Thực trạng vi phạm pháp luật của công chức

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) trách nhiệm pháp lý của công chức trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền việt nam hiện nay luận văn ths luật 60 38 01 (Trang 72 - 76)

- Vấn đề trách nhiệm kỷ luật của công chức lãnh đạo: Khoản 2 Điều

2.2.1. Thực trạng vi phạm pháp luật của công chức

Về cơ bản, công chức nhà nước là những người ln đi đầu trong cơng tác đấu tranh phịng chống vi phạm pháp luật, chấp hành pháp luật và bảo vệ pháp luật. Tuy nhiên, tình trạng vi phạm pháp luật của công chức nhất là tham nhũng, tiêu cực, suy thoái về phẩm chất đạo đức hiện nay đã có những biểu hiện tương đối nghiêm trọng. Vấn đề này được nêu trong các báo cáo chính trị Đại hội Đảng VIII, IX và tiếp tục được khẳng định tại Đại hội Đảng lần thứ X.

Trong báo cáo của đồng chí Tổng bí thư Nơng Đức Mạnh trình bày trước Quốc hội khóa X chỉ rõ: "Tích cực phịng ngừa và kiên quyết chống tham nhũng, lãng phí là địi hỏi bức xúc của xã hội, là quyết tâm chính trị của Đảng ta nhằm xây dựng một bộ máy lãnh đạo và quản lý trong sạch, vững mạnh, khắc phục một trong những nguy cơ lớn đe dọa sự sống còn của chế độ ta".

Đối tượng vi phạm không chỉ là công chức không giữ cương vị lãnh đạo mà ngay cả những người có giữ chức vụ cao trong bộ máy hành chính nhà nước. Vi phạm của Bùi Quốc Huy, Phạm Sĩ Chiến, Trần Mai Hạnh trong vụ án Năm Cam, Nguyễn Thiện Luân, Nguyễn Quang Hà trong vụ án Lã Thị Kim Oanh, Bế Văn Trình trong vụ án cửa khẩu Tân Thanh, Lạng Sơn và gần đây nhất là vụ Lương Quốc Dũng, vụ Mạc Kim Tôn và Mai Văn Dâu là những minh chứng điển hình.

Trong thực tế, các vi phạm này không giới hạn ở một lĩnh vực, một ngành, một địa phương mà xảy ra trên phạm vi rộng, xảy ra ngay trong bộ máy các cơ quan bảo vệ pháp luật. Các hình thức vi phạm của cơng chức cũng rất đa dạng, xảy ra trên nhiều lĩnh vực quản lý, từ những vi phạm nhỏ đến vi phạm lớn, rất lớn.

Ngoài những biểu hiện vi phạm pháp luật của cơng chức như đã trình bày ở trên, việc vi phạm pháp luật của cơng chức cịn được biểu hiện ở những khía cạnh dưới đây:

- Cơng chức thừa hành pháp luật giải thích pháp luật theo nhận thức chủ quan, tùy tiện của mình hoặc cố tình khơng thi hành những quy định mới của pháp luật, vẫn cố bám lấy những quy định cũ đã hết hiệu lực để mưu lợi riêng cho mình, hoặc áp dụng thi hành những quy định của pháp luật một cách méo mó, tự đặt ra những thủ tục khơng theo quy định của pháp luật để bắt công dân, tổ chức phải chấp hành. Đây chính là tình trạng các luật, chính sách khơng được chấp hành nghiêm túc trong chính ngay bản thân bộ máy hành chính.

- Một bộ phận công chức cửa quyền hách dịch, sách nhiễu, gây khó khăn, phiền hà cho công dân và tổ chức trong khi giải quyết công việc, hoặc làm những việc mà pháp luật cấm công chức không được làm như hoạt động tư vấn về những cơng việc liên quan đến bí mật nhà nước, đến thẩm quyền giải quyết của mình hoặc có khả năng gây phương hại đến an ninh quốc gia; khơng giữ bí mật trong cơng tác, phát tán tài liệu hoặc để lộ những chủ trương chính sách đang trong q trình xây dựng hồn thiện, gây dư luận không tốt, làm xáo trộn trật tự quản lý.

- Cấp dưới không chấp hành hoặc chấp hành chiếu lệ, hình thức sự chỉ đạo điều hành, văn bản của cấp trên, theo kiểu "trên nói dưới khơng nghe". Tình trạng này được thể hiện ở tính cục bộ, địa phương chủ nghĩa "phép vua thua lệ làng", các địa phương tự đặt ra các quy định trái hoặc khác với các quy định của pháp luật do cơ quan thẩm quyền cấp trên ban hành làm cho một văn bản thậm chí một quy định của luật pháp được nhận thức và áp dụng mỗi nơi một khác. Tính thống nhất và thơng suốt của hoạt động quản lý nhà nước bị vi phạm nghiêm trọng, làm cho hoạt động quản lý bị cắt khúc theo các tầng nấc, ở mỗi cấp có sự tách biệt hoặc bị biến dạng, méo mó bởi tính cục bộ.

Theo báo cáo của Thanh tra chính phủ, trong năm 2007, các bộ, các ngành đã rà sốt, phát hiện 441 vụ việc, trong đó đã khởi tố 406 vụ án và 826 bị can về các tội danh tham nhũng. Đã xử lý hành chính 306 đối tượng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự; các vụ việc cịn lại đang được tiếp tục xem xét để xử lý. Tổng giá trị thiệt hại do tham nhũng xác định được là 286 tỷ đồng và thu giữ được 70 tỷ đồng. Viện kiểm sát các cấp đã truy tố 397 vụ với 1.030 bị can. Tòa án các cấp đã xét xử sơ thẩm 263 vụ với 635 bị cáo.

Trong số vụ án mới khởi tố, tội danh tham ô là 228 vụ và 455 bị can chiếm tỷ trọng lớn (56,1% số vụ và 14,5% số bị can); tội lạm dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản là 68 vụ và 97 bị can chiếm tỷ trọng 16,7% số vụ và 11,7% số bị can; tội nhận hối lộ là 53 vụ và 120 bị can chiếm tủy lệ 13% số vụ và 55% số bị can; tội lợi dụng chức vụ quyền hạn khi thi hành công vụ là 45 vụ và 129 bị can chiếm tỷ lệ 11% số vụ và 15,6% số bị can; tội lạm quyền trong khi thi hành công vụ là 4 vụ và 6 bị can; tội lợi dụng chức vụ quyền hạn gây ảnh hưởng với người khác để trục lợi là 2 vụ và 5 bị can; tội giả mạo trong công tác là 6 vụ và 14 bị can.

Trong năm 2007, một số vụ việc tham nhũng nghiêm trọng, điển hình như vụ Bùi Tiến Dũng và đồng bọn tham ô trên 3 tỷ đồng trong dự án cầu Bãi Cháy - PMU 18; vụ việc xảy ra tại Ban điều hành Đề án 112: vụ thủ quỹ Bưu điện tỉnh Bạc Liêu tham ô 15,3 tỷ đồng; vụ một số cán bộ Văn phòng thị ủy Vĩnh Long tham ô 2,8 tỷ đồng… Đối với 8 vụ án trọng điểm, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo tập trung điều tra xử lý, trong năm 2007 đã xét xử xong 03 vụ gồm: vụ đất đai ở Đồ Sơn; vụ Mạc Kim Tôn và vụ Mai Văn Dâu, kết quả xử lý được nhân dân đồng tình. Riêng vụ PMU 18 đã xét xử xong nhóm tội danh đánh bạc và hối lộ, tiếp tục khởi tố, điều tra về các tội tham nhũng.

Theo Báo cáo cơng tác phịng chống tham nhũng năm 2008 của Thanh tra Chính phủ, trong năm 2008, các cơ quan điều tra thuộc Bộ Công an đã khởi tố điều tra 289 vụ án với 631 bị can về các tội danh tham nhũng; trong đó cơng chức cấp xã là 189 người, cấp huyện là 184 người, cấp tỉnh là 139 và

cấp Trung ương là 15 người, còn lại thuộc các tổ chức khác. Trong đó đã đình chỉ điều tra 5 vụ 3 bị can; đề nghị Viện kiểm sát truy tố và Tòa án nhân dân đã xét xử 233 vụ, 582 bị can về các tội danh tham nhũng; đề nghị tịch thu sung quỹ nhà nước số tiền, tài sản tham nhũng là 433,15 tỷ đồng. Trong năm 2008, đã phát hiện và xử lý một số vụ án tham nhũng nghiêm trọng, điển hình là vụ án than Quảng Ninh, vụ Đề án 112, vụ án tại Ngân hàng Đầu tư chi nhánh Đông Đô Hà Nội, vụ án nhận hối lộ xảy ra tại cơ quan Công an và Tịa án tỉnh Quảng Ninh...

Theo Báo cáo cơng tác phịng chống tham nhũng năm 2009 của Thanh tra Chính phủ, trong năm 2009 các cơ quan tiến hành tố tụng đã có nhiều cố gắng trong hoạt động điều tra, truy tố xét xử các vụ án tham nhũng. Cụ thể:

- Khởi tố: 289 vụ/ 631 bị can. Trong đó tội tham ơ tài sản chiếm 52,9% số vụ và 50,3% số bị can; tội lạm dụng chức vụ chiếm đoạt tài sản chiếm 22,5% số vụ và 13,9% số bị can; tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ chiếm 12,4% số vụ và 19,3% số bị can.

- Truy tố: 231 vụ/ 589 bị can.

- Xét xử sơ thẩm: 228 vụ/ 578 bị cáo.

Một số địa phương trong năm 2009 đã phát hiện, khởi tố được nhiều vụ tham nhũng là Hà Nội 39 vụ/ 93 bị can; Kiển Giang 12 vụ/ 16 bị can; Quảng Ninh 11 vụ / 116 bị can; Bắc Ninh 11 vụ/ 40 bị can; Bắc Giang 21 vụ/ 36 bị can…

Nhìn chung, sau 03 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 3 khóa X "về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với cơng tác phịng, chống tham nhũng, lãng phí" và Luật phịng chống tham nhũng, cơng tác phịng chống tham nhũng có nhiều chuyển biến và đạt được kết quả tích cực trên cả hai mặt phòng và chống; trên một số lĩnh vực, tham nhũng đã có bước kiềm chế và có xu hướng giảm nhẹ như: quản lý, sử dụng tài sản công; chi tiêu thường xuyên bằng ngân sách nhà nước; quản lý sử dụng vốn ODA; thực hiện các chương

trình, mục tiêu quốc gia… So với nhiều năm trở lại đây, cơng tác phịng chống tham nhũng đã có sự chuyển biến tích cực.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) trách nhiệm pháp lý của công chức trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền việt nam hiện nay luận văn ths luật 60 38 01 (Trang 72 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)