24 Bình Dương 23984 giao dịch Hộ gia đình, cá nhân có 22978 giao dịch
3.1.2. Pháp luật về đăng ký giao dịch bảo đảm phải phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội của Việt Nam
điều kiện kinh tế - xã hội của Việt Nam
Trong mối quan hệ giữa pháp luật (kiến trúc thượng tầng) với kinh tế (cơ sở hạ tầng) thì kinh tế giữ vai trị quyết định. Chân lý đó đã được chứng minh bởi quá trình tồn tại, phát triển của lịch sử khoa học pháp lý, cũng như lịch sử lồi người. Bên cạnh đó, pháp luật cịn chịu sự chi phối mạnh mẽ của các vấn đề xã hội, ví dụ như: phong tục tập quán, truyền thống, đạo đức... Vì vậy pháp luật Việt Nam về đăng ký giao dịch bảo đảm không thể tách rời nền tảng kinh tế - xã hội Việt Nam.
Hệ thống pháp luật, chính sách và cơ chế vận hành nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa được xây dựng tương đối đồng bộ; hoạt động của các loại hình doanh nghiệp và bộ máy quản lý nhà nước được đổi mới một bước quan trọng. Một số loại thị trường mới hình thành; các loại thị trường hàng hoá, dịch vụ, lao động, khoa học và công nghệ, tài chính, bất động sản có bước phát triển phù hợp với cơ chế mới [1].
Do vậy, hoàn thiện pháp luật về đăng ký giao dịch bảo đảm càng trở nên có ý nghĩa, góp phần hồn thiện thể chế, pháp luật nhằm thúc đẩy "nền kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa" [9] phát triển trong giai đoạn hội nhập
kinh tế quốc tế. Để đạt được mục tiêu đó, pháp luật Việt Nam về đăng ký giao dịch bảo đảm phải được xây dựng tương thích về trình độ phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam, tôn trọng truyền thống pháp lý - đạo đức Việt Nam... song vẫn cần có những bước đi trước, đón đầu để dần đưa hệ thống đăng ký giao dịch bảo đảm của Việt Nam phát triển. Có như vậy, pháp luật về đăng ký giao dịch bảo đảm mới thực sự đi vào đời sống và phát huy hiệu quả trên thực tế.