- Quan hệ giữa trách nhiệm chính trị, trách nhiệm đạo đức của công chức với trách nhiệm pháp lý của công chức
1.3.1. Khái niệm nhà nước pháp quyền
Nhà nước ta là Nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, là công cụ chủ yếu để thực hiện quyền làm chủ của Nhà nước. Để cho Nhà nước đóng được vai trị đó, Đảng ta đã xác định tiếp tục đẩy mạnh cải cách tổ chức và hoạt động của Nhà nước, phát huy dân chủ, tăng cường pháp chế. Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa được Đảng ta coi là một trong những biện pháp để đạt được mục tiêu đó.
Xây dựng nhà nước pháp quyền là con đường phát triển tất yếu của đất nước ta, phù hợp với xu thế tất yếu chung của thời đại, không chỉ là nguyện vọng mà đã và đang trở thành nhu cầu hiện thực và khả năng hiện thực. Thế nhưng, muốn xây dựng nhà nước pháp quyền, trước hết cần nhận biết những tiêu chí mà nó hướng tới.
Nhà nước pháp quyền từ bản thân sự ra đời và sự hiện diện trên thực tế đã cho thấy đây là những mô thức tổ chức nhà nước là phương thức tổ chức quyền lực nhà nước khoa học, hợp lý, kiểm soát lẫn nhau giữa các loại cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp, hoạt động trên cơ sở pháp luật, vai trò tương xứng với năng lực, có hiệu quả pháp luật là phương tiện điều chỉnh quan trọng hàng đầu, pháp luật mang tính pháp lý cao: tính khách quan, nhân đạo, cơng bằng, tất cả vì lợi ích của con người.
Dưới góc độ cơ cấu tổ chức, Nhà nước pháp quyền đòi hỏi sự phân định, phân công rõ ràng giữa các cơ quan nhà nước cả theo chiều dọc, chiều ngang. Tính chất pháp quyền phải được thể hiện trong hoạt động của các thiết chế nhà nước và trong xã hội công dân. Nguyên tắc quản lý xã hội bằng pháp luật là một trong những tiêu chí nhận diện nhà nước pháp quyền nhưng chưa đủ. Khởi thủy của tư tưởng nhà nước pháp quyền là sự phân định rạch ròi, sự sắp xếp và phối hợp giữa các thiết chế quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp. Trong Nhà nước pháp quyền, pháp luật có vị trí, vai trò hàng đầu trong việc điều chỉnh các quan hệ xã hội cơ bản. Vai trò hàng đầu của pháp luật được đảm bảo bằng nhiều cách trong đó có việc xác lập và thực hiện sự kiểm sốt tính tối cao của các đạo luật. Trong hệ thống pháp luật, các đạo luật phải chiếm ưu thế. Sự thống trị (ngự trị) của pháp luật đòi hỏi nhà nước phải xuất phát từ những yêu cầu khách quan của xã hội mà định ra pháp luật và chính bản thân cũng phải phục tùng pháp luật
Mục đích cao cả, nhiệm vụ thường trực của nhà nước pháp quyền khơng gì khác hơn là vì con người. nhân tố con người, hệ thống các quyền và tự do của con người phải được quy định trong pháp luật, có cơ chế hữu hiệu đảm bảo thực hiện trên nguyên tắc thống nhất quyền và nghĩa vụ, tự do và trách nhiệm, phát huy tính tích cực, sáng tạo của con người. khi ban hành văn bản hay một hành vi pháp lý nào đều phải đặt câu hỏi: có phục vụ quyền lợi và có thuận lợi nhất cho người dân khơng. cần kết hợp hài hịa những phẩm chất tự
nhiên của cá nhân với tư cách là một thực thể tự nhiên và xã hội trong xây dựng và áp dụng pháp luật. tất cả vì con người, theo hướng có lợi cho con người cần được trở thành hiện thực - đây cũng là một trong những tiêu chí để nhận diện Nhà nước pháp quyền.
Nhà nước pháp quyền ghi nhận, bảo vệ và bảo đảm thực hiện công bằng là một trong những giá trị xã hội của pháp luật Nhà nước pháp quyền. Việc áp dụng các biện pháp xử lý phải phù hợp với tính chất mức độ của hành vi vi phạm pháp luật quy định mức độ hưởng thụ phải tương xứng với sự đóng góp, cống hiến. Cơng bằng khơng chỉ trong bản thân các quy định pháp luật mà còn cả trong áp dụng pháp luật, nhất là khi khơng có quy định pháp luật tương ứng thì người vận dụng pháp luật phải dựa trên công bằng, lẽ phải mà giải quyết chứ khơng dựa vào ý chí chủ quan, tùy tiện. áp dụng pháp luật sai sẽ dẫn đến những quyết định thiếu công bằng trong xử lý.
Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân đã được quy định trong Điều 2 Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi). Do đó, tìm hiểu các u cầu đề ra đối với trách nhiệm pháp lý của công chức không thể không đặt trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền ở nước ta hiện nay. Cần khẳng định rằng, Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam với bản chất và chức năng, nhiệm vụ của nó đã là cơ sở quy định chế độ trách nhiệm và trách nhiệm pháp lý đối với công chức Việt Nam trong hơn nửa thế kỷ qua. Trong điều kiện đổi mới ở nước ta hiện nay, xuất phát từ đổi mới nền kinh tế, nền văn hóa xã hội, an ninh, quốc phòng, ngoại giao và việc bảo đảm an toàn xã hội nhằm xây dựng một nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, xã hội cơng bằng, dân chủ và văn minh, địi hỏi phải xây dựng hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực sự là của của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Với định hướng và mục tiêu cao cả và thiết thực đó lại là cơ sở mới, xuất phát điểm mới về chất địi hỏi trách nhiệm trong thực thi cơng vụ
của cơng chức nhà nước cũng như việc hồn thiện " hàng rào pháp lý" - với tư cách là hệ thống hình thức trách nhiệm pháp lý nhằm giáo dục, xử lý và loại bỏ những công chức không xứng đáng nằm trong bộ máy cơ quan nhà nước.