2.1. THU CHI NGÂN SÁCH TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI,
2.2.1. Thực trạng về lập dự toán thu ngân sách
Lập dự toán thu Ngân sách là khâu mở đầu cho một chu trình ngân sách, đây là quá trình đánh giá, phân tích giữa khả năng và nhu cầu các nguồn tài chính, từ đó xác lập các chỉ tiêu thu một cách đúng đắn, khoa học. Để chấp hành và quyết toán thu ngân sách đƣợc thực hiện theo đúng quy định của Luật ngân sách. Trong những năm qua thành phố Hà Nội đã tuân thủ việc lập dự toán thu theo Thông tƣ số 09/2007/TTLT-BTP-BTC ngày 15/11/2007 của liên bộ Tài chính – Tƣ pháp. Chất lƣợng dự toán thu ngân sách đã đƣợc cải thiện và nâng cao rõ rệt. Các khoản thu ngân sách thành phố đã đƣợc xác định trên cơ sở mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, quản lý Nhà nƣớc và đảm bảo an
Khâu lập dự toán đƣợc thực hiện theo đúng trình tự, trên cơ sở phân tích tình hình chi của năm ngân sách trƣớc đó và yêu cầu thực hiện các chủ trƣơng, chính sách của Đảng, Nhà nƣớc, các quy định của Bộ Tài chính. Sự phối hợp chặt chẽ với cơ quan thuế, đội thu thuế đã tính toán khai thác hợp lý các khoản thu đƣợc hƣởng 100% nhƣ thuế nhà đất, lệ phí trƣớc bạ… đồng thời quán triệt mạnh mẽ các đơn vị trực thuộc Thành phố trong việc xây dựng dự toán chi phù hợp với chức năng, nhiệm vụ đƣợc giao đúng chế độ định mức, tiêu chuẩn. Qua đó, tạo cơ sở cho công tác điều hành ngân sách của cấp chính quyền, và có thể dự báo một cách tƣơng đối về tình hình ngân sách trong năm tiếp theo.
2.2.1.1. Bảo đảm thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ trong việc lập dự toán thu ngân sách
Lập dự toán thu ngân sách cùng với lập dự toán chi ngân sách là hai hoạt động cơ bản của lập dự toán ngân sách nhà nƣớc nói chung và ngân sách địa phƣơng nói riêng. Theo quy định của pháp luật hiện hành quy trình lập dự toán ngân sách địa phƣơng đƣợc diễn ra nhƣ sau.Đầu tiên Sở Tài chính - Vật giá chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tƣ xem xét dự toán ngân sách của các đơn vị trực thuộc tỉnh, dự toán thu do cơ quan thuế, cơ quan hải quan lập (nếu có), dự toán thu, chi ngân sách của các huyện; lập dự toán thu ngân sách nhà nƣớc trên địa bàn, dự toán thu, chi ngân sách tỉnh (gồm dự toán ngân sách các huyện và dự toán ngân sách cấp tỉnh), dự toán chi chƣơng trình mục tiêu quốc gia, dự toán các khoản kinh phí ủy quyền báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh để trình Thƣờng trực Hội đồng nhân dân xem xét trƣớc ngày 20 tháng 7 năm trƣớc. Sau khi có ý kiến của Thƣờng trực Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh gửi báo cáo dự toán ngân sách địa phƣơng đến Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ, các cơ quan quản lý Chƣơng trình mục tiêu quốc gia (phần dự toán chi Chƣơng trình mục tiêu quốc gia) chậm nhất vào ngày 25
tháng 7 năm trƣớc. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hƣớng dẫn cụ thể việc lập dự toán ngân sách các cấp ở địa phƣơng phù hợp với yêu cầu, nội dung và thời gian lập dự toán ngân sách tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng [10].
Theo quy định UBND cấp tỉnh là cơ quan đầu mối chỉ đạo việc lập dự toán ngân sách địa phƣơng, HĐND là cơ quan xem xét và cho ý kiến. Quy định nhƣ vậy, thể hiện sự tập trung trong việc lập dự toán ngân sách, UBND tỉnh thống nhất quản lý và hƣớng dẫn thực hiện trong công tác lập dự toán ngân sách nói riêng và dự toán thu ngân sách nói chung. HĐND chỉ là cơ quan giám sát cho ý kiến tham khảo chứ không có chức năng thực hiện việc lập dự toán thu. Tuy nhiên quy định nhƣ vậy mới chỉ đảm bảo tính tập trung chứ chƣa đảm bảo đƣợc tính dân chủ trong công tác lập dự toán thu ngân sách. Trong quy trình này không thấy có sự xuất hiện của UBND cũng nhƣ cơ quan chuyên môn trong lĩnh vực ngân sách của cấp huyện và cấp xã. Với quy định này, việc lập dự toán ngân sách thu hoàn toàn do UBND cấp tỉnh thực hiện, sau đó giao cho cấp dƣới, nhƣ cấp huyện và cấp xã không đƣợc chủ động trong việc dự toán nguồn thu của địa phƣơng mình, từ đó cũng tạo ra tâm lý ỷ lại của cấp dƣới. Điều này đi ngƣợc lại với yêu cầu của nguyên tắc tập trung dân chủ.
Vậy là trong công tác lập dự toán thu ngân sách của thành phố đã chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu của nguyên tắc tập trung dân chủ, vẫn còn tình trạng cấp trên làm thay cấp dƣới, không trao quyền chủ động cho chính quyền cấp huyện và cấp xã trong việc lập dự toán thu để phù hợp với điều kiện của địa phƣơng mình.
2.2.1.2. Quy trình lập dự toán thu ngân sách
Tuân thủ các quy định của pháp luật hiện hành về công tác lập dự toán thu ngân sách qua nhiều năm thực hiện về cơ bản công tác lập dự toán thu trên địa bàn Hà Nội đã đi vào nề nếp, đƣợc tiến hành cùng với sự chỉ đạo của
cơ quan Tài chính cấp trên và sự nỗ lực cố gắng của các cơ quan chuyên môn, đơn vị trực thuộc. Dự toán thu ngân sách của thành phố đƣợc lập dựa trên số thu do trung ƣơng giao xuống, phân bổ theo mục lục ngân sách, tạo cơ sở cho công tác kiểm soát thu ngân sách của kho bạc.
Việc tính dự toán thu đƣợc thực hiện một cách dân chủ, quyết định dự toán sát với yêu cầu của từng đơn vị, quận, huyện, thị xã trên địa bàn thành phố.
Tuy nhiên, trong quá trình lập dự toán ngân sách bên cạnh những kết quả đạt đƣợc, việc tồn tại một số hạn chế là không thể tránh khỏi. Việc lập dự toán còn mang nặng tính hình thức; chƣa bám sát vào tình hình thực tế; thời gian lập dự toán còn kéo dài; thành phố chỉ đƣợc thảo luận NS của mình khi đã đƣợc chính phủ thông qua; việc phân cấp quản lý gắn với mục tiêu chính trị, kinh tế xã hội của từng cấp địa phƣơng chƣa đƣợc rõ ràng nên hàng năm việc lập dự toán chi tiết thu chi ngân sách ở các đơn vị trực thuộc còn gặp khó khăn… Những tồn tại này đòi hỏi sự can thiệp kịp thời của lãnh đạo địa phƣơng, cũng nhƣ của các cơ quan chức năng có thẩm quyền.
Bên cạnh đó,quy trình dự toán thu chi ngân sách còn phải qua quá nhiều bƣớc tốn kém cả về kinh phí và thời gian của các cơ quan chức năng. Luật Ngân sách nhà nƣớc hiện hành đã qui định cụ thể các cơ quan đƣợc ban hành các chính sách về định mức phân bổ ngân sách, chế độ chi tiêu ngân sách. Tuy nhiên, các bộ, ngành chức năng chậm ban hành hoặc sửa đổi các tiêu chuẩn, định mức chi làm căn cứ lập dự toán và kiểm soát chi; các địa phƣơng còn ban hành nhiều khoản phí, lệ phí và các khoản đóng góp chƣa hợp lý, nhiều chế độ chi còn chƣa sát chi phí, giá cả đã biến động trên thực tế ở chênh lệch lớn, có sự khác nhau giữa các địa phƣơng. Đây là khó khăn, ảnh hƣởng đến chất lƣợng công tác kiểm toán khi đánh giá việc tuân thủ pháp luật của các khoản chi
từng loại khoản hạng mục chi mà chƣa có sự chú trọng đến việc nghiên cứu, đề xuất chuyển việc bố trí ngân sách theo mục tiêu, hiệu quả và và kết quả đầu ra của đơn vị sử dụng ngân sách.
Nhƣ vậy, mặc dù quy trình lập dự toán thu ngân sách đã đƣợc coi trọng và có nhiều tiến bộ, nhƣng trong quá trình thực hiện vẫn còn tồn tại những hạn chế về các bƣớc lập dự toán cũng nhƣ căn cứ lập dự toán.