ĐỊNH HƢỚNG ĐẢM BẢO VIỆC THỰC HIỆN CÁC

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Thi hành pháp luật về thu chi ngân sách địa phương trên địa bàn thành phố Hà Nội 07 (Trang 75 - 79)

TRONG THU CHI NGÂN SÁCH ĐỊA PHƢƠNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Trong những năm qua công tác quản lý ngân sách trên địa bàn thành phố Hà Nội đã đƣợc quan tâm, chú trọng nên đã đạt đƣợc những thành tựu nhất định, thu chi địa phƣơng trên địa bàn thành phố luôn đảm bảo cân đối, không bị lạm chi quá mức cho phép; thành phố cũng đã có những văn bản chỉ đạo nhằm phân cấp thẩm quyền quản lý cũng nhƣ phân cấp nguồn thu và nhiệm vụ chi cho các cấp chính quyền của thành phố đảm bảo nguyên tắc tập trung dân chủ. Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại một vài hạn chế trong việc thực hiện các nguyên tắc trong thu chi ngân sách địa phƣơng trên địa bàn thành phố Hà Nội nhƣ nguyên tắc bảo đảm tự chủ cho ngân sách địa phƣơng và nguyên tắc bảo đảm công khai minh bạch các khoản chi ngân sách.

Thứ nhất, nguyên tắc đảm bảo tự chủ cho ngân sách địa phương, trong phần thực trạng đã nhắc đến yêu cầu đảm bảo tự chủ cho ngân sách địa phƣơng, mặc dù luật ngân sách nhà nƣớc 2002 và các văn bản hƣớng dẫn cũng nhƣ các quy định của thành phố đều có hƣớng tăng cƣờng tính tự chủ cho ngân sách địa phƣơng; ngay cả dự thảo luật ngân sách mới cũng quy định nhiều quyền hơn cho HĐND địa phƣơng trong công tác quản lý ngân sách nhằm tăng cƣờng tính tự chủ cho ngân sách địa phƣơng. Cụ thể là việc quy định cụ thể nguồn thu, nhiệm vụ chi và ổn định tỷ lệ phần trăm phân chia các khoản thu ngân sách đã tạo điều kiện cho các địa phƣơng chủ động

hơn trong việc xác định và phân bổ, sử dụng các nguồn lực để thực hiện các nhiệm vụ chi đã đƣợc phân cấp, hạn chế một phần tƣ tƣởng trông chờ hay phụ thuộc vào ngân sách cấp trên. Nhƣng trong phần quy định về nguồn thu của ngân sách địa phƣơng trong dự thảo luật ngân sách vẫn quy định “Thu bổ sung cân đối ngân sách, bổ sung có mục tiêu từ ngân sách trung ương” [35, Điều 33] điều này cho thấy ngân sách địa phƣơng vẫn phải lệ thuộc vào ngân sách trung ƣơng, do vậy tính tự chủ của ngân sách địa phƣơng chƣa thực sự đƣợc phát huy. Bên cạnh đó trong dự thảo vẫn quy định hệ thống ngân sách Việt Nam gồm hai cấp trung ƣơng và địa phƣơng, trong đó ngân sách trung ƣơng giữ vai trò chủ đạo và “hỗ trợ những địa phương chưa cân đối được ngân sách” [35, Điều 8] quy định này sẽ tạo cho địa phƣơng tâm lý ỷ lại,dựa dẫm vào ngân sách cấp trên, thậm chí có thể tạo ra việc địa phƣơng thống kê ngân sách không chính xác để có thể nhận đƣợc nguồn thu bổ sung từ ngân sách cấp trên.

Trƣớc tình trạng đó để đảm bảo tính tự chủ cho ngân sách địa phƣơng trong dự thảo luật ngân sách và các văn bản hƣớng dẫn sau đó cần quy định cụ thể địa phƣơng chƣa cân đối đƣợc thu chi tới một mức nhất định nào đó mới đƣợc bổ sung. Đồng thời cũng cần quy định nếu không cân đối đƣợc ngân sách tới mức nào, và không cân đối đƣợc ngân sách bao nhiêu năm sẽ bị xử phạt, để các địa phƣơng có tinh thần trách nhiệm trong công tác đảm bảo cân đối ngân sách, qua đó cũng giúp địa phƣơng chủ động hơn trong hoạt động của mình.

Ngoài ra, định hƣớng pháp luật về ngân sách trong thời gian tới cũng cần quy định thẩm quyền cụ thể hơn cho địa phƣơng trong việc quản lý ngân sách ở cấp mình. Theo quy định hiện hành HĐND cấp tỉnh đƣợc quyết định ban hành một số chế độ, định mức chi tiêu ngân sách, định mức phân bổ ngân sách… cho phù hợp với điều kiện ở địa phƣơng, chính quyền các cấp cũng

đƣợc quyết định trong việc để dự phòng và sử dụng dự phòng ngân sách. Mặc dù quy định nhƣ vậy, nhƣng trên thực tế, định mức chi tiêu ngân sách của địa phƣơng vẫn phải dựa trên định mức của cấp trên, điều này dẫn tới tình trạng nhiều khi định mức của chính quyền địa phƣơng phải điều chỉnh đề phù hợp với quy định mà không phù hợp với tình hình của địa phƣơng. Để khắc phục tình trạng này, nên quy định việc dự toán thu chi, định mức thu chi do chính quyền địa phƣơng thiết lập dựa trên tình hình của địa phƣơng, cơ quan cấp trên có trách nhiệm thẩm định chứ không giao định mức cho cấp dƣới nữa.

Nhƣ vậy, để tăng cƣờng tính tự chủ cho ngân sách địa phƣơng, định hƣớng pháp luật trong thời gian tới cần xóa bỏ tính lồng ghép ngân sách, thực hiện ngân sách từng cấp độc lập. Ngân sách cấp nào do cấp đó quyết định, cơ quan hành chính cấp trên không giao dự toán thu – chi ngân sách cho cấp dƣới. Riêng đối với những lĩnh vực mà Nhà nƣớc cần ƣu tiên đầu tƣ thống nhất trong toàn quốc thì thực hiện thông qua chƣơng trình mục tiêu quốc gia. Trƣờng hợp chƣa thể thực hiện đƣợc nội dung trên, kiến nghị Chính phủ trình Quốc hội quyết định giao dự toán cho NSĐP chỉ bao gồm chỉ tiêu tổng thu, tổng chi. Việc phân bổ chi cho từng lĩnh vực đề nghị giao cho HĐND quyết định để phù hợp với tình hình thực tế tại địa phƣơng. Đổi với thành phố đặc thù nhƣ thủ đô Hà Nội khi quy định nguồn thu, nhiệm vụ chi và xây dựng định mức phân bổ ngân sách cần chú ý đến những yếu tố đặc thù của địa phƣơng.

Cùng với đó định hƣớng trong thời gian tới cũng cần giao địa phƣơng tự chủ trong quyết định và quản lý nguồn thu, nhiệm vụ chi,tăng thu của NSĐP phải đi kèm với việc cải thiện chất lƣợng dịch vụ công do địa phƣơng có cung cấp. Mở rộng quyền tự chủ của địa phƣơng trong quyết định chi tiêu: Cho phép chính quyền địa phƣơng tự chủ trong việc ra các quyết định chi tiêu theo ƣu tiên của địa phƣơng, phải phù hợp với chiến lƣợc và mục tiêu phát triển của quốc gia. Việc mở rộng quyền tự chủ của địa phƣơng trong các

quyết định chi tiêu sẽ dựa trên nguyên tắc chi tiêu đƣợc thực hiện ở cấp chính quyền nào trực tiếp cung ứng dịch vụ công có hiệu quả nhất. Tránh tình trạng cùng một nhiệm vụ chi đƣợc phân ra cho quá nhiều cấp mà không có sự xác định ranh giới rõ ràng, dẫn đến chỗ không quy đƣợc trách nhiệm giải trình và sự chồng chéo, đùn đẩy giữa các cấp chính quyền. Đồng thời cần có cơ chế điều tiết số kết dƣ ngân sách quá lớn của một số địa phƣơng nhằm sử dụng hiệu quả nguồn vốn NSNN. Bên cạnh đó, HĐND cấp tỉnh đƣợc quyết định chế độ, định mức chi ngân sách phù hợp với địa phƣơng và đảm bảo khả năng cân đối NSĐP (ngoài những chế độ, định mức chi do TW quy định thống nhất thực hiện trong toàn quốc).

Thứ hai, nguyên tắc đảm bảo công khai minh bạch các khoản chi. Công khai minh bạch trong chi ngân sách nhà nƣớc cũng nhƣ ngân sách địa phƣơng là hết sức cần thiết, trong thời gian qua, công tác này chƣa thực sự đƣợc chú trọng, việc công khai các khoản chi ngân sách chỉ mang tính hình thức, nhiều địa phƣơng trên địa bàn thành phố thậm chí còn không thực hiện công khai chi ngân sách. Ngƣời dân muốn tiếp cận thông tin về thu chi ngân sách của địa phƣơng hay của thành phố là điều hết sức khó khăn. Hiện tại, chính quyền thành phố đã sử dụng ứng dụng công nghệ thông tin nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nƣớc nói chung và quản lý ngân sách nói riêng, giúp ngƣời dân dễ dàng tiếp cận với hoạt động của chính quyền địa phƣơng, nhƣng nội dung về chi ngân sách hiện chƣa đƣợc công khai trên các trang thông tin điện tử của các huyện, quận thị xã… trong thời gian tới để có thể đảm bảo tính công khai trong hoạt động chi ngân sách cần tăng cƣờng công khai các thông tin về chi ngân sách, các khoản chi ngân sách trên các trang thông tin điện tử để ngƣời dân có thể dễ dàng tiếp cận.

Việc công khai ngân sách trên các kênh truyền thống nhƣ đài truyền thanh hoặc các bảng tin thông báo của các xã, phƣờng, thị trấn thời gian qua

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Thi hành pháp luật về thu chi ngân sách địa phương trên địa bàn thành phố Hà Nội 07 (Trang 75 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)