Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp trường đại học tài nguyên và môi trường (Trang 32 - 36)

CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. Khái quát chung về điều kiện tự nhiê n kinh tế xã hội tại xã Đông Yên,

3.1.1. Điều kiện tự nhiên

a. Vị trí địa lý

Xã Đông Yên là xã nằm về phía Đông của huyện Đông Sơn, cách trung tâm thị trấn khoảng 7km, ranh giới của xã được xác định như sau:

- Phía Bắc giáp xã Đông Thịnh

- Phía Nam giáp xã Đồng Tiến Triệu Sơn - Phía Đông giáp xã Đông Văn

- Phía Tây giáp xã Đông Hòa

Tống diện tích tự nhiên toàn xã là 502.52ha, có 8 thôn xóm được chia làm 3 cụm dân cư chính. Theo đánh giá của UBND xã Đông Yên (năm 2021) với vị trí địa lý như trên là điều kiện khá thuận lợi để giao lưu phát triển kinh tế - văn hoá, xã hội của xã với các địa phương khác.

b. Địa hình, địa mạo

Đông Yên là xã đồng bằng có địa hình tương đối bằng phẳng, bình độ thấp so với các xã lân cận.

- Phía Đông Nam của xã có núi nhồi và núi Nưa nên địa hình cao hơn so với địa hình chung của xã. Bao gồm: thôn Yên Bằng, thôn Yên Trường, thôn Tân Thành

- Trải dài về phía Tây Bắc của xã có địa hình tương đối bằng phẳng. Đất ruộng lúa nước bằng phẳng phân bố bao quanh các thôn xóm. Bao gồm các thôn: Doãn 1, thôn Doãn 2, Thôn Cẩm 1, thôn Cẩm 2

Do ảnh hưởng trực tiếp của lũ lụt qua nhiều năm, gây khó khăn cho việc kiến thiết đồng ruộng và thâm canh cây trồng.

c. Khí hậu

Đông Yên nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa nóng ẩm, hàng năm chịu ảnh hưởng của hai loại gió mùa:

- Mùa hè: Chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Nam, kéo dài từ tháng 4 đến

tháng 10, mang hơi nước từ biển vào nên gây mưa, nhiệt độ trung bình 29-320C,

cao nhất là 390C.

- Mùa đông: Chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc thường rét, khô và hanh, kéo dài từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, nhiệt độ trung bình 16-200C, thấp nhất 80C.

Ngoài ra xã còn chịu ảnh hưởng của gió Tây Nam khô nóng, kéo dài từ 15- 20 ngày, chia làm nhiều đợt. Loại gió này ảnh hưởng rất lớn dến sản xuất nông nghiệp và đời sống nhân dân.

Mùa mưa ở Đông Yên thường đến muộn và kèm theo lũ, lượng mua trung bình năm khoảng 1600-2000mm và phân bố không đều giữa các tháng trong năm. Mùa mưa tập trung chủ yếu từ tháng 7 đến tháng 9, chiếm khoảng 80% tổng lượng

mưa, những tháng còn lại ít mưa chỉ chiểm khoảng 20% tổng lượng mưa; đặc biệt các tháng 11 và 12 lượng mưa thấp.

Độ ẩm không khí trung bình 84-85%, tháng 2, 3 và tháng 7, 8 có độ ẩm không khí gần 90%, thích hợp cho các loại dịch bệnh phát triển ở người , gia súc và các loại cây trồng. Tháng 4, 5 độ ẩm không khí thấp, ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng phơi màu, thụ phấn cho cây trồng nhất là lúa, ngô làm cho năng suất thấp, kém chất lượng.

Với đặc điểm khí hậu như trên đòi hỏi xã cần phải tăng cường công tác phòng chống bão lụt, bố trí cơ cấu cây trồng, chống úng, chống xói mòn, rửa trôi vào mùa mưa và chống hạn vào mùa khô .

d. Thủy văn

Tính đến năm 2021, trên địa bản xā Đông Yên có 1 trạm bơm chống úng với

công suất 1400m3/h phục vụ chống ủng lụt trong mùa mưa bão. Nguồn nước phục vụ

sản xuất chủ yếu lấy tử nguồn nước sông Lê là chính, được bơm từ trạm đặt từ xã Đông Hòa

Ngoài ra trên đja bàn xã còn có các ao, hồ, đâm, mương máng là nguôn du trữ cung cấp nước một phân diện tích đất nông nghiệp.

Nước ngầm là nguồn nước phục vụ sinh hoạt cho nhân dân, chủ yếu là giếng khơi và giếng khoan. Nguồn nước ngầm nông, sạch, hiện nay vẫn chưa bị ô nhiễm, đảm bảo cho nhu cầu sinh hoạt của nhân dân

e. Thổ nhưỡng

Do đặc điểm của địa hình tương đối bằng phẳng liên quan đến quá trình hình thành và biển đổi các loại đất. Hiện nay, đất đai xã được chia thành 2 loại chính:

- Đất phù sa không được bồi đắp hàng năm chiếm tỷ lệ lớn khoảng 85% diện tích đất nông nghiệp, tập trung ở các vùng thấp, trũng gây ảnh hưởng xấu đến sinh trưởng và phát triển cây lúa.

- Đất phù sa được bối hàng năm: Chiêm tỷ lệ nhỏ khoảng 15% diện tích đất nông nghiệp. Đây là loại đất thích hợp cho phát triển cây rau màu .

f. Thảm thực vật

Thảm thực vật trước đây đã được thay thế dần bằng hệ thống cây trồng của xã: Lúa, ngô, khoai, lạc, rau màu, cây ăn quả lâu năm trong vườn,... Nhìn chung thảm thực vật của xã chưa phong phú về chủng loại

g. Các nguồn tài nguyên khác

- Tài nguyên đất

Hình 3.1: Biểu đồ cơ cấu diện tích các nhóm đất trên địa bàn Đông Yên năm 2021

64.59

29.34

5.97

Đất nông nghệp Đất phi nông nghệp Đất chưa sử dụng

( Nguồn: UBND xã Đông Yênnăm 2021)

Theo số liệu kiểm kê đất đai năm 2020. Tổng diện tích tự nhiên toàn xã là 502.52ha. Trong đó:

+ Đất nông nghiệp có diện tích 324.20ha, chiếm 64.59% tổng diện tích tự nhiên.

+ Đất phi nông nghiệp có diện tích 148.32ha, chiếm 29.34% tổng diện tích tự nhiên toàn xã.

+ Đất chưa sử dụng có diện tích 30.00 ha, chiếm 5.97% tổng diện tich tự nhiên.

Là một xã đồng bằng, nghề nghiệp của nhân dân dịa phương chủ yếu là trồng cây lủa nước. Để đàm bảo và đáp ứng nhu cầu sử dụng đất phục vụ cho quá trình phát triển trên mọi lĩnh vực trước mắt và lâu dài, đòi hỏi người quản lý và sử dụng đất phải năm vững kiên thức khoa học kỹ thuật, áp dụng các biện pháp, giải pháp nghiêm ngặt mới thúc đầy được nền kinh tế phát triển bền vững.

- Tài nguyên nước

Theo tài liệu khảo sát của Trạm Dự báo Khí tượng thuỷ văn Thanh Hoá năm 2021. Tài nguyên nước trên địa bàn xã Đông Yên khá phong phủ, đảm bảo tốt cho nhu cầu sinh hoạt và sản xuất của nhân dân.

+ Nguồn mước mặt: Đông Yên có nguồn nước mặt khá phong phủ nhờ hệ thông sống Hoạt, có một số hồ, trạm bơm cấp nước sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, nguồn nước mặt không đều giữa các mùa, các tháng trong năm. Nếu được điều tiết sẽ thoả mãn nhu cầu sản xuất và đời sống.

+ Nguồn nước ngầm: Trước đây nước ngầm it được khai thác sử dụng nhưng trong những năm gần đây người dân đã bắt đầu khai thác để phục vụ cho sinh hoạt và sản xuất của nhân dân. Đến đầu năm 2021 đã có 94% số hộ nông thôn đã được dùng nước sạch, phần lớn các hộ đang sử dụng là giếng khoan, nước mưa tự nhiên và một số là giếng khơi.

Nhìn chung nguồn nước có khả năng cung cấp đủ cho sản xuất và sinh hoạt, tuy nhiên với sự phát triển nhanh về kinh tế, nhất là phát triển các ngành công nghiệp và mức độ nông thôn hoá ngày càng cao thì nhu cầu về nước ngày càng nhiều và hơn nữa nguồn nước không bị ô nhiễm, do đó cần phải có quy hoạch bảo

vệ và khai thác sử dụng một cách hợp lý và tránh lãng phí nguồn tài nguyên nước. - Tài nguyên nhân văn

Đông Yên là một xã có truyền thống lịch sử văn hoá, con người cần cù và sáng tạo. Kể thừa truyền thống tốt đẹp đó. Trong tập quân canh tác, trong sinh hoạt văn hoá cũng như trong lễ nghi tôn giáo. Trong ngôn ngữ giao tiếp vẫn còn mang đậm dấu ấn cùa nền văn hoá Việt. Tổ chức xã hội mang tính truyền thông là làng, xã, thôn xóm. Những hinh thức tổ chức xã hội của nền kinh tế nông nghiệp tu cung, tự cấp, làng, xã, thôn xóm được tổ chức chật chẽ thành một cộng đồng vững chắc, có khả năng chống chọi với thiên tai. Nguời dân cần cù lao động, chung sống doàn kết, truyên thông cách mạng cao. Trong thời kỳ phát triển kinh tế hiện nay Đông Yên được đánh giá là một trong nhữmg xã có triển vọng trong các phong trào văn hoá cũng như phát triển kinh tế của huyện.

Một số công trình chùa, đền, nhà thờ Đạo Thiên Chúa có kiến trúc cổ, đặc sắc, cảnh quan đẹp như: nhà thờ họ Nguyễn Đình,... Ở mỗi thôn xóm hàng năm sẽ tổ chức những lễ hội truyền thống, những thể loại văn hóa dân gian như: Tổ chức lễ hội Làng, lệ hội rước Bóng, rước Nước giỗ tổ Hùng Vương,...

- Thực trạng môi trường

+ Môi trường đất: Chịu ảnh hưởng nặng nề của chất thải rắn, nước và khí thải xả ra từ các cơ sở sản xuất kinh doanh xen kẽ trong thôn xóm, đặc biệt là khu vực thôn Doãn 2 có nghề truyền thống làm bún, các hộ gia đình chưa lắp đặt hệ thống xử lý nước thải đảm bảo yêu cầu vệ sinh môi trường. Ngoài ra, các chợ nông thôn hàng ngày như : chợ Đông Yên cũng thải ra một lượng rác lớn. Việc thu gom rác thải còn thô sơ, bãi rác tại các chợ xử lý chưa kịp thời... Diện tích đất có nguy cơ bạc màu do thiếu nguồn nước vẫn còn tồn tại. Ngoài ra trong sản xuất nông nghiệp do người dân có thôi quen sử dụng các chất hoá học, thuốc trừ sâu chưa đùng khoa học nên đất đai bị ô nhiễm.

Trong năm 2021, để ngăn chặn những tác động xấu ảnh hưởng đến môi trường đất, hàng tháng xã Đông Yên tổ chức phát động toàn dân vệ sinh môi trường, vệ sinh đường làng ngõ xóm, nơi công cộng, khơi thông cống rãnh, xử lý các tụ điểm rác thải đảm bảo vệ sinh môi trường.

UBND xã đã tiến hành thực hiện việc thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải về bãi rác tập trung của huyện.

UBND xã đã làm việc với các hộ gia đình sản xuất bánh bún tại thôn Doãn 2 để triển khai phương án xứ lý nước thải bánh bún, hiện nay đang tiến hành xây dựng quy trình xử lý nước thải bánh bún tập trung.

+ Môi trường nước: Nhìn chung nguồn nước mặt và nước ngầm trên địa bàn xã Đông Yên hiện tại vẫn chưa bị ô nhiễm. Và xã đã thường xuyên kiểm tra, quản lý các trường hợp khoan giếng khai thác tài nguyên nước.

+ Môi trường không khí: Mức độ ô nhiêm không khí vẫn còn thấp, trong những năm gần đây do khí thải hoạt động của các phương tiện giao thông vận tải, máy móc, động cơ xăng dầu,... nên mức độ ô nhiễm đang tăng dẫn.

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp trường đại học tài nguyên và môi trường (Trang 32 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(78 trang)
w