Đổi mới phương pháp xác định kết quả bầu cử

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Bầu cử đại biểu hội đồng nhân dân qua thực tiễn xã Dương Xá, huyện Gia Lâm - thành phố Hà Nội (Trang 104 - 105)

3.2. Giải pháp nâng cao chất lƣợng, hiệu quả công tác bầu cử đạ

3.2.7. Đổi mới phương pháp xác định kết quả bầu cử

Về cách xác định kết quả bầu cử, theo quy định tại Luật Bầu cử đại biểu HĐND thì người trúng cử là người được quá nửa số phiếu hợp lệ và được nhiều phiếu hơn. Quy định này cũng được áp dụng trong xác định kết quả bầu cử thêm, bầu cử lại. Đây là cách xác định kết quả bầu cử theo nguyên tắc đa số tuyệt đối, có ưu điểm là bảo đảm người trúng cử là người tiêu biểu, đạt được sự tín nhiệm cao của đa số cử tri trong đơn vị bầu cử. Tuy nhiên, quy định này cũng có hạn chế là rất khó đảm bảo cho việc bầu cử thêm thành công, bầu đủ số người đã được ấn định.

Cùng với việc nâng cao chất lượng công tác hiệp thương để lựa chọn, giới thiệu được những người đủ tiêu chuẩn ứng cử đại biểu, tăng số dư người ứng cử để tạo sự cạnh tranh trong bầu cử, phát huy dân chủ thì việc không bầu đủ số đại biểu được ấn định là rất dễ xảy ra. Nhằm bảo đảm cho việc bầu cử thêm đạt kết quả, cần sửa đổi cách xác định kết quả trong cuộc bầu cử thêm theo nguyên tắc đa số tương đối. Theo đó, người trúng cử trong cuộc bầu cử thêm là người được nhiều phiếu hơn. Tuy nhiên, để bầu được đại biểu có chất lượng và bảo đảm uy tín của đại biểu trước cử tri thì nên xác định một tỷ lệ

phiếu tối thiểu đạt được trong tổng số phiếu hợp lệ. Có thể quy định số phiếu bầu phải đạt ít nhất là một phần ba tổng số phiếu hợp lệ.

Theo Điều 61, Luật bầu cử đại biểu HĐND năm 2010 qui định:

“Trường hợp nhiều người có số phiếu bầu bằng nhau thì người nhiều tuổi hơn là người trúng cử”. Qui định này là chưa hợp lý vì “đây là cách giải quyết theo quan niệm truyền thống của nhiều Nhà nước, nghị sỹ phải là người nhiều tuổi” [9, tr.333]. Đồng thời tạo ra sự bất bình đẳng giữa các ứng cử viên nhiều tuổi và trẻ tuổi. Mặt khác, trách nhiệm xác định kết quả bầu cử được giao cho Ban bầu cử, vì thế theo tôi nên qui định: “Nếu nhiều người có số phiếu bầu bằng nhau thì Ủy ban bầu cử xét, quyết định người trúng cử theo đề nghị của Ủy ban MTTQ cùng cấp và của Ban bầu cử ở đơn vị bầu cử ấy”. Như vậy, sẽ vừa đảm bảo tính công bằng dân chủ, tạo cơ hội cho người người trẻ tuổi tham giam vào HĐND, vừa tôn trọng vai trò của Ban bầu cử lại vừa khẳng định quyền của MTTQ trong xây dựng chính quyền địa phương.

Ngoài ra, đổi mới phương pháp xác định kết quả bầu cử đại biểu HĐND cần xem xét một số vấn đề: thay đổi cách thức lựa chọn từ việc cử tri gạch tên những người không tín nhiệm thành cử tri đánh dấu (chọn) người mà mình tín nhiệm; phiếu bầu cần phản ánh những thông tin tổng hợp về ứng cử viên; tăng cường hướng dẫn về cách thức lựa chọn trên phiếu bầu đối với cử tri, mặt khác không nên coi phiếu bầu viết thêm tên người ngoài danh sách là phiếu không hợp lệ; bổ sung về việc phân loại phiếu bầu hợp lệ và không hợp lệ theo hướng quy định chặt chẽ hơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Bầu cử đại biểu hội đồng nhân dân qua thực tiễn xã Dương Xá, huyện Gia Lâm - thành phố Hà Nội (Trang 104 - 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)