Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đấtđai và

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp trường đại học tài nguyên và môi trường (Trang 43 - 44)

CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.2. Đánh giá tình hình quản lý Nhà nước về đấtđai tại xã Đông Yên,huyện

3.2.1. Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đấtđai và

đai và tổchức thực hiện các văn bản đó

Nhà nước với tư cách là đại diện chủ sở hữu duy nhất quản lý toàn bộ quỹ đất nhưng không trực tiếp sử dụng hết mà giao cho các chủ sủ dụng đất sử dụng. Nhà nước quản lý toàn bộ quỹ đất đó bằng cách ban hành một loạt các văn bản pháp quy về đất đai và tổ chức thực hiện các văn bản đó từ trung ương tới toàn cơ sở. Các chủ sử đụng đất có nhiệm vụ phải tuân thủ các chính sách pháp luật về đất đai của Nhà nước. Tuy nhiên các chính sách pháp luật đó không tồn tại một cách bất biến mà nó được cập nhật thay đổi chỉnh sửa lại cho phù hợp với tình hình thực tế ứng với mỗi giai đoạn khác nhau.

Để phục vụ cho công tác quản lý và sử dụng đất của cả nước, Nhà nước đã ban hành Luật Đất đai 2013 và một loạt các văn bản pháp quy khác. Tuy nhiên Luật Đất đai hay các văn bản dưới luật do Chính phủ ban hành chỉ là những quy định chung nhất, áp dụng thống nhất cho toàn ngành Địa chính. Trên cơ sở đó để phù hợp với tình hình thực tế của mỗi địa phương trong những năm qua UBND tỉnh Thanh Hóa, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thanh Hóa đã ban hành các văn bản mang tính pháp quy để thực hiện công tác quản lý, sử dụng đất trên phạm vi toàn tỉnh.

Trong những năm qua, cùng cả nước thực hiện Luật Đất đai 2013, xã Đông Yên đã tập trung chỉ đạo thường xuyên tuyên truyền, vận động thực hiện đầy đủ nghiêm túc các văn bản do Trung ương và Tỉnh ban hành. Bên cạnh đó, xã còn thục hiện những Quyết định, Chỉ thị của huyện, tỉnh để thể chế hóa đưa Luật Đất đai vào cuộc sống trên địa bàn xã, cụ thể:

- Chỉ thị số 11/CT-UBND ngày 14/7/2013 của chủ tịch UBND huyện Đông Sơn về tăng cường công tác quản lý nhà nước về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trên địa bàn xã.

- Chỉ thị số 14/CT-UBND ngày 01/02/2014 của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện Đông Sơn về việc tăng cường vai trò, trách nhiệm của cán bộ, công chức đối

với việc xử lý vi phạm trong lĩnh vực quản lý đất đai và trật tự xây dựng trên địa bàn Huyện.

- Quyết định số 2005/QĐ-UBND ngày 7/6/2013 của UBND tỉnh Thanh Hóa về phê duyệt đề án xây dựng nông thôn mới giai doạn 2010-2020, định hướng đến năm 2030.

- Quyết định số 1791/QĐ-UBND ngày 25/06/2013 của UBND huyện Đông Sơn ban hành quy định về trách nhiệm của các phòng, ban, UBND xã, thị trấn và cán bộ công chức, viên chức có liên quan đến việc triển khai thực hiện đối với công tác cấp GCN, nhằm phân định trách nhiệm và thời gian thực hiện cụ thể đảm bảo chất lượng.

- Ngày 10/01/2014, HĐND ban hành nghị quyết số 13/2014/NQ/HĐND về việc thông qua quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011-2015) của huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa.

- Quyết định 4220/QĐ-UBND năm 2020 công bố danh mục thủ tục hành chính mới, bị bãi bỏ trong lĩnh vực đất đai thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Tài nguyên và Môi trường/ Ủy ban nhân dân cấp huyện/ cấp xã, tỉnh Thanh Hóa

Bên cạnh đó, Uỷ ban nhân xã cũng đề cử cán bộ địa chính tham gia nhiều hội nghị tập huấn làm công tác quản lý nhà nước về địa chính - xây dựng. Ngoài ra, còn tổ chức các hội thi, hội thảo; hỏi đáp; tuyên truyền qua hệ thống phát thanh, truyền thanh của huyện, xã, thị trấn; tổ chức tuyên truyền lồng ghép, học tập các văn bản pháp luật đất đai thông qua các buổi sinh hoạt của cụm dân cư, tổ dân phố.

Nhìn chung trong những năm qua, công tác thực hiện các văn bản pháp luật về đất đai của xã Đông Yên phần nào đáp ứng được yêu cầu công tác quản lý và sử dụng đất đai trên địa bàn.

Tuy nhiên việc phát hành văn bản chỉ mới ban hành được các văn bản chỉ đạo đối với cơ sở, chưa ban hành được các văn bản quy phạm pháp luật để xã làm căn cứ thực hiện. Việc tập huấn các văn bản quy phạm pháp luật đất đai chưa đáp ứng cả về số lượng và chất lượng, số lượt tổ chức còn ít, các khó khăn vướng mắc còn chưa được tháo gỡ nên khó triển khai thực hiện cho các địa phương. Việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật đất đai còn chưa được thường xuyên, liên tục, xã còn chưa chú trọng trong tuyên truyền, phổ biến nên chưa tác động tích cực đến nhận thức của người dân, còn để xẩy ra nhiều vi phạm về đất đai trên địa bàn.

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp trường đại học tài nguyên và môi trường (Trang 43 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(78 trang)
w