Phân cấp chi ngân sách địa phƣơng

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Thi hành pháp luật về thu chi ngân sách địa phương trên địa bàn thành phố Hà Nội 07 (Trang 35 - 39)

1.2. CẤU TRÚC PHÁP LUẬT VỀ THU CHI NGÂN SÁCH ĐỊA PHƢƠNG

1.2.3. Phân cấp chi ngân sách địa phƣơng

Cũng giống nhƣ phân cấp thu ngân sách địa phƣơng, phân cấp chi ngân sách địa phƣơng là việc nhà nƣớc trao quyền cho chính quyền địa phƣơng trong việc quyết định phân bổ nguồn vốn ngân sách tại địa phƣơng để phục vụ những nhu cầu thiết yếu của chính quyền địa phƣơng nhƣ việc duy trì bộ máy nhà nƣớc tại địa phƣơng, đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng cho địa phƣơng hay việc mua sắm trang thiết bị cần thiết phục vụ hoạt động của chính quyền địa phƣơng.

Luật ngân sách quy định chi NSĐP bao gồm: Chi đầu tƣ phát triển (Đầu tƣ xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội do địa phƣơng quản lý; Đầu tƣ và hỗ trợ cho các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế, các tổ chức tài chính của Nhà nƣớc theo quy định của pháp luật; Các khoản chi khác theo quy định của pháp luật). Chi thƣờng xuyên (Các hoạt động sự nghiệp kinh tế, giáo dục và đào tạo, y tế, xã hội, văn hóa thông tin văn học nghệ thuật, thể dục thể thao, khoa học và công nghệ, môi trƣờng, các hoạt động sự nghiệp khác do địa phƣơng quản lý; Quốc phòng, an ninh và trật tự, an toàn xã hội (phần giao cho địa phƣơng); Hoạt động của các cơ quan nhà nƣớc, cơ quan Đảng Cộng sản Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội ở địa phƣơng; Hỗ trợ cho các tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp ở địa phƣơng theo quy định của pháp luật; Thực hiện các chính sách xã hội đối với các đối tƣợng do địa phƣơng quản lý;

Chƣơng trình quốc gia do Chính phủ giao cho địa phƣơng quản lý; Trợ giá theo chính sách của Nhà nƣớc; Các khoản chi khác theo quy định của pháp luật). Chi trả nợ gốc và lãi các khoản tiền huy động cho đầu tƣ. Chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính của cấp tỉnh. Chi bổ sung cho ngân sách cấp dƣới [33].

Chi NSĐP có ý nghĩa hết sức quan trọng, thông qua việc bố trí chi ngân sách để đáp ứng cho các nhu cầu chi nhằm đảm bảo hoạt động của chính quyền địa phƣơng, duy trì hoạt động và tăng cƣờng hiệu lực, hiệu quả quản lý mọi mặt đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội.

Chi NSĐP ngoài nhiệm vụ đảm bảo nguồn nhân lực để duy trì hoạt động của bộ máy chính quyền địa phƣơng còn nhiệm vụ chi đầu tƣ phát triển. Chi đầu tƣ phát triển đƣợc chủ yếu tập trung để xây dựng kết cấu hạ tầng nhƣ: hệ thống giao thông, hệ thống đƣờng điện, trƣờng học, trạm y tế, các công trình phúc lợi… theo phân cấp quản lý nhà nƣớc. Đây là nguồn lực tập trung của địa phƣơng để phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ cho việc phát triển kinh tế, chính trị, văn hóa (kiến trúc thƣợng tầng) của địa phƣơng.

Trong luật ngân sách việc phân chia ngân sách đƣợc thể hiện cụ thể thông qua quy định về phân cấp nhiệm vụ chi, theo đó: nhiệm vụ chi của NS cấp nào do NS cấp đó bảo đảm; việc ban hành và thực hiện chính sách, chế độ mới làm tăng chi NS phải có giải pháp bảo đảm nguồn tài chính phù hợp với khả năng cân đối của NS từng cấp.Trƣờng hợp cơ quan quản lý nhà nƣớc cấp trên ủy quyền cho cơ quản quản lý nhà nƣớc cấp dƣới thực hiện nhiệm vụ chi của mình, thì phải chuyển kinh phí từ NS cấp trên cho cấp dƣới thực hiện nhiệm vụ đó.Trong thời kỳ ổn định NS, các địa phƣơng đƣợc sử dụng nguồn tăng thu hàng năm mà NSĐP đƣợc hƣởng để phát triển kinh tê – xã hội trên địa bàn;sau mỗi thời kỳ ổn định NS,phải tăng khả năng tự cân đối, phát triển NSĐP thực hiện giảm dần số bổ sung từ NS cấp trên hoặc tăng tỷ lệ phần trăm điểu tiết số thu nộp ngân sách về cấp trên [33].

Quy định này có thể đƣợc hiểu là cơ quan quyền lực nhà nƣớc cấp tỉnh (HĐND cấp tỉnh) có quyền chủ động phân phối thu chi cho NS cấp dƣới trên cơ sở căn cứ vào tình hình cụ thể của từng địa phƣơng mình quản lý và phải quán triệt các nguyên tắc pháp lý nhất định nhƣ: việc phân bổ nguồn thu, nhiệm vụ chi cho từng cấp NSĐP phải phù hợp với đặc điểm của từng vùng cũng nhƣ trình độ quản lý của từng địa phƣơng; việc phân chia nguồn thu cho NSĐP phải thỏa mãn tỷ lệ tối thiểu mà pháp luật quy định; khi quyết định tỷ lệ phần trăm phân chia các khoản thu giữa NS các cấp chính quyền địa phƣơng phải căn cứ vào tỷ lệ phần trăm phân chia các khoản thu do Thủ tƣớng chính phủ giao và các nguồn thu NSĐP đƣợc hƣởng toàn bộ; khi phân giao nhiệm vụ cho cho NSĐP phải có nhiệm vụ chi đầu tƣ xây dựng những công trình công cộng phục vụ cho ngành giáo dục, cho hoạt động giao thông và các sinh hoạt khác.

Việc phân cấp chi ngân sách cần đƣợc gắn liền với việc phân cấp thu ngân sách để đảm bảo nguyên tắc cân đối thu chi, đồng thời đảm bảo cho địa phƣơng có đủ nguồn thu để đáp ứng yêu cầu chi của địa phƣơng. Phân cấp hoạt động chi ngân sách mục tiêu chính là nhằm giúp địa phƣơng sử dụng linh hoạt nguồn thu ngân sách của địa phƣơng để thực hiện nhiệm vụ của địa phƣơng một cách hiệu quả nhất.

Tiểu kết chƣơng 1

Ngân sách nhà nƣớc là bộ phận chủ đạo, là nguồn lực quan trọng giúp nhà nƣớc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình. Hệ thống ngân sách nhà nƣớc ở Việt Nam đƣợc tổ chức thành hai cấp là NSTW và NSĐP, trong đó NSTW đóng vai trò chủ đạo. Nói tới ngân sách nhà nƣớc là nói tới hai hoạt động tài chính cơ bản là thu ngân sách và chi ngân sách. Thu chi ngân sách nhà nƣớc cũng nhƣ thu chi ngân sách địa phƣơng là hoạt động của cơ quan có thẩm quyền trong quá trình quản lý tạo lập, sử dụng và phân phối nguồn quỹ từ ngân sách.

Hoạt động thu chi ngân sách nhà nƣớc nói chung và thu chi ngân sách địa phƣơng nói riêng đƣợc diễn ra theo những quy định của pháp luật về trình tự thủ tục cũng nhƣ những yêu cầu nhất định. Hai hoạt động này mang những đặc điểm riêng biệt về chủ thể cũng nhƣ mục tiêu hƣớng tới để phân biệt với hoạt động chu thi khác.

Trong hoạt động quản lý ngân sách nhà nƣớc, phân cấp ngân sách nhà nƣớc là hoạt động chủ yếu và quan trọng nhất, việc phân cấp quản lý ngân sách hợp với xu thế chung của phân cấp quản lý tài chính cũng nhƣ phân cấp quản lý nhà nƣớc. Hoạt động phân cấp này không chỉ giúp giảm gánh nặng quản lý cho ngân sách trung ƣơng mà còn tạo điều kiện cho địa phƣơng chủ động và linh hoạt hơn trong việc sử dụng ngân sách để phục vụ nhu cầu phát triển của địa phƣơng.

Hoạt động phân cấp cũng giống hoạt động thu chi và quản lý thu chi ngân sách nhà nƣớc cần tuân theo những nguyên tắc về phân cấp ngân sách và làm theo những nội dung phân cấp ngân sách đã đƣợc pháp luật quy định.

Trong việc vận dụng quy định về ngân sách, quy định về thu chi ngân sách nhà nƣớc và ngân sách địa phƣơng cũng nhƣ quy định về phân cấp ngân sách, mỗi địa phƣơng lại có những cách áp dụng riêng của mình sao cho phù hợp với thực tiễn của địa phƣơng để tạo điều kiện thuận lợi cho địa phƣơng phát triển.

Chương 2

THỰC TIỄN THI HÀNH PHÁP LUẬT VỀ THU CHI NGÂN SÁCH TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Thi hành pháp luật về thu chi ngân sách địa phương trên địa bàn thành phố Hà Nội 07 (Trang 35 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)