CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.2. Đánh giá tình hình quản lý Nhà nước về đấtđai tại xã Đông Yên,huyện
3.2.5. Đăng ký đất đai, lập và quản lý hồ sơ địa chính Cấp giấy chứng nhận
nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất
a. Đăng ký đất đai, lập và quản lý hồ sơ địa chính
Đăng kí đất đai là một thủ tục hành chính thiết lập hồ sơ địa chính đầy đủ về cấp GCN cho người sử dụng đất hợp pháp nhằm xác lập mối quan hệ pháp lý đầy
đủ giữa Nhà nước và người sử dụng đất, làm cơ sở để Nhà nước quản lý chặt chẽ đất đai theo pháp luật và đảm bảo quyền lợi hợp pháp của người sử dụng đất. Đăng kí đất đai là điều kiện để nhà nước quản lí chặt chẽ toàn bộ quỹ đất trong phạm vi lãnh thổ, đảm bảo đất đai được sử dụng hợp lí, tiết kiệm và có hiệu quả cao nhất. Việc đăng ký quyền sử dụng đất của xã Đông Yên được thực hiện theo đúng quy định pháp luật. Cho đến nay hầu hết các chủ sử dụng đất trong xã đều đã tiến hành kê khai, đăng kí quyền sử dụng đất của mình.
Xã Đông Yên đã lập hồ sơ địa chính theo quy định tại Thông tư số 09/2007/TT-BTNMT ngày 01/11/2004 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc hướng dẫn lập, chỉnh lý, quản lý hồ sơ địa chính để theo dõi và quản lý. Việc lập và lưu trữ hồ sơ địa chính gắn với việc cấp Giấy chứng nhận, chỉnh lý Giấy chứng nhận trên địa bàn xã được giao cho Văn phòng đăng ký đất đai, Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện thực hiện. Hồ sơ địa chính ban đầu gồm hệ thống Bản đồ địa chính, sổ cấp Giấy chứng nhận, sổ mục kê đất đai, sổ địa chính và các hồ sơ liên quan kèm theo.
- Sổ mục kê đất đai: Xã có 01 quyển được lập theo đúng nguyên tắc lập sổ là lập theo thứ tự tờ bản đồ số 1 đến tờ bản đồ cuối cùng, số thứ tự thửa đất cũng được đánh số theo số thứ tự số thửa đất số 1 đến số thửa cuối cùng của tờ bản đồ.
- Sổ địa chính: Xã có 09 quyển, sổ địa chính được lập ở cấp xã, thị trấn nhằm theo dõi các thửa đất và chủ sử dụng đất đã được cấp GCN.
- Sổ theo dõi biến động đất đai có 01 quyển ghi đầy đủ các thông tin về người đăng ký biến động, thời điểm, các thông tin về thửa đất và nội dung biến động.
Bảng 3.8:Tổng hợp công tác lập các loại sổ sổ mục kê, sổ địa chính, sổ cấp GCN và sổ theo dõi biến động đất đai xã Đông Yên.
STT Loại Số lượng (Quyển) Thời điểm lập (năm) 1 Sổ mục kê 1 12/08/2001 2 Sổ địa chính 09 24/12/2004
3 Sổ theo dõi biến động 1 02/12/2004
(Nguồn UBND Đông Yênnăm 2021)
Nhìn chung, công tác lập và quản lý hồ sơ địa chính tại xã Đông Yên được thực hiện nghiêm túc và chất lượng, giúp cho công tác quản lý Nhà nước về đất đai đạt hiệu quả cao.
b. Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất
Công tác đăng ký đất đai, cấp GCN cho hộ gia đình, cá nhân của xã Đông Yên được thực hiện khá nghiêm túc. Hiện nay, toàn xã có 91.77% tổng diện tích đất ở đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các hộ gia đình.Việc cấp GCN ở có ý nghĩa lớn trong việc ổn định phát triển các điểm dân cư. Tuy nhiên công tác cấp GCN của xã còn chậm do khối lượng công việc nhiều và đòi hỏi chuyên môn
nghiệp vụ cao. Kết quả thực hiện công tác cấp Giấy chúng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với dất của xã Đông Yên giai đoạn 2017 - 2021 cụ thể như sau:
Bảng 3.9: Kết quả thực hiện công tác cấp GCN của xã Đông Yên
giai đoạn 2017- 2021 Năm Loại đất Số hồ sơ đăng kí cấp GCN đã lập (hồ sơ) Số hồ sơ đủ điều kiện ( Đã kí GCN) (hồ sơ) Số hồ sơ không đủ điều kiện (hồ sơ) Tỉ lệ đạt (%) 2017 ONT 12 10 2 83.3 2018 ONT 9 8 1 88.9 2019 ONT 9 7 2 77.8 2021 ONT 10 4 6 40.0 Tổn g 40 29 11 72.5
(Nguồn: Văn phòng đăng ký đất đai huyện Đông Sơn năm 2021 )
Trong giai đoạn 2017-2021, xã Đông Yên đã lập 40 hồ sơ đăng kí cấp GCN đất ở nông thôn, trong đó có 29 hồ sơ đủ điều kiện được cấp và đã kí GCN tỷ lệ đạt 72.5%, 11 hồ sơ không đủ điều kiện cấp GCN nguyên nhân là do:
- Thế chấp ngân hàng chưa lấy được giấy chứng nhận cũ: 2 hồ sơ - Bị mất GCN cũ: 4 hồ sơ
- Chưa thực hiện nghĩa vụ tài chính: 2 hồ sơ chưa nộp lệ phí trước bạ cấp lần đàu, 3 hồ sơ chưa nộp tiền sử dụng đất do vi phạm pháp luật về đất đai