- Quan hệ giữa trách nhiệm chính trị, trách nhiệm đạo đức của công chức với trách nhiệm pháp lý của công chức
1.2.3. Trách nhiệm hành chính của cơng chức
Trách nhiệm hành chính là hình thức trách nhiệm pháp lý áp dụng trong hoạt động quản lý - hoạt động hành chính nhà nước theo quy định của luật hành chính. Trách nhiệm hành chính được áp dụng nhằm bảo vệ trật tự quản lý nhà nước. Pháp luật quy định bất cứ một cá nhân, tổ chức nào có hành vi vi phạm hành chính, làm phương hại đến nhà nước đều bị xử phạt hành chính (trừ một số trường hợp như bất khả kháng, tình thế cấp thiết, phịng vệ chính đáng, trường hợp hết thời hạn truy cứu trách nhiệm hành chính hoặc vi phạm hành chính đã đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự).
Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao, cơng chức có thể thực hiện hành vi vi phạm hành chính, do đó, phải chịu trách nhiệm hành chính theo quy định của pháp luật. Đồng thời, với tư cách của một công dân, cơng chức vi phạm hành chính cũng phải chịu trách nhiệm hành chính như những cơng dân khác.
Cơ sở của trách nhiệm hành chính là vi phạm hành chính. Khơng có vi phạm hành chính thì khơng có trách nhiệm hành chính. Trên bình diện pháp
lý, cơ sở của trách nhiệm hành chính là sự thực hiện bởi các cá nhân, tổ chức vi phạm pháp luật hành chính (trong đó bao gồm cả cơng chức nhà nước). Điều 1 Pháp lệnh Xử phạt vi phạm hành chính năm 2002 (sửa đổi bổ sung năm 2008) quy định: Xử phạt vi phạm hành chính được áp dụng đối với cá nhân, cơ quan, tổ chức (sau đây gọi chung là cá nhân, tổ chức) có hành vi cố ý hoặc vô ý vi phạm các quy định của pháp luật về quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải xử phạt hành chính.
Chủ thể áp dụng trách nhiệm hành chính trong bất luận mọi trường hợp nào đều là cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền (nhà chức trách). Chủ thể chịu trách nhiệm hành chính trong trường hợp công chức vi phạm pháp luật hành chính là cơng chức nhà nước.
Cũng như trách nhiệm hình sự, trách nhiệm hành chính là hình thức cưỡng chế bên ngồi, nghĩa là áp dụng trách nhiệm với những người vi phạm mà những người này không ở trong cùng quan hệ tổ chức với nhà chức trách, hoặc các cơ quan ấn định hình thức trách nhiệm. Chẳng hạn: một cơng chức (lái xe) của Văn phịng Chính phủ trong khi thực hiện cơng vụ (đưa đón Thủ tướng Chính phủ từ nhà đến nơi làm việc) vi phạm luật lệ giao thơng, thì người có thẩm quyền phạt hành chính đối với nhân viên đó là chiến sĩ hoặc đội trưởng đội cảnh sát giao thông nơi xảy ra vi phạm chứ không phải Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phịng Chính phủ.
Nếu như xử phạt hành chính là tăng cường ý thức cho mọi cơng chức, giáo dục họ có ý thức tơn trọng và thực hiện các quy định về trật tự an ninh, an tồn xã hội, thì trách nhiệm kỷ luật là nhằm tăng cường ý thức trách nhiệm của công chức trong nội bộ cơ quan, tổ chức nhà nước, nâng cao ý thức chấp hành những quy định của cơ quan, tổ chức mình nói riêng, cũng như pháp luật của nhà nước nói chung, để họ hồn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Trách nhiệm kỷ luật cũng là loại trách nhiệm pháp lý liên hệ mật thiết với trách nhiệm hành chính. Trong một số trường hợp công chức thực hiện hành vi vi phạm hành chính vừa phải chịu trách nhiệm hành chính, đồng thời lại phải chịu trách nhiệm kỷ luật.
Cũng như phạt hành chính, phạt kỷ luật là chế tài nhà nước đối với chủ thể có hành vi vi phạm pháp luật. Nhưng khác với trách nhiệm kỷ luật, trong trách nhiệm hành chính chủ thể xử phạt và người bị xử phạt không ở trong cùng một quan hệ trực thuộc về tổ chức.
Nét tương đồng cơ bản giữa trách nhiệm hành chính và trách nhiệm kỷ luật được biểu hiện ở cơ quan áp dụng cùng là cơ quan hành chính và có nét gần nhau ở khách thể vi phạm là qui tắc quản lý. Cũng chính vì điều đó mà nhiều người hoặc ngay như văn bản của một số cơ quan nhà nước có thẩm quyền sử dụng thuật ngữ kỷ luật hành chính. Việc sử dụng thuật ngữ như
vậy, theo quan điểm của chúng tôi là hồn tồn khơng phù hợp, dễ dẫn đến tình trạng hiểu sai về bản chất của trách nhiệm kỷ luật.
Như vậy, một vi phạm hành chính đặc biệt nào đó đối với các công chức, bên cạnh việc xử lý hành chính có thể cịn bị xử lý kỷ luật. Ví dụ như mại dâm, ma túy, cờ bạc, an toàn giao thơng, phịng cháy, chữa cháy.