Chủ thể trong biện pháp Tín chấp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực tiễn thực hiện các biện pháp bảo đảm trong hoạt động của các ngân hàng thương mại ở việt nam (Trang 47 - 49)

2.1. VỀ CHỦ THỂ CÓ QUYỀN XÁC LẬP CÁCBIỆN PHÁPBẢO ĐẢM

2.1.2. Chủ thể trong biện pháp Tín chấp

- Bên bảo đảm: Quan hệ bảo đảm tín chấp là biện pháp bảo đảm đặc biệt

nhất trong các biện pháp bảo đảm của các Ngân hàng thương mại bởi tính chất phi tài sản của biện pháp này. Theo quy định của pháp luật các tổ chức tại cơ sở của các tổ chức chính trị - xã hội quy định tại Nghị định 163/ 20006/ NĐ – CP bằng uy tín của mình đảm bảo cho cá nhân, hộ gia đình nghèo vay một khoản tiền tại tổ chức tín dụng để sản xuất, kinh doanh, làm dịch vụ [2,

Điều 50]. Các quy định pháp luật hiện tại quy định rất sơ sài về quyền và nghĩa vụ của các tổ chức chính trị - xã hội trong hoạt động làm bảo đảm cho bên vay vốn. Đặc biệt chưa có quy định rõ ràng về nghĩa vụ của bên bảo đảm khi các thànhviên của mình không sử dụng vốn đúng mục đích cũng như không trả nợ gốc và lãi. Trong trường hợp này pháp luật nên có quy định rõ ràng về trách nhiệm của người đứng đầu tổ chức chính trị - xã hội khi Ngân hàng không thu hồi được vốn.

- Bên được bảo đảm: Hoạt động cho vay tín chấp có ý nghĩa quan trọng

trong việc thực hiện mục tiêu quốc gia xóa đói giảm nghèo. Theo quy định tại

Khoản 2 Điều 49 Nghị định 163/ NĐ – CP/ thì: “ Cá nhân, hộ gia đình nghèo được bảo đảm bằng tín chấp phải là thành viên của một trong các tổ chức chính trị - xã hội quy định tại Điều 50 Nghị định này” [2].Theo đó tại Điều 50 của Nghị định các tổ chức chính trị - xã hội gồm: “ Đơn vị tại cơ sở của các tổ chức chính trị - xã hội sau đây là bên bảo đảm bằng tín chấp:

1. Hội Nông dân Việt Nam ;

2. Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam ; 3. Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam ; 4. Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh; 5. Hội Cựu chiến binh Việt Nam ;

6. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam [2].

Với điều kiện kinh tế- xã hội của nước ta hiện tại nhìn vào đối tượng được bảo đảm bằng biện pháp tín chấp như quy định hện tại của pháp luật phải chăng là còn hơi hạn hẹp? Có nên bó buộc đối tượng trong phạm vi chỉ như trên không? Theo ý kiến của người viết phạm vi đối tượng được bảo đảm nên được mở rộng hơn. Nên quy định thêm cả những thành viên không nằm trong danh sách chuẩn nghèo nhưng là các đối tượng “ cận nghèo” cũng cần được vay vốn để phát triển sản xuất. Như vậy sẽ đáp ứng được nhu cầu vay vốn đa dạng trong nền kinh tế, góp phần thúc đẩy nhanh hơn công cuộc xóa đói giảm nghèo của đất nước.

- Bên nhận bảo đảm:Bên nhận tín chấp chủ yếu là các ngân hàng chính

sách xã hội. Tuy nhiên, Nghị Định 163/ 2006/ NĐ - CP quy định là tổ chức tín dụng, còn trong BLDS 2005 quy định là Ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng khác. Tổ chức tín dụng bao gồm các Ngân hàng, hợp tác xã tín dụng và tổ chức khác. Như vậy, pháp luật quy định về bên nhận tín chấp là không thống nhất và phạmvi quá rộng, nên cần có quy định cụ thể hơn để tạo thuận lợi trong hoạt động của các Ngân hàng, tổ chức tín dụng, cũng như của tổ chức chính trị - xã hội và bên vay tín chấp. Đặc biệt nên quy định cụ thể về quyền và nghĩa vụ của Ngân hàng khi bên được bảo đảm không trả nợ gốc và lãi. Ngân hàng cũng cần có chính sách để xử lý rủi ro với các trường hợp này. Các Ngân hàng haycác tổ chức tín dụng khác cũng rất cần tiếp tục hoạt động và họ chỉ đóng vai trò taọ điều kiện, giúp đỡ chứ không phải nhà tài trợ, không có khả năng cưu mang cho tất cả các cá nhân, hộ gia đình thuộc diện nghèo. Nên cần xây dựng chế tài cụ thể để Ngân hàng xử lý trong trường hợp không thu hồi được vốn hay vốn cho vay không được sử dụng đúng mục đích. Pháp luật hiện tại vẫn còn thiếu vắng những quy định này.Việc bổ sung các quy định như trên không những đảm bảo an toàn cho bên nhận tín chấp mà đồng thời nâng cao trách nhiệm sử dụng và hoàn trả vốn và lãi

của bên được bảo đảm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực tiễn thực hiện các biện pháp bảo đảm trong hoạt động của các ngân hàng thương mại ở việt nam (Trang 47 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)