Thực trạng vi phạm pháp luật của công chức ngành Tòa án

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) trách nhiệm pháp lý của công chức trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền việt nam hiện nay luận văn ths luật 60 38 01 (Trang 76 - 79)

- Vấn đề trách nhiệm kỷ luật của công chức lãnh đạo: Khoản 2 Điều

2.2.2. Thực trạng vi phạm pháp luật của công chức ngành Tòa án

Trong những năm gần đây, tình hình tội phạm diễn biến phức tạp, gia tăng, các tranh chấp về dân sự, hơn nhân gia đình, kinh doanh thương mại, lao động tăng về số lượng, phức tạp về tính chất. Tình hình khiếu kiện tự phát mặc dù đã được giải quyết tốt, không bức xúc như thời gian trước, nhưng số lượng các đơn đề nghị giám đốc thẩm, tái thẩm mà ngành tòa án nhân dân, đặc biệt là Tòa án tối cao phải thụ lý giải quyết cịn rất lớn, chưa có chiều hướng giảm. Việc thực hiện chức năng giám đốc việc xét xử của Tòa án cấp trên đối với Tòa án cấp dưới, Tòa án nhân dân tối cao và các Tòa án nhân dân cấp tỉnh đã làm tốt cơng tác kiểm tra hoạt động xét xử của Tịa án cấp dưới. Thơng qua đó kịp thời rút kinh nghiệm về những sai sót nghiệp vụ hoặc kháng nghị để xét xử theo thủ tục giám đốc thẩm đối với những bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật nhưng có sai lầm nghiêm trọng.

Năm 2007, Tịa án tối cao và các tòa án nhân dân cấp tỉnh nhận được 10.900 đơn đề nghị giám đốc thẩm, tái thẩm. Tòa án tối cao đã tổ chức nghiên cứu toàn bộ để xem xét, xử lý theo quy định của pháp luật và đã giải quyết được 8.098 vụ, đạt tỷ lệ 74% (trả lời đơn cho đương sự 7.772 vụ và ra Quyết định kháng nghị 326 vụ).

Năm 2008, Tòa án tối cao và các Tòa án nhân dân cấp tỉnh phải giải quyết 11.626 đơn, tăng hơn cùng kỳ năm trước 726. Tòa án tối cao đã tổ chức nghiên cứu toàn bộ để xem xét, xử lý theo quy định của pháp luật và đã giải quyết được 8.258 vụ, đạt tỷ lệ 71% (trả lời đơn cho đương sự 7.736 vụ và ra Quyết định kháng nghị 309 vụ).

Năm 2009, Tòa án tối cao và các tòa án nhân dân cấp tỉnh phải giải quyết 11.983 đơn, tăng so cùng kỳ năm trước 357. Tòa án tối cao và các tòa án nhân dân cấp tỉnh đã tổ chức nghiên cứu toàn bộ để xem xét, xử lý theo

quy định của pháp luật và đã giải quyết được 6.368 vụ, đạt tỷ lệ 53% (trả lời đơn cho đương sự 5.837 vụ và ra Quyết định kháng nghị 549 vụ).

Nhìn chung, trong thời gian qua, Tịa án nhân dân tối cao và các tòa án nhân dân cấp tỉnh đã thường xuyên quan tâm, thực hiện tốt công tác giám đốc thẩm việc xét xử của Tòa án cấp trên đối với cấp dưới. Trong quá trình giải quyết đơn đề nghị giám đốc thẩm, tái thẩm, các Tòa án đã thực hiện nghiêm túc việc tiếp công dân, tạo điều kiện để cơng dân được trình bày ý kiến hoặc bổ sung thêm tài liệu có liên quan đến nội dung yêu cầu giám đốc thẩm, tái thẩm. Tòa án đã phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, tổ chức trong việc giải quyết đơn đề nghị giám đốc thẩm, tái thẩm, đặc biệt là các vụ bức xúc, nổi cộm; nghiêm túc tiếp thu các ý kiến đóng góp, kiến nghị của cử tri, đại biểu Quốc hội và các cơ quan, tổ chức đối với công tác giải quyết đơn đề nghị giám đốc thẩm, tái thẩm, trên cơ sở đó đã kịp thời chấn chỉnh, khắc phục yếu kém, sai sót trong cơng tác và đề ra biện pháp nâng cao hiệu quả, chất lượng công tác.

* Công tác giải quyết đơn tố cáo đối với cán bộ, cơng chức ngành Tịa án nhân dân

Để nâng cao hiệu quả công tác giả quyết đơn tố cáo cán bộ cơng chức ngành tịa án, Tòa án nhân dân tối cao đã ban hành Quy định tạm thời về việc phân cấp và trình tự giải quyết đơn khiếu nại tư pháp trong ngành tòa án nhân dân; chỉ đạo các đơn vị chức năng xây dựng Quy trình xử lý đơn khiếu nại, tố cáo để áp dụng trong toàn ngành, phối hợp với các cơ quan tư pháp trung ương nghiên cứu để xây dựng quy chế phối hợp trong việc giải quyết đơn khiến nại, tố cáo về tư pháp.

Năm 2007, Tòa án đã nhận được 201 đơn tố cáo cán bộ cơng chức ngành Tịa án, trong đó có 85 đơn tố cáo nặc danh. Tịa án nhân dân tối cao và Tòa án nhân dân các cấp đã giải quyết 100% số đơn tố cáo cán bộ thuộc thẩm quyền. Trong đó: chuyển cơ quan điều tra xem xét theo thẩm quyền 16 trường hợp về

các hành vi nhận hối lộ, lừa đảo chiếm đoạt tài sản hoặc ra bản án trái pháp luật (trong đó 9 trường hợp là Thẩm phán, 7 trường hợp là cán bộ); 35 trường hợp bị xử lý kỷ luật từ cảnh cáo đến buộc thôi việc; 08 trường hợp bị xử lý kỷ luật Đảng; 57 trường hợp nội dung đơn tố cáo không đúng, khơng có cơ sở để xử lý cán bộ.

Năm 2008, Tòa án đã nhận được 86 đơn tố cáo cán bộ, công chức ngành Tịa án (trong đó có 11 đơn tố cáo nặc danh). Trong số 75 đơn tố cáo có danh, sau khi xem xét có 24 trường hợp tố cáo đúng sự thật, các Tòa án đã giải quyết 23/24 trường hợp. Trong đó: chuyển cơ quan điều tra khởi tố hình sự đối với 07 trường hợp về các hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản, nhận hối lộ hoặc ra bản án trái pháp luật (04 trường hợp là Thẩm phán tòa án địa phương và 03 trường hợp là cán bộ); xử lý kỷ luật đối với 16 trường hợp với hình thức từ khiển trách đến cảnh cáo, buộc thơi việc vì có hành vi vi phạm kỷ luật cơng vụ, tiếp xúc với đương sự không đúng quy định, gây mất đoàn kết nội bộ, sử dụng văn bằng giả…(14 trường hợp là Thẩm phán và 02 trường hợp là cán bộ).

Năm 2009, Tòa án đã nhận được 105 đơn tố cáo của công dân đối với cán bộ, cơng chức Tịa án với nội dung chủ yếu về các biểu hiện tiêu cực, vi phạm pháp luật, vi phạm đạo đức trong hoạt động xét xử, giải quyết các loại vụ án, xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự. Tịa án nhân dân tối cao và các Tòa án nhân dân cấp tỉnh đã giải quyết 100% số đơn tố cáo cán bộ thuộc thẩm quyền. Trong đó, chuyển cơ quan điều tra xem xét theo thẩm quyền 07 trường hợp; 45 trường hợp bị xử lý kỷ luật từ cảnh cáo đến buộc thôi việc; 06 trường hợp bị xử lý kỷ luật Đảng; 46 trường hợp nội dung đơn tố cáo khơng đúng, khơng có cơ sở để xử lý cán bộ.

Nhìn chung cơng tác giải quyết khiếu nại, tố cáo về tư pháp của ngành Tòa án nhân dân trong thời gian qua có nhiều tiến bộ. Các đơn khiếu nại không thuộc thẩm quyền đều được các Tòa án kịp thời chuyển đơn hoặc

hướng dẫn đương sự gửi đơn đến các cơ quan có thẩm quyền giải quyết. Riêng việc giải quyết đơn khiếu nại về quyết định tố tụng của Thẩm phán, Chánh án, Phó Chánh án Tịa án được quan tâm giải quyết ngay trong quá trình giải quyết vụ án.

Các đơn khiếu nại, tố cáo đối với cán bộ, cơng chức ngành Tịa án nhân dân được tập trung giải quyết kịp thời, dứt điểm; việc xử lý cán bộ vi phạm được thực hiện nghiêm túc nên đã đề cao ý thức tổ chức kỷ luật và phịng ngừa vi phạm của cán bộ, cơng chức trong ngành tòa án nhân dân. Các Tòa án đã phối hợp chặt chẽ với cấp ủy Đảng cùng cấp kiểm tra, xác minh các đơn thư tố cáo và xử lý người vi phạm, nhất là các trường hợp là cán bộ quản lý, lãnh đạo các Tòa án địa phương, nên việc giải quyết, xử lý đơn tố cáo đảm bảo chính xác, người bị xử lý không khiếu nại quyết định xử lý. Thông qua công tác giải quyết đơn tố cáo, Tòa án các cấp đã rút ra nhiều bài học kinh nghiệm, đặc biệt là công tác quản lý cán bộ, tăng cường trách nhiệm, kỷ luật công vụ của cán bộ, công chức trong ngành.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) trách nhiệm pháp lý của công chức trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền việt nam hiện nay luận văn ths luật 60 38 01 (Trang 76 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)