Nghĩa của công tác giải quyết khiếu nại về đất đai

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai - qua thực tiễn tỉnh Thái Nguyên (Trang 29 - 31)

1.2. GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI TRONG LĨNH VỰC ĐẤT ĐAI

1.2.4. nghĩa của công tác giải quyết khiếu nại về đất đai

Giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai có ý nghĩa quan trọng đối với người sử dụng đất (nhân dân), đồng thời, có ý nghĩa thiết thực đối với chính công tác quản lý nhà nước về đất đai.

Trước hết, đối với người sử dụng đất (nhân dân), hoạt động giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai là biện pháp bảo đảm dân chủ xã hội chủ nghĩa, bảo đảm quyền của công dân trong việc tham gia vào hoạt động quản lý nhà nước về đất đai, đồng thời là biện pháp bảo đảm cho quyền khiếu nại của người sử dụng đất. Quyền khiếu nại là một trong những quyền cơ bản của công dân, được Hiến pháp quy định, được nhà nước và pháp luật bảo đảm. Thực hiện tốt công tác giải quyết khiếu nại hành chính nói chung, giải quyết khiếu nại về đất đai nói riêng không những bảo đảm quyền khiếu nại của công dân mà còn phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa và sức mạnh, trí tuệ của nhân dân trong việc tham gia quản lý nhà nước về đất đai. Giải quyết khiếu nại về đất đai thực chất là giải quyết mối quan hệ giữa cơ quan quản lý nhà nước về

đất đai (nhà nước) với người sử dụng đất (nhân dân), tạo lập sự ổn định xã hội và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức, đây cũng là đặc trưng của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Bên cạnh đó, giải quyết khiếu nại như là “tấm gương phản chiếu” đối với hoạt động quản lý nhà nước về đất đai. Thông qua hoạt động giải quyết khiếu nại về đất đai, các cơ quan quản lý nhà nước về đất đai tự kiểm tra hoặc kiểm tra, giám sát, đánh giá hoạt động quản lý nhà nước về đất đai của cấp dưới và tác động đến ý thức, thái độ của cán bộ, công chức trong thực hiện nhiệm vụ công vụ, từ đó có biện pháp chấn chỉnh, khắc phục những tồn tại, yếu kém và xử lý hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực quản lý và sử dụng đất đai. Đồng thời, thông qua việc giải quyết khiếu nại về đất đai, các cơ quan hành chính nhà nước có được thông tin quan trọng, tin cậy để kiểm tra tính đúng đắn, sự phù hợp của pháp luật và các quyết định quản lý của mình trong đời sống xã hội, sự phù hợp về tổ chức bộ máy cơ quan quản lý nhà nước về đất đai, từ đó có cơ sở thực tiễn để hoàn thiện, nâng cao chất lượng hệ thống pháp luật, tổ chức bộ máy cơ quan quản lý đất đai và hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về đất đai. Giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai góp phần tăng cường pháp chế trong quản lý nhà nước về đất đai, kịp thời phát hiện, xử lý hành vi vi phạm.

Quản lý nhà nước về đất đai là một lĩnh vực khó, nhạy cảm, phức tạp, vì vậy trong thực tiễn quản lý nhà nước về đất đai chắc chắn không tránh khỏi có những lúc cơ quan quản lý nhà nước, cán bộ, công chức mắc sai sót trong việc ban hành quyết định hành chính, thực hiện hành vi hành chính. Những sai sót này dù ít hoặc nhiều đều tác động trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất, làm giảm hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về đất đai, từ đó làm giảm lòng tin của nhân dân đối với nhà nước. Vì vậy, việc giải

quyết kịp thời, nhanh chóng, đúng pháp luật khiếu nại của công dân trong lĩnh vực đất đai sẽ góp phần quan trọng củng cố niềm tin của công dân đối với sự quản lý, điều hành của nhà nước.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai - qua thực tiễn tỉnh Thái Nguyên (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)