Một số nhận xét về pháp luật đăng ký giao dịch bảo đảm

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Giải quyết tranh chấp kinh tế giữa các bên liên doanh trong doanh nghiệp liên doanh tại Việt Nam (Trang 62 - 65)

Từ việc phân tích, đánh giá các quy định của pháp luật hiện hành, có thể rút ra một số nhận xét sau đây:

2.1.2.1. Về cơ bản, pháp luật đăng ký giao dịch bảo đảm của Việt Nam, đặc biệt là giao dịch bảo đảm bằng động sản đã tiếp cận với pháp luật hiện đại về đăng ký giao dịch bảo đảm với các quy định như: giá trị pháp lý của việc đăng ký giao dịch bảo đảm; thứ tự ưu tiên thanh toán của bên nhận bảo đảm với một số chủ thể có quyền, lợi ích liên quan đến tài sản bảo đảm

(bên bán tài sản có bảo lưu quyền sở hữu, bên cho thuê, bên nhận chuyển giao quyền địi nợ), đa dạng hố phương thức đăng ký giao dịch bảo đảm bằng động sản, từng bước rút ngắn thời hạn đăng ký giao dịch bảo đảm, tạo điều kiện thuận lợi để các tổ chức, cá nhân tiếp cận với hệ thống đăng ký giao dịch bảo đảm... Tuy nhiên, chúng ta vẫn cần nghiên cứu để hoàn thiện về một số vấn đề như: phạm vi các giao dịch bảo đảm được đăng ký, thứ tự ưu tiên khi xử lý tài sản bảo đảm, hồ sơ, thủ tục đăng ký giao dịch bảo đảm, quản lý nhà nước về đăng ký giao dịch bảo đảm...

Mặc dù, pháp luật Việt Nam đã từng bước mở rộng phạm vi các trường hợp đăng ký (đối tượng đăng ký). Nếu như tại Thơng tư số 06/2006/TT-BTP, chỉ có thế chấp động sản được đăng ký tại các Trung tâm Đăng ký giao dịch, tài sản thì với việc ban hành Thông tư số 03/2007/TT-BTP và Thông tư số 04/2007/TT-BTP, số lượng đối tượng đăng ký đã được mở rộng, bao gồm: cầm cố, ký cược, ký quỹ, hợp đồng mua bán có bảo lưu quyền sở hữu của bên bán, hợp đồng thuê động sản có thời hạn từ 01 năm trở lên, hợp đồng chuyển giao quyền đòi nợ. Việc mở rộng phạm vi các giao dịch được đăng ký phù hợp với khuyến cáo của các chuyên gia quốc tế, đó là "sổ đăng ký nên dùng để đăng ký mọi loại giao dịch tương thích để bao gồm cả các giao dịch bảo đảm sử dụng tài sản bảo đảm là động sản (kể cả các vật cố định), thuê tài chính, thuê hoạt động dài hạn, bán nhượng các hợp đồng mua bán có bảo đảm và quyền lưu giữ động sản". Tuy nhiên, điều quan trọng và cần giải

quyết tận gốc là pháp luật dân sự phải mở rộng nội hàm khái niệm "giao dịch bảo đảm".

2.1.2.2. Văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực đăng ký giao dịch bảo đảm đã được ban hành kịp thời, đầy đủ và đã tạo được hành lang pháp lý để các tổ chức, cá nhân thực hiện tốt quyền, lợi ích hợp pháp của mình. Tuy nhiên, các văn bản pháp luật hiện có giá trị pháp lý chưa cao và chưa đảm bảo tính thống nhất, do đó cần được pháp điển hoá, tiếp thu kinh nghiệm quốc tế thông qua việc sớm ban hành Luật Đăng ký giao dịch bảo đảm.

2.1.2.3. Pháp luật Việt Nam khẳng định mục tiêu thiết lập Hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về các giao dịch bảo đảm. Trên thực tế, Việt Nam cũng đang từng bước xây dựng những điều kiện vật chất - kỹ thuật cho hệ thống thông tin tập trung, thống nhất về giao dịch bảo đảm, mà trước hết là đối với động sản. Tuy nhiên, với quy định tại Nghị định số 08/2000/NĐ-CP, Việt Nam mới chỉ đưa ra mục tiêu, nguyên tắc và vẫn thiếu những quy định nhằm cụ thể hố mục tiêu đó. Do vậy, ban hành mới các quy định nhằm cụ thể hoá mục tiêu xây dựng hệ thống thông tin tập trung, thống nhất về giao dịch bảo đảm là nhiệm vụ và yêu cầu cần thực hiện trong thời gian tới.

2.1.2.4. Pháp luật về giao dịch bảo đảm và đăng ký giao dịch bảo đảm đã phát huy được tác dụng tích cực trong cuộc sống. Song, một số quy định cần được nghiên cứu để bãi bỏ hoặc bổ sung mới, cụ thể là: bãi bỏ một số quy định không phù hợp với thực tiễn, hạn chế các chủ thể thiết lập, thực hiện các giao dịch bảo đảm, ví dụ như: về giá trị của tài sản so với tổng giá trị các nghĩa vụ được bảo đảm (khoản 1 Điều 324 Bộ luật dân sự) hay quy định giao Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho bên nhận thế chấp giữ trong trường hợp thế chấp quyền sử dụng đất (khoản 1 Điều 717, khoản 5 Điều 718 Bộ luật dân sự) hay như quy định về hạn chế tài sản là nhà ở dùng để thế chấp cho nhiều nghĩa vụ tại nhiều tổ chức tín dụng trong Luật Nhà ở...; sửa đổi các quy định về giao dịch bảo đảm cịn mẫu thuẫn, chưa thống nhất, ví dụ như cách thức xử lý tài sản bảo đảm là quyền sử dụng đất (Luật Đất đai năm 2003 quy định trong trường hợp không xử lý được theo thoả thuận thì quyền sử dụng đất được bán đấu giá, trong khi đó Bộ luật dân sự quy định bên nhận bảo đảm phải khởi kiện tại Toà án); nghiên cứu để bổ sung một số quy định đáp ứng yêu cầu thực tiễn, ví dụ như: những quy định nhằm bảo vệ quyền kiểm soát tài sản bảo đảm là quyền tài sản (đặc biệt là quyền đòi nợ) của bên nhận bảo đảm, bổ sung một số ngoại lệ của quy định "vật bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự phải thuộc sở hữu của bên bảo đảm" (khoản 1 Điều 320 Bộ luật dân sự)…

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Giải quyết tranh chấp kinh tế giữa các bên liên doanh trong doanh nghiệp liên doanh tại Việt Nam (Trang 62 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)