Đối với trách nhiệm kỷ luật của công chức

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) trách nhiệm pháp lý của công chức trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền việt nam hiện nay luận văn ths luật 60 38 01 (Trang 102 - 103)

- Về nguyên nhân chủ quan

a) Đối với trách nhiệm kỷ luật của công chức

- Sửa đổi Nghị định số 97/1998/NĐ-CP và Nghị định số 118/2006/NĐ- CP về xử lý kỷ luật và trách nhiệm vật chất của công chức phù hợp với Luật Cán bộ, công chức. Quy định cụ thể trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan trước hành vi vi phạm pháp luật của cán bộ thuộc quyền quản lý, trách nhiệm của người tham mưu và người ký ban hành các quyết định hành chính sai trái, gây hậu quả cho xã hội; xác định tính chất của khách thể bị xâm hại, mức độ hậu quả, tái phạm kỷ luật và vi phạm kỷ luật nhiều lần, yếu tố lỗi và hình thức biểu hiện; quy định rõ chế độ thống kê, thông tin báo cáo về vi phạm kỷ luật, vật chất và việc áp dụng các biện pháp trách nhiệm. Bởi đây là những căn cứ quan trọng nhất tạo thuận lợi cho các cơ quan quản lý công chức xử lý người công chức vi phạm kỷ luật, đúng người, đúng tội, hạn chế tiêu cực, trong quá trình xử lý vi phạm.

Để nâng cao hiệu quả các biện pháp trách nhiệm kỷ luật của công chức, nhất là trong bối cảnh phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, hội nhập quốc tế và khu vực, cần thiết tham khảo kinh nghiệm của một số nước để bổ sung hình thức trách nhiệm kỷ luật như hình thức kỷ luật phạt tiền, giảm lương đối với công chức vi phạm kỷ luật ở Cộng hòa Liên bang Đức, hoặc như hình thức kỷ luật giảm tiền lương, cắt lương ở Mỹ.

- Bên cạnh Luật cán bộ, cơng chức, Luật phịng, chống tham nhũng là những văn bản quy định có tính ngun tắc về hình thức trách nhiệm, trình tự thủ tục, thẩm quyền xử lý vi phạm kỷ luật và trách nhiệm vật chất, các bộ, các ngành, các địa phương trên cơ sở đặc thù quản lý ngành, lãnh thổ cần quy định các hành vi vi phạm kỷ luật và tương ứng với nó là các hình thức trách nhiệm kỷ luật (cụ thể hóa các hành vi vi phạm kỷ luật và mức độ xử lý tương

ứng). Đồng thời, ban hành các văn bản quy định về đạo đức nghề nghiệp của công chức trong từng ngành, lĩnh vực. Có như vậy mới bảo đảm được nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa và tôn vinh đạo đức nghề nghiệp của người cơng chức.

- Để ngăn chặn tình trạng bng lỏng quản lý, đề cao trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức trong bộ máy hành chính nhà nước trước những hành vi vi phạm pháp luật của công chức thuộc quyền quản lý trong thi hành công vụ, Chính phủ cần sớm ban hành Nghị định quy định về trách nhiệm liên đới của thủ trưởng cơ quan nơi có cơng chức vi phạm pháp luật theo nguyên tắc người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền và trách nhiệm đầy đủ trong việc quản lý, điều hành, thực thi công vụ và chịu trách nhiệm liên đới về vi phạm pháp luật của cơng chức thuộc cơ quan mình phụ trách; thủ trưởng cơ quan hành chính nhà nước cấp trên có quyền tạm thời đình chỉ công tác đối với cán bộ cấp dưới vi phạm pháp luật, thiếu trách nhiệm hoặc khơng hồn thành nhiệm vụ bất kể thuộc quyền trực tiếp quản lý của cấp nào và giao cho cơ quan quản lý cán bộ đó tiến hành kiểm điểm, xem xét kỷ luật.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) trách nhiệm pháp lý của công chức trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền việt nam hiện nay luận văn ths luật 60 38 01 (Trang 102 - 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)