CÁC GIẢI PHÁP KHÁC

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Giải quyết tranh chấp kinh tế giữa các bên liên doanh trong doanh nghiệp liên doanh tại Việt Nam (Trang 90 - 94)

24 Bình Dương 23984 giao dịch Hộ gia đình, cá nhân có 22978 giao dịch

3.3. CÁC GIẢI PHÁP KHÁC

Theo tôi, để pháp luật về đăng ký giao dịch bảo đảm hoàn thiện về nội dung và phát huy được những tác dụng tích cực trong thực tiễn, thì ngồi các giải pháp nêu trên, cần thực hiện tốt các giải pháp khác, cụ thể là:

3.3.1. Khắc phục tình trạng văn bản pháp luật được ban hành thiếu thống nhất, khơng đồng bộ và kịp thời, dẫn đến khó khăn, vướng mắc khi tổ chức thực hiện. Theo tôi, cần phải thường xuyên tiến hành rà soát, hệ thống hoá quy định về đăng ký giao dịch bảo đảm và trước khi ban hành văn bản pháp luật, thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải tiến hành trao đổi, khảo sát của tổ chức, cá nhân là đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của văn bản.

3.3.2. Đổi mới cơ chế phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước về đăng ký giao dịch bảo đảm. Sự lỏng lẻo trong phối kết hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước về đăng ký giao dịch bảo đảm thời gian qua cần nhanh chóng được khắc phục.

3.3.3. Xây dựng và triển khai cơ chế kiểm tra, giám sát việc thực hiện pháp luật về đăng ký giao dịch bảo đảm nhằm phát hiện, xử lý kịp thời những hành vi vi phạm pháp luật của các tổ chức, cá nhân, đặc biệt là của các cơ quan đăng ký, cán bộ đăng ký. Đồng thời, cần phát huy tính dân chủ, minh bạch và cơng khai trình tự, thủ tục đăng ký giao dịch bảo đảm.

3.3.4. Định kỳ sơ kết, tổng kết, đánh giá công tác đăng ký giao dịch bảo đảm nhằm rút kinh nghiệm về những kết quả đạt được và những hạn chế còn tồn tại. Trên cơ sở đó, đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước về đăng ký giao dịch bảo đảm, tăng cường tính hiệu quả trong hoạt động của cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm.

3.3.5. Chú trọng tìm hiểu, nghiên cứu nhằm đổi mới trình tự, thủ tục, hồ sở đăng ký, cung cấp thông tin về giao dịch bảo đảm, song vẫn đảm bảo tính chính xác của thơng tin liên quan đến giao dịch bảo đảm được đăng ký.

3.3.6. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về đăng ký giao dịch bảo đảm. Đa dạng hoá phương thức, biện pháp tuyên truyền là một trong những cách thức quan trọng để pháp luật về đăng ký giao dịch bảo đảm nhanh chóng đi vào cuộc sống. Theo tôi, mặc dù, Website của Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm (nrast.moj.gov.vn) hoạt động từ tháng 10/2006 đã phát huy vai trị là cơng cụ để tuyên truyền, phổ biến pháp luật về đăng ký giao dịch bảo đảm, song, thời gian tới, cần chú trọng đầu tư nhằm giúp Website trở nên thân thiện với người sử dụng hơn và các thông tin cần được cập nhật kịp thời với tính đa dạng, phong phú của thơng tin.

3.3.7. Chú trọng công tác bồi dưỡng, nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ đăng ký giao dịch bảo đảm, vì những yếu kém về năng lực của cán bộ đăng ký sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của cả một hệ thống.

KẾT LUẬN

Trong những năm qua, pháp luật về đăng ký giao dịch bảo đảm của Việt Nam đã khơng ngừng được hồn thiện, góp phần tích cực vào q trình

"hình thành nhanh và đồng bộ các yếu tố của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa" [2]. Với đề tài "Pháp luật Việt Nam về đăng ký giao

dịch bảo đảm", tôi mong muốn luận văn sẽ góp phần làm sáng tỏ những vấn

đề khoa học pháp lý, pháp luật thực định và thực tiễn về đăng ký giao dịch bảo đảm tại Việt Nam.

Quá trình nghiên cứu cho thấy, để hoàn thiện pháp luật về đăng ký giao dịch bảo đảm, trước hết chúng ta cần tập trung nghiên cứu những vấn đề mang tính lý luận về đăng ký giao dịch bảo đảm. Với định nghĩa và các đặc điểm của đăng ký giao dịch bảo đảm được nêu trong luận văn, cũng như xu hướng phát triển của hệ thống pháp luật về đăng ký giao dịch bảo đảm trên thế giới, tôi nhận thấy, nền tảng lý luận về đăng ký giao dịch bảo đảm ở nước ta đã hình thành và bước đầu đã được cụ thể hoá trong các quy định của pháp luật. Tuy nhiên, trước những thay đổi của pháp luật về đăng ký giao dịch bảo đảm hiện đại, những vấn đề lý luận trong lĩnh vực này cần được nghiên cứu tổng thể, đánh giá toàn diện nhằm tạo cơ sở vững chắc cho việc xây dựng, hồn thiện pháp luật trong thời gian tới. Theo tơi, đây là một trong những mục tiêu cơ bản và quan trọng đã được tập trung giải quyết trong luận văn.

Bên cạnh đó, trên cơ sở nghiên cứu, đánh giá các quy định hiện hành và đối chiếu với thực tiễn áp dụng, tôi nhận thấy, pháp luật Việt Nam về đăng ký giao dịch bảo đảm đã tạo hành lang pháp lý để các giao dịch được xác lập và thực hiện an toàn, minh bạch. Song, bên cạnh đó, một số quy định hiện hành cần tiếp tục nghiên cứu để sửa đổi, bổ sung nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả và phát huy được tốt nhất mục tiêu của hệ thống đăng ký giao dịch bảo đảm, trước những đòi hỏi của thực tiễn và xu thế hội nhập quốc tế. Do đó, các giải pháp về hoàn thiện pháp luật, tổ chức thực thi pháp luật đã được tập

trung nghiên cứu, đề xuất trong luận văn và được xác định là đóng góp quan trọng nhất mà luận văn đạt được.

Công cuộc Đổi mới, đặc biệt là trong giai đoạn hội nhập quốc tế mạnh mẽ như hiện nay, đòi hỏi pháp luật phải được xây dựng trên nền tảng vững chắc của khoa học pháp lý và thực tiễn sinh động của cuộc sống. Vì vậy, trên cơ sở kết quả đạt được của quá trình cải cách hệ thống đăng ký giao dịch bảo đảm, định hướng phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và tiếp thu những kinh nghiệm của đăng ký giao dịch bảo đảm hiện đại, pháp luật Việt Nam về đăng ký giao dịch bảo đảm cần khơng ngừng được hồn thiện, góp phần xây dựng, củng cố hành lang pháp lý nhằm vận hành tốt "nền kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa" [9].

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Giải quyết tranh chấp kinh tế giữa các bên liên doanh trong doanh nghiệp liên doanh tại Việt Nam (Trang 90 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)