- Về nguyên nhân chủ quan
3.3.1. Nhóm các giải pháp hồn thiện các quy định pháp luật
1. Trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền, đáp ứng nhu cầu đổi mới của hoạt động quản lý, theo chúng tôi cần sớm ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành Luật cán bộ, công chức cho đồng bộ. Phải quy định rõ được tính chất, phạm vi hoạt động cơng vụ, và quy chế công vụ cho phù hợp.
Việc quy định như Điều 4 Luật cán bộ, công chức: công chức bao gồm những người được tuyển dụng, bổ nhiệm để đảm nhiệm chức vụ hoặc nhiệm vụ thường xuyên trong cơ quan nhà nước, trong tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, ở tỉnh, thành phố và huyện, quận, thị xã..., nghĩa là công chức bao gồm cả cán bộ cơ quan Đảng, cơ quan dân cử, đoàn thể nhân dân. Quy định gộp như vậy là đồng nhất tính chất và cơ chế hoạt động của cơng chức hành chính nhà nước với tính chất và cơ chế hoạt động của cán bộ dân cử, Đảng và đoàn thể là những người hoạt động chính trị. Trong thực tế quy định này là cơ sở pháp lý để hành chính hóa các đoàn thể quần chúng. Hiện nay, một yêu cầu gắt gao của cơng cuộc cải cách hành chính là định ra các thể chế hành chính, quy tắc, tiêu chuẩn về nghĩa vụ, tư cách, tác phong người cơng chức hành chính trong một nền hành chính dân chủ, hiện đại, đào tạo, tuyển dụng và sử dụng công chức theo các quy tắc và tiêu chuẩn ấy để xây dựng một đội ngũ cơng chức chun nghiệp, có kỹ năng hành chính cao. Bên cạnh việc đáp ứng yêu cầu trên, Luật công chức cũng cần định rõ trách nhiệm của công chức trong hoạt động công vụ ở cả hai khía cạnh: trách nhiệm tích cực và trách nhiệm tiêu cực.
2. Cần khẩn trương hoàn thiện các quy định pháp luật quy định về trách nhiệm pháp lý của công chức, bao gồm trách nhiệm kỷ luật, trách nhiệm hình sự, trách nhiệm hành chính và trách nhiệm vật chất. Cụ thể như sau: