Huy động sự tham gia của cả hệ thống chính trị và toàn xã hộ

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai - qua thực tiễn tỉnh Thái Nguyên (Trang 96 - 100)

3.2. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIẢI QUYẾT KHIẾU

3.2.4. Huy động sự tham gia của cả hệ thống chính trị và toàn xã hộ

hội vào công tác giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai

Giải quyết khiếu nại về đất đai là một nhiệm vụ không hề đơn giản, nhất là trong giai đoạn nước ta đang tập trung phát triển kinh tế, xã hội hiện

nay. Đây là nhiệm vụ được xác định không phải của riêng một ngành, một cấp nào, mà là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội. Bài học kinh nghiệm rút ra trong công tác giải quyết khiếu nại về đất đai trên địa bàn tỉnh thời gian qua cho thấy, ở đâu, nơi nào có sự tham gia tích cực của cả hệ thống chính trị đối với công tác giải quyết khiếu nại nói chung, giải quyết khiếu nại về đất đai nói riêng thì ở đó công tác giải quyết khiếu nại đạt kết quả cao, không phát sinh khiếu nại kéo dài, vượt cấp hoặc hình thành “điểm nóng”, và ngược lại. Do đó, để nâng cao hiệu quả giải quyết khiếu nại về đất đai thì việc huy động sự tham gia của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội là một yêu cầu cấp thiết. Muốn vậy, cần thực hiện tốt một số giải pháp sau:

Thứ nhất, cần tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác giải quyết khiếu nại về đất đai.

Sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác giải quyết khiếu nại về đất đai là một tất yếu khách quan. Đảng lãnh đạo trực tiếp, toàn diện thông qua việc ban hành các chủ trương, đường lối để các cơ quan nhà nước thực hiện có hiệu quả công tác giải quyết khiếu nại về đất đai (từ việc xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật; tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật; bố trí cán bộ; thực hiện kiểm tra, giám sát trong Đảng…), tuy nhiên, Đảng không bao biện, không làm thay các cơ quan nhà nước trong giải quyết khiếu nại về đất đai. Kinh nghiệm thời gian qua cho thấy, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng là nhân tố hàng đầu để nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác giải quyết khiếu nại về đất đai trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên thời gian qua.

Các cấp ủy Đảng thường xuyên quán triệt kịp thời các văn bản của Đảng, Nhà nước lãnh đạo, chỉ đạo sát sao công tác giải quyết khiếu nại; không ngừng mở rộng và phát huy dân chủ, coi trọng công tác tiếp công dân và giải quyết khiếu nại về đất đai.

chế thấp nhất việc phát sinh khiếu nại trong lĩnh vực này. Theo số liệu thống kê, khiếu nại trong lĩnh vực đất đai trên địa bàn tỉnh thời gian qua chủ yếu tập trung vào nội dung về bồi thường giải phóng mặt bằng (chiếm 65,8%), thu hồi đất (chiếm 14%). Do đó, khi triển khai các dự án liên quan đến thu hồi đất giải phóng mặt bằng, một mặt cấp ủy, chính quyền địa phương, nhất là cơ quan chuyên môn về tài nguyên và môi trường, xây dựng, giao thông vận tải… cần hạn chế đến mức thấp nhất việc phát sinh khiếu nại bằng cách: thực hiện đúng quy định của pháp luật, công khai, minh bạch, làm tốt công tác tuyên truyền, vận động nhân dân trong quá trình thu hồi đất, giải phóng mặt bằng, bảo đảm lợi ích của những người có đất bị thu hồi (như giá đất phải sát với thị trường; tái định cư ít nhất phải bằng hoặc hơn vị trí cũ; hỗ trợ một phần kinh phí di chuyển…), tạo sự đồng thuận trong nhân dân đối với việc thực hiện các dự án, từ đó hạn chế phát sinh khiếu nại.

Đi đôi với biện pháp phòng ngừa phát sinh khiếu nại, các cơ quan có thẩm quyền giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai cũng phải đề ra mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác giải quyết khiếu nại về đất đai. Khi phân loại đơn thư, thụ lý, giải quyết khiếu nại về đất đai phải bảo đảm đúng thẩm quyền, trình tự, thủ tục do pháp luật quy định. Trong quá trình giải quyết phải xem xét kỹ lưỡng nội dung, yêu cầu của người khiếu nại, kết hợp với xác minh, tổ chức đối thoại trực tiếp, trên cơ sở đó ban hành quyết định giải quyết khiếu nại thỏa đáng, hợp lý, hợp tình. Tuyệt đối không dùng thông báo hay các hình thức văn bản khác thay thế quyết định giải quyết khiếu nại. Giải quyết kịp thời những vụ việc khiếu nại mới phát sinh; chủ động phối hợp với các cấp, các ngành rà soát những vụ việc phức tạp, kéo dài để tập trung giải quyết dứt điểm, đảm bảo đúng quy định của pháp luật, bảo vệ lợi ích của nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức, tuyệt đối không để phát sinh thành “điểm nóng”.

Thứ ba, cần nâng cao hiệu quả giám sát của Đoàn Đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp, đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp đối với hoạt động giải quyết khiếu nại về đất đai. Triển khai các chương trình, kế hoạch giám sát theo chuyên đề tại các địa bàn phát sinh nhiều vụ việc khiếu nại về đất đai. Đổi mới hoạt động chất vấn tại các kỳ họp Hội đồng nhân dân các cấp theo hướng làm rõ trách nhiệm tập thể, cá nhân để phát sinh vụ việc khiếu nại đất đai phức tạp, kéo dài, gây bức xúc trong nhân dân. Tổ chức giám sát việc thực hiện pháp luật trong quá trình giải quyết khiếu nại về đất đai của các cơ quan nhà nước đối với những vụ việc cụ thể, qua đó kịp thời phát hiện những vi phạm, kiến nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân khắc phục sửa chữa, bảo vệ lợi ích nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân.

Thứ tư, phát huy tốt vai trò của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội trong việc tuyên truyền, vận động đoàn viên, hội viên và nhân dân thực hiện tốt các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, trong đó có quy định về khiếu nại và giải quyết khiếu nại, gắn với việc thực hiện các phong trào thi đua yêu nước ở địa phương. Tham gia phát hiện, giám sát, đấu tranh chống các biểu hiện tiêu cực, tham nhũng trong quản lý, sử dụng đất đai, cũng như các tiêu cực trong quá trình giải quyết khiếu nại về đất đai. Củng cố, duy trì và phát huy hiệu quả hoạt động của các tổ hòa giải ở cơ sở trong việc tham gia giải quyết các tranh chấp nhỏ trong nội bộ nhân dân, góp phần hạn chế khiếu nại nói chung, khiếu nại trong lĩnh vực đất đai nói riêng ở địa phương.

Thứ năm, tạo điều kiện cho luật sư, luật gia tham gia tư vấn pháp lý, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người khiếu nại trong quá trình giải quyết khiếu nại nói chung, giải quyết khiếu nại về đất đai nói riêng.

Thứ sáu, phát huy vai trò của cơ quan thông tin đại chúng, Báo Thái Nguyên, Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh trong công tác giải quyết khiếu

nại. Kịp thời đưa tin phản ánh biểu dương, khích lệ, những cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện tốt, phê phán những trường hợp thực hiện chưa đúng quy định trong công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo để định hướng dư luận và tuyên truyền, phổ biến chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về khiếu nại, tố cáo.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai - qua thực tiễn tỉnh Thái Nguyên (Trang 96 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)