qui định của Hiến pháp và Luật về các nguyên tắc bầu cử, quyền bầu cử, quyền ứng cử, hiệp thương ứng cử, tổ chức và hoạt động của các tổ chức phụ trách bầu cử, trình tự, thủ tục bầu cử… cần phải được tôn trọng và tuân thủ thực hiện. Có như vậy ý chí của nhân dân mới “chuyển hóa” được thành đại biểu HĐND.
Việc tìm hiểu, nghiên cứu chế định bầu cử - bầu cử đại biểu HĐND qua thực tiễn tại một địa phương thực tế đã giúp cho việc nghiên cứu được dễ dàng, thuận lợi hơn, gắn lý luận với thực tiễn. Đồng thời, giúp cho người
nghiên cứu hình dung, mô tả được qui trình diễn ra một cuộc bầu cử từ khi có chủ trương của nhà nước đến khi tổng kết một cuộc bầu cử. Với những công việc cụ thể, những tình huống có thể diễn ra trong quá trình diễn ra cuộc bầu cử sẽ giúp ta thấy rõ hơn những ưu điểm, tác dụng mà các qui định bầu cử đã đem lại trong quá trình tổ chức, thi hành pháp luật. Đồng thời sẽ chỉ ra những tồn tại, hạn chế mà các qui định về bầu cử cần tiếp tục được khắc phục, sửa đổi trong thời gian tiếp theo.
Trên cơ sở những tồn tại, bất cập của các qui định bầu cử việc đưa ra những giải pháp toàn diện nhằm hoàn thiện chế định bầu cử là nhiệm vụ cần thiết góp phần nâng cao hiệu quả và chất lượng công tác bầu cử đại biểu HĐND, tạo cơ sở nền tảng về chính trị để Đảng, nhà nước và nhân dân ta thực hiện thành công công cuộc xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.
Chuyên đề “Bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân qua thực tiễn xã Dương Xá, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội” là một luận văn khoa học được nghiên cứu trên cơ sở thực tiễn gắn liền với lý luận về pháp luật bầu cử đại biểu HĐND nên cần nhiều thời gian và nguồn lực để làm sáng tỏ những vấn đề còn bất cập trong thực tiễn tổ chức bầu cử. Vì vậy, trong điều kiện thời gian và trình độ có hạn nên kết quả nghiên cứu Luận văn còn những hạn chế nhất định. Tác giả rất mong nhận được sự chỉ dẫn, góp ý của các thầy cô giáo, bạn bè và đồng nghiệp./.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Hoàng Anh (2012), “Chế định đại biểu HĐND trong Hiến pháp 1992 và một số kiến nghị sửa đổi”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp điện tử, (5). 2. Vũ Hồng Anh (1997), Chế độ bầu cử một số nước trên thế giới, NXB
chính trị Quốc gia, Hà Nội.
3. Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII (2011), Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
4. Ban tổ chức, Ban chấp hành Trung Ương (2011), Hướng dẫn về công tác nhân sự đại biểu Quốc Hội khóa XIII và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2011-2016, Hà Nội.
5. Ban thường trực UBMTTQ Thành phố Hà Nội (2011), Về hướng dẫn công tác tuyên truyền, vận động bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIII và bầu cử đại biểu HĐND các cấp, Hà Nội.
6. Ban thường trực UBMTTQ Thành phố Hà Nội (2011), Hỏi đáp về bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIII và bầu cử đại biểu HĐND các cấp, Hà Nội. 7. Trần Văn Bách (2002), Sự phát triển chế định quyền con người và nghĩa
vụ cơ bản của công dân quan lịch sử lập hiến Việt Nam”, Luận án Tiến Sỹ, Viện Nhà nước và pháp luật.
8. Bộ Nội vụ (2011), Thông tư 05/2011/BNV ngày 12/02/2011 về Hướng dẫn tổ chức, hoạt động của các tổ chức phụ trách bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIIIvà bầu cử đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2011 – 2016.
9. Nguyễn Đăng Dung (2006), Giáo trình Luật Hiến pháp Việt Nam, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
10. Nguyễn Đăng Dung (2005), Sự hạn chế quyền lực nhà nước, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
11. Nguyễn Đăng Dung, Phạm Hồng Thái, Lã Khánh Tùng, Vũ Công Giao (2012), Tuyển tập Hiến Pháp của một số Quốc gia, NXB Hồng Đức.
12. Nguyễn Đăng Dung, Phạm Hồng Thái Vũ Công Giao (2012), Về pháp quyền và chủ nghĩa hợp hiến, NXB Lao động – Xã hội.
13. Nguyễn Đăng Dung (2012), HĐND trong nhà nước pháp quyền, NXB Tư pháp.
14. Nguyễn Đăng Dung (2002), Các hình thức nhà nước đương đại, NXB Thế giới.
15. Nguyễn Đăng Dung (2012), Hiến pháp phải là văn bản quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân. Những vấn đề về Hiến Pháp và sửa đổi Hiến Pháp, NXB Dân trí.
16. Nguyễn Minh Đoan (2011), “Hoàn thiện hơn nữa chế độ bầu cử đại biểu dân cử”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, (7), tr. 16 - 20.
17. Đại học Luật Hà Nội (2012), Giáo trình Luật Hiến pháp Việt Nam, NXB Công an nhân dân.
18. Bùi Xuân Đức (2004), “Chế độ bầu cử (ChươngXIII)”, Giáo trình Luật Hiến pháp Việt Nam của Viện Đại học Mở Hà Nội, NXB Tư pháp, Hà Nội. 19. Bùi Xuân Đức (2002), “Qui mô xã và chính quyền xã”, Đề tài khoa học cấp nhà nước KC07.13, Chuyên đề: Vai trò của bộ máy hành chính làng, xã với phát triển kinh tế, xã hội nông thôn.
20. Bùi Xuân Đức (2001), “Pháp luật bầu cử: một số vấn đề cần hoàn thiện”,
Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, (06).
21. Bùi Xuân Đức (2007), Đổi mới, hoàn thiện bộ máy nhà nước trong giai đoạn hiện nay, NXB Tư pháp, Hà Nội.
22. Bùi Xuân Đức (2008), “Nhận thức về chức năng đại diện và thực hiện chức năng đại diện của Quốc hội”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, (2).
23. Bùi Xuân Đức (2013), Tài liệu Tham khảo Một số vấn đề cần hoàn thiện trong dự thảo Luật MTTQ, Trung tâm thông tin khoa học, UBTVQH, viện nghiên cứu lập pháp.
24. Vũ Công Giao (2012), Tài liệu giảng dạy, Hệ thống bài giảng về Bầu cử, Hà Nội.
25. Vũ Công Giao (2013), Cơ quan bầu cử quốc gia trên thế giới và việc hiện định cơ quan này trong hiến pháp 1992, sửa đổi năm 2013 của Việt Nam, Sách chuyên khảo các thiết chế độc lập, kinh nghiệm quốc tế và triển vọng ở Việt Nam, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
26. Lê Hồng Hạnh (2013), Nhân dân là chủ thể tối cao của quyền lực, Báo tienphong.vn, (ngày 11/2/2013).
27. Học viện Hành chính Quốc gia (2009), Giáo trình Hiến pháp và Tổ chức bộ máy nhà nước, NXB Khoa học và kỹ thuật.
28. Hội đồng bầu cử Trung Ương (2011), Về Tổng kết công tác bầu cử đại biểu Quốc hội khoá XIII và đại biểu HĐND các cấp, nhiệm kỳ 2011 – 2016, Báo cáo số 545/BC – HĐBC, (ngày 18/7/2011).
29. Hội đồng bầu cử xã Dương Xá (2004), Về Tổng kết công tác bầu cử đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2004-2009, Báo cáo số 06 /BC – UBBC (ngày 10 /6/2004).
30. Phạm Văn Hùng (2011), Ý nghĩa của Bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIII và HĐND các cấp với công cuộc xây dựng Nhà nước pháp quyền,
Cổng thông tin điện tử Trung tâm Bồi dưỡng đại biểu dân cử - Ủy ban thường vụ Quốc Hội.
31. Trần Thanh Hương (2006), “Ý chí của nhân dân trong bầu cử và một vài ý kiến góp phần bảo đảm ý chí của nhân dân trong bảo đảm bầu cử ở nước ta”, Tạp chí Khoa học pháp luật, (3).
32. Nguyễn Thị Lan (2010), Tìm hiểu chính quyền địa phương cấp xã qua các thời kỳ, Trang thông tin điện tử Trường Chính trị Nghệ An.
33. Trương Đắc Linh (2007), “Cuộc tổng tuyển của bầu cử Quốc hội đầu tiên năm 1946: một cuộc bầu cử thật sự dân chủ ở Việt Nam”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, (03).
34. Hồ Chí Minh: Toàn tập (1995), NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội 1995, tập 4. 35. Hồ Chí Minh (1995), Toàn tập, (tập 11), NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 36. Vũ Văn Nhiêm (2009), Chế độ bầu cử ở nước ta những vấn đề lý luận và
thực tiễn, Luận án Tiến Sỹ ngành lịch sử nhà nước và pháp luật.
37. Vũ Văn Nhiêm, Nguyễn Mạnh Hùng, Lưu Đức Quang (2012), Cơ chế giám sát Hiến Pháp với việc bảo đảm quyền con người, NXB giáo dục Việt Nam.
38. Hồng Ngọc (2010), Cần xây dựng một luật qui định chung về bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND, Báo dangcongsanvietnam.vn, (ngày 08/09/2010).
39. Quốc Hội (1995), Hiến pháp Việt Nam năm 1946, 1959,1980 và 1992,
NXB Chính trị Quốc gia .
40. Quốc Hội (2004), Luật tổ chức HĐND và UBND các cấp năm 2003,
NXB Tư pháp.
41. Quốc Hội (2007), Luật Cư trú , NXB Lao động – Xã hội.
42. Quốc Hội (2011), Luật bầu cử Đại biểu HĐND (bản hợp nhất 2003 – 2010), NXB Sở thông tin và truyền thông thành phố Hà Nội.
43. Quốc hội (2012), Nghị quyết số 35/2012/QH13 ngày 21/11/2012 của Quốc hội về việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc Hội, HĐND phê chuẩn.
44. Quốc Hội (2014), Hiến pháp Việt Nam năm 2013, NXB Tư pháp.
45. Nguyễn Văn Quang (2014), Thi hành Hiến pháp và yêu cầu hoàn thiện pháp luật về bầu cử đại biểu HĐND, Báo điện tử Đại biểu nhân dân, (ngày 06/5/2014).
46. Phan Xuân Sơn (2007), “Thực trạng và giải pháp đổi mới công tác bầu cử ở nước ta”, Tạp chí nghiên cứu lập pháp, (4).
47. Trần Văn Tám (2011), Tổng tuyển cử đầu tiên và sự hoàn thiện, phát triển chế định bầu cử ở nước ta, Báo Đại biểu nhân dân điện tử, (ngày 5/01/2011).
48. Đặng Đình Tân, Đặng Minh Tuấn (2002), Chính quyền cấp xã – Một số vấn đề đặt ra hiện nay, Đề tài khoa học cấp nhà nước KC07.13, Chuyên đề: Vai trò của bộ máy hành chính làng, xã với phát triển kinh tế, xã hội nông thôn. 49. Ngô Văn Thành (1992), “Thực chất phân chia quyền lực”, Tạp chí Pháp lý, (2). 50. Thái Vĩnh Thắng (2013), Những bất cập trong chế độ bầu cử - Kỷ yếu
hội thảo sửa đổ, bổ sung Hiến pháp 1992 những đề xuất và lập luận, Đại học Quốc gia Hà Nội.
51. Phạm Hồng Thái, Đinh Văn Mậu (1996), Tài phán hành chính ở Việt Nam, NXB Thành phố Hồ Chí Minh.
52. Phạm Hồng Thái, Đinh Văn Mậu (2009), Lý luận nhà nước và pháp luật, NXB Giao thông vận tải.
53. Quỳnh Trang (2011), Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước kiểu mới, Bản tin Dân chủ và đoàn kết số 35, tháng 4/2011, Ủy ban MTTQ Việt Nam