Tình hình, đặc điểm khiếu nại về đất đai trên địa bàn tỉnh

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai - qua thực tiễn tỉnh Thái Nguyên (Trang 58 - 64)

2.2. TÌNH HÌNH KHIẾU NẠI, KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÔNG TÁC

2.2.1. Tình hình, đặc điểm khiếu nại về đất đai trên địa bàn tỉnh

2.2.1.1. Tình hình khiếu nại về đất đai

Về tình hình tiếp công dân, tiếp nhận đơn khiếu nại hành chính: Giai đoạn từ năm 2009 đến hết năm 2013, các cơ quan hành chính các cấp của tỉnh đã tiếp 16.441 lượt, 18.359 người với 12.631 vụ việc khiếu nại, tố cáo (số đoàn đông người 458 đoàn với 1.658 người), trong đó, lãnh đạo cơ quan hành chính các cấp của tỉnh tiếp 1.637 lượt, 1.869 người với 1.187 vụ việc. Tiếp nhận 1.412 đơn/1.412 vụ việc khiếu nại thuộc thẩm quyền. [26, tr.4]

4120 4507 2786 3507 3723 2637 3740 4025 2537 3061 3474 2435 2013 2630 2236 0 500 1000 1500 2000 2500 3000 3500 4000 4500 5000 2009 2010 2011 2012 2013 Số lượt Số người Số vụ Nguồn: [26]

Biểu đồ 2.1: Tình hình tiếp công dân trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2009-2013

423 235 249 299 206 423 235 249 299 206 0 50 100 150 200 250 300 350 400 450 Tổng số đơn Tổng số vụ việc 2009 2010 2011 2012 2013 Nguồn: [26]

Biểu đồ 2.2: Tình hình tiếp nhận đơn, vụ việc khiếu nại thuộc thẩm quyền giải quyết của các cơ quan hành chính trên địa bàn tỉnh,

giai đoạn 2009 - 2013

Đối với khiếu nại trong lĩnh vực đất đai, trong 5 năm qua, các cơ quan hành chính nhà nước của tỉnh đã tiếp nhận 870 vụ việc, trong đó có 867 vụ việc thuộc thẩm quyền giải quyết (chiếm tỷ lệ 61,4% trong tổng số vụ việc khiếu nại hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết).

244 160 182 160 121 0 50 100 150 200 250 Số Vụ 2009 2010 2011 2012 2013 Năm Nguồn: [3]

61.4% 38.6%

Lĩnh vực khác Đất đai

Nguồn: [3]

Biểu đồ 2.4: Tỷ lệ vụ việc khiếu nại đất đai trong tổng số vụ việc khiếu nại hành chính thuộc thẩm quyền, giai đoạn 2009-2013

Số liệu trên cho thấy, trong giai đoạn từ năm 2009 đến hết năm 2013, tình hình khiếu nại nói chung, khiếu nại về đất đai nói riêng trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên có chiều hướng giảm dần qua các năm (năm 2009 có 244 vụ khiếu nại về đất đai, năm 2013 có 121 vụ khiếu nại về đất đai, giảm 49,5% so với năm 2009), tuy nhiên tình hình khiếu nại vẫn tiềm ẩn những yếu tố phức tạp. Nội dung khiếu nại liên quan đến lĩnh vực đất đai chiếm hơn 61% tổng số vụ việc khiếu nại hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết. Một số vụ việc khiếu nại diễn biến phức tạp liên quan đến giá bồi thường đất đai, giải phóng mặt bằng khi thu hồi đất, khiếu nại liên quan đến việc triển khai các dự án như: dự án Nhà điều hành Đại học Thái Nguyên; dự án xây dựng đường điện 220KV Tuyên Quang - Thái Nguyên (đoạn qua địa phận huyện Đại Từ); dự án đường Bắc Sơn, đường Quang Trung thành phố Thái Nguyên; dự án khai thác Mỏ đa kim Núi Pháo (huyện Đại Từ)…

Nguyên nhân phát sinh khiếu nại về đất đai trên địa bàn tỉnh thời gian qua có cả nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan.

Nguyên nhân khách quan:

Thứ nhất, do trên địa bàn tỉnh tiến hành thu hồi nhiều diện tích đất của các hộ dân để giao cho các nhà đầu tư thực hiện các dự án xây dựng khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu đô thị, thương mại, hạ tầng giao thông, thuỷ lợi… nhưng nội dung chính sách liên quan đến lợi ích của người sử dụng đất còn nhiều bất cập, nhất là về giá đất chưa phù hợp, thường xuyên thay đổi theo hướng năm sau cao hơn năm trước; cơ chế chính sách bồi thường, hỗ trợ tái định cư chưa nhất quán nên khó thực hiện. Những yếu tố này là một trong những nguyên nhân chính làm phát sinh khiếu nại về đất đai.

Chỉ tính riêng trên địa bàn huyện Đại Từ, do việc triển khai các dự án phát triển kinh tế, xã hội, đặc biệt là việc triển khai dự án khai thác mỏ đa kim Núi Pháo (với tổng mức vốn lên tới 400 triệu USD) là một trong những nguyên nhân chủ yếu làm gia tăng đột biến số vụ việc khiếu nại về đất đai thuộc thẩm quyền giải quyết của Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Đại Từ trong những năm gần đây.

Vụ việc 2 1 30 29 68 0 10 20 30 40 50 60 70 80 2009 2010 2011 2012 2013 Nguồn: [3]

Thứ hai, thu hồi đất nông nghiệp của dân để làm dự án khu đô thị, khu dân cư nhưng tiền bồi thường cho người dân có đất bị thu hồi thấp hơn nhiều lần so với giá đất mà chủ đầu tư chuyển nhượng lại cho người khác, dẫn đến người có đất bị thu hồi cho rằng thiếu sự công bằng về lợi ích, từ đó phát sinh khiếu nại.

Thứ ba, một số vụ việc khiếu nại về nhà, đất do lịch sử để lại như đòi lại đất nông nghiệp trước đây góp vào hợp tác xã, sau đó hợp tác xã giải thể.

Nguyên nhân chủ quan:

Thứ nhất, công tác thu hồi đất, xác định giá đất, thống kê đất đai, tài sản trên đất, xác định diện tích trên thực tế, xây dựng phương án bồi thường, hỗ trợ tái định cư có nơi làm chưa tốt, còn để xảy ra sai sót, thiếu công khai, dân chủ dẫn đến công dân không chấp nhận, phát sinh khiếu nại đòi quyền lợi.

Thứ hai, công tác giao đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất còn để xảy ra sai sót, không đúng giữa thực tế và hồ sơ, bản đồ địa chính.

Thứ ba, công tác chỉ đạo, điều hành của một số cán bộ trong quản lý, sử dụng đất đai còn hạn chế, nhất là ở cấp xã. Trình độ, năng lực, phẩm chất của một số ít cán bộ, công chức chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ; có trường hợp còn thiếu tinh thần trách nhiệm, không thực hiện đúng trình tư, thời hạn giải quyết; chưa quan tâm đến việc tiếp dân, gặp gỡ đối thoại, lắng nghe ý kiến của nhân dân.

Thứ tư, việc tuyên truyền các chính sách, quy định của pháp luật ở một số địa phương, đơn vị chưa được chú trọng, hiệu quả chưa cao. Đặc biệt, cấp xã, phường, thị trấn là chính quyền gần dân nhất, mọi thắc mắc, nguyện vọng của người dân đều được phản ánh trực tiếp, tuy nhiên, việc tuyên truyền và hướng dẫn người dân thực hiện các quy định về đất đai ở cấp xã còn nhiều hạn chế.

2.2.1.2. Đặc điểm khiếu nại về đất đai trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

Khiếu nại về đất đai trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên có một số đặc điểm sau đây:

Thứ nhất, khiếu nại chủ yếu phát sinh ở đô thị hoặc nơi tập trung thực hiện những dự án lớn. Trong đó, riêng địa bàn thành phố Thái Nguyên (đô thị trung tâm của tỉnh, triển khai nhiều dự án) và huyện Đại Từ (nơi triển khai một số dự án, đặc biệt là dự án khai thác Mỏ đa kim Núi Pháo), số vụ việc khiếu nại về đất đai chiếm hơn 58% số vụ việc khiếu nại về đất đai trên địa bàn toàn tỉnh (trong 5 năm qua). Trong khi ở các địa bàn miền núi số vụ việc khiếu nại về đất đai chiếm tỷ lệ rất ít trong tổng số vụ việc khiếu nại về đất đai của toàn tỉnh (như huyện Đồng Hỷ 0.8%, huyện Võ Nhai chiếm 0,5%, huyện Định Hóa chiếm 0,3%).

TP Thái Nguyên 43.3% UBND tỉnh 27.1% H. Đại Từ 15% TX Sông Công 5.4% H. Phổ Yên 3.5% H. Phú Lương 2.1% H. Phú Bình 2% H. Đồng Hỷ 0.8% H. Võ Nhai 0.5% H. Định Hóa 0.3%

Nguồn: [3]

Biểu đồ 2.6: Tỷ lệ vụ việc khiếu nại về đất đai theo các khu vực

Thứ hai, khiếu nại chủ yếu mang tính đơn lẻ, tuy nhiên cũng xảy ra một số vụ việc khiếu nại đông người, có dấu hiệu liên kết giữa các đối tượng ở các

Thứ ba, nội dung khiếu nại chủ yếu đối với quyết định bồi thường giải phóng mặt bằng. Theo số liệu khảo sát, trong giai đoạn từ năm 2009 đến hết năm 2013, trong tổng số 492 vụ việc khiếu nại về đất đai (chưa kể số liệu của thành phố Thái Nguyên), nội dung khiếu nại về bồi thường giải phóng mặt bằng gồm 324 vụ việc, chiếm 65,8%. Ngoài ra là các nội dung: khiếu nại quyết định giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất (69 vụ, chiếm 14%); khiếu nại quyết định cấp, thu hồi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (57 vụ việc, chiếm 11,6%); khiếu nại quyết định giải quyết tranh chấp đất đai (13 vụ việc, chiếm 2,4%)…

Bồi thường GPMB (65.9%) Giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất (14%)

Cấp, thu hồi GCNQSD đất (11.6%) QĐHC quản lý đất đai khác (4.3%)

QĐ GQ tranh chấp đất đai (2.4%) QĐ xử lý VPHC về đất đai (1.6%)

Hành vi hành chính (0.2%)

Nguồn: [3]

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai - qua thực tiễn tỉnh Thái Nguyên (Trang 58 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)