Tài sản bảo đảmlà hàng hóa luân chuyển trong quá trình sản xuất,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực tiễn thực hiện các biện pháp bảo đảm trong hoạt động của các ngân hàng thương mại ở việt nam (Trang 65 - 68)

2.3. VỀ TÀI SẢN BẢO ĐẢM

2.3.2.Tài sản bảo đảmlà hàng hóa luân chuyển trong quá trình sản xuất,

xuất, kinh doanh

Có thể khẳng định ngay rằng, đây là loại tài sản hiện đang được dùng phổ biến trong giao dịch bảo đảm. Các doanh nghiệp, trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, thường có những hàng hóa, nguyên vật liệu tồn kho, tạm thời chưa dưa vào sản xuất kinh doanh mà chờ phục vụ các kỳ sản xuất sau đó. Để tận dụng tối đa giá trị tài sản, doanh nghiệp khi có nhu cầu vốn thường dùng các tài sản này làm tài sản bảo đảm tiền vay tại các ngân hàng. Trước thực tiễn đó, BLDS 2005 đã ghi nhận và có những quy định tương đối cụ thể về loại tài sản này trong chế định về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ. Thế nhưng, có lẽ là còn nhiều vấn đề phải bàn xung quanh quy định của Bộ luật về loại tài sản này.

Trước hết, đó là việc BLDS ghi nhận cho bên thế chấp “được bán, thay thế tài sản thế chấp, nếu tài sản đó là hàng hóa luân chuyển trong quá trình sản xuất, kinh doanh. Trong trường hợp bán tài sản thế chấp là hàng hóa luân chuyển trong quá trình sản xuất, kinh doanh thì quyền yêu cầu bên mua thanh toán tiền, số tiền thu được hoặc tài sản hình thành từ số tiền thu được trở thành tài sản thế chấp thay thế cho số tài sản đã bán” [25, Điều 349].

Các nhà soạn thảo BLDS 2005 giải thích rằng quy định này là nhằm tạo sự dễ dàng cho sự luân chuyển hàng hóa trong hoạt động sản xuất kinh doanh, phù hợp với yêu cầu của nền kinh tế thị trường. Tuy nhiên, phải thấy rằng điều đó chỉ đúng khi mà hàng hóa đó chưa được đưa đi thế chấp để bảo đảm

thực hiện nghĩa vụ. Còn mỗi khi đã đưa đi thế chấp, thì khi đó quyền lợi của bên nhận thế chấp phải được bảo đảm trên hết. Cách quy định của BLDS 2005 như trên là chưa hợp lý, không triệt để và do vậy không đảm bảo quyền và lợi ích của bên nhận thế chấp; vì rằng về nguyên tắc một khi tài sản đã được thế chấp để bảo đảm cho việc thực hiện nghĩa vụ, thì mọi hành vi định đoạt của bên thế chấp đối với tài sản đều cần phải có sự đồng ý, chấp thuận của bên nhận thế chấp.

Để “cứu vãn” quyền lợi của bên nhận thế chấp, pháp luật cho phép

“trong trường hợp bán tài sản thế chấp là hàng hóa luân chuyển trong quá trình sản xuất, kinh doanh thì quyền yêu cầu bên mua thành toán tiền, số tiền thu được hoặc tài sản hình thành từ số tiền thu được trở thành tài sản thế chấp thay thế cho số tài sản đã bán”. Đây là một quy định mang nặng

tính lý thuyết, khó khả thi, vì pháp luật chưa chỉ ra được làm thế nào để bên nhận thế chấp có thể thực hiện được quyền này trên thực tế. Làm sao để bên nhận thế chấp biết được mua bán hàng hóa là ai và liệu bên mua hàng hóa có chấp nhận thanh toán cho bên nhận thế chấp hay không khi mà giữa họ không hề có một hợp đồng nào quy định nghĩa vụ đó. Ngoài ra, nếu như bên thế chấp không thiện chí, thì bên nhận thế chấp sẽ rất khó để có thể quản lý

được cái gọi là “quyền yêu cầu bên mua thanh toán tiền, số tiền thu được hoặc tài sản hình thành từ số tiền thu được”. Mà nếu có quản lý được thì lúc

đó, từ quan hệ thế chấp vật quyền nay lại chuyển đổi thành quan hệ trái quyền, không bảo đảm được quyền lợi cho bên nhận thế chấp. Khoản 1, Điều 20 “Quyền của bên nhận thế chấp trong trường hợp bên thế chấp bán, trao đổi, tặng cho tài sản thế chấp”, Nghị định số 163/2006/NĐ-CP cũng quy

định bên nhận thế chấp chỉ có quyền thu hồi tài sản thế chấp “trong trường hợp bên thế chấp bán, trao đổi, tặng cho tài sản thế chấp không phải là hàng hoá luân chuyển trong quá trình sản xuất, kinh doanh mà không có sự đồng ý của bên nhận thế chấp”[2].

Các quy định trên đã đương nhiên cho phép bên thế chấp được bán tài sản thế chấp và loại trừ hoàn toàn quyền của bên nhận thế chấp đối với việc thu hồi tài sản thế chấp đã được đăng ký thế chấp hợp pháp bị bán trái với thoả thuận. Như vậy bên mua tài sản thế chấp luôn được bảo vệ, không cần biết có ngay tình hay không và dù cho tài sản thế chấp có hay không được đăng ký thế chấp.

Với những quy định như trên, pháp luật đã mặc nhiên phủ nhận ý chí thoả thuận của các bên và đã vô hiệu hoá ý nghĩa, tác dụng của cơ chế đăng ký thế chấp tài sản là hàng hoá luân chuyển trong quá trình sản xuất, kinh doanh.Thực tế, đã có trường hợp xảy ra như sau:

Công ty TNHH HY, Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh do Phòng Đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội cấp, có địa chỉ tại Phố Chùa Láng, phường Láng Thượng, quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội, vay 1,5.000.000.000 đồng tại Ngân hàng Vietcombank, tài sản bảo đảm là quyền sử dụng đất và hàng hóa hạt nhựa tồn kho luân chuyển thuộc sở hữu của Công ty TNHH HY. Đến hạn, Công ty TNHH HY không trả được nợ, Ngân hàng quyết định phát mại hàng hóa thế chấp để thu hồi nợ. Tuy nhiên, khi làm thủ tục phát mại, Ngân hàng mới phát hiện ra rằng toàn bộ lô hạt nhựa đã bị Công ty TNHH HY bán hết mà không thông báo cho Ngân hàng. Công ty TNHH HY cho rằng pháp luật không bắt buộc nên Công ty đã không thông báo hay xin ý kiến Ngân hàng, việc mua bán được thực hiện thông qua Hợp đồng mua bán cho Công ty Hải Anh (không rõ địa chỉ) và toàn bộ số tiền thu được, Công ty HY đã sử dụng làm vốn lưu động để sản xuất kinh doanh và đã bị thua lỗ hết. Hiện tại, Ngân hàng Vietcombank đã khởi kiện Công ty HY ra Tòa án nhân dân quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội để xử lý quyền sử dụng đất và đang đứng trước nguy cơ mất một phần vốn vì tài sản bảo đảm là hạt nhựa đã bị bán hết.

Thứ hai, rất khó ghi nhận tên và số lượng, đặc điểm của hàng hóa luân

Công ty Cổ phần Trung Nguyên thế chấp toàn bộ hàng hóa tồn kho luân chuyển thuộc sở hữu của Công ty cho Ngân hàng QT để vay vốn (Công ty TNHH Trung Nguyên đã được Ngân hàng cấp hạn mức tín dụng 1,8 tỷ đồng). Hàng hóa tồn kho luân chuyển gồm rất nhiều loại như thép thành phẩm (nhiều loại) và một số nguyên-vật liệu khác. Do hàng hóa quá đa dạng, lại thường xuyên được luân chuyển, thay đổi liên tục, nên các bên không thể quy định cụ thể tên, số lượng, chất lượng hàng hóa trong hợp đồng thế chấp, mà chỉ ghi chung chung tất cả các loại hàng hóa mà Công ty Cổ phần Trung Nguyên kinh doanh, đồng thời chốt giá trị hàng hóa trong kho tại mọi thời điểm không được thấp hơn một mức nhất định. Trớ trêu ở chỗ là vì luật không có quy định rõ ràng, nên dù đã kỳ kết Hợp đồng, bản thân các Ngân hàng cũng không chắc chắn về việc Hợp đồng thế chấp như vậy có hợp pháp hay không, bởi vì nếu Công ty Cổ phần Trung Nguyên không trả được nợ thì Ngân hàng sẽ phát mại những hàng hóa nào, số lượng bao nhiêu, khi mà trong hợp đồng không ghi rõ.

Cuối cùng, pháp luật quy đinh rằng tài sản là hàng hóa luân chuyển chỉ có

trong biện pháp thế chấp, mà không xuất hiện trong biện pháp cầm cố hay các biện pháp khác. Điều này là chưa phù hợp với thực tiễn về bảo đảm tiền vay. Trên thực tế, các ngân hàng khi nhận bảo đảm bằng loại tài sản này, thì rất ít để cho bên có tài sản tự quản lý, mà thường sử dụng biện pháp thuê kho ba bên, hoặc tự Ngân hàng trực tiếp thuê một đơn vị độc lập để bảo vệ, mỗi lần có nhu cầu xuất hàng thì Công ty phải thông báo cho ngân hàng làm thủ tục xuất, nhập rất chặt chẽ, bảo đảm rằng hàng hóa không bị thất thoát. Vì lẽ đó, hàng hóa tồn kho luân chuyển hoàn toàn có thể là đối tượng của biện pháp cầm cố, khi mà ngân hàng tự mình hoặc thuê một đơn vị độc lập quản lý số hàng hóa đó (trường hợp này được coi như là hàng hóa đã chuyển giao cho ngân hàng giữ). Pháp luật cần phải có sự điều chỉnh cho phù hợp với thực tế này.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực tiễn thực hiện các biện pháp bảo đảm trong hoạt động của các ngân hàng thương mại ở việt nam (Trang 65 - 68)