Khó khăn, thách thức khi gia nhập Công ước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) công ước quốc tế năm 1999 về bắt giữ tàu biển và việc gia nhập của việt nam (Trang 74 - 81)

3.1. Đánh giá về nhu cầu và những khó khăn, thách thức kh

3.1.2. Khó khăn, thách thức khi gia nhập Công ước

3.1.2.1. Năng lực, thẩm quyền của Tòa án Việt Nam

Theo quy định của BLHHVN 2005 và Pháp lệnh thủ tục bắt giữ tàu biển thì cơ quan có thẩm quyền ra quyết định bắt giữ hoặc thả tàu biển theo quy định là Tòa án nhân dân cấp tỉnh nơi có cảng biển, cảng thủy nội địa mà tàu biển bị yêu cầu bắt giữ đang hoạt động hàng hải. Cơ quan này có thẩm quyền quyết định bắt giữ tàu để bảo đảm giải quyết khiếu nại hàng hải, thi hành án dân sự, thực hiện ủy thác tư pháp của tòa án nước ngoài. Trường hợp cảng có nhiều bến cảng thuộc địa phận các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác nhau thì Tòa án nhân dân cấp tỉnh nơi có bến cảng mà tàu biển bị yêu cầu bắt giữ đang hoạt động hàng hải có thẩm quyền quyết định bắt giữ tàu biển đó. Tòa án nhân dân đang giải quyết vụ án dân sự, Tòa án nhân dân cấp tỉnh nơi Hội đồng Trọng tài thụ lý vụ tranh chấp có thẩm quyền quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời bắt giữ tàu biển. Pháp lệnh thủ tục bắt giữ tàu biển không quy định cụ thể trình tự, thủ tục tiến hành việc bắt giữ tàu biển như thế nào nhưng dựa vào trình tự thủ tục giải quyết vụ án dân sự và một số quy định tại Pháp lệnh thủ tục bắt giữ tàu biển có thể thấy trình tự, thủ tục bắt giữ tàu được Toà án nhân dân tiến hành như sau:

- Sau khi nhận đơn yêu cầu bắt giữ tàu biển của đương sự, nếu thấy có đủ căn cứ thụ lý thì thẩm phán được phân công thông báo cho người có đơn yêu cầu nộp lệ phí bắt giữ tàu biển, lệ phí (theo quy định tại Pháp lệnh án phí, lệ phí Toà án).

- Thẩm phán được phân công phải thông báo cho người yêu cầu bắt giữ tàu biển thực hiện biện pháp bảo đảm. Tuỳ theo từng vụ án, Thẩm phán ấn định số tiền bảo đảm phải nộp vào tài Khoản do Toà án chỉ định hoặc người yêu cầu bắt giữ tàu biển phải chứng minh số tiền thực hiện biện pháp bảo đảm tại tài Khoản của mình tại ngân hàng có xác nhận và chịu trách nhiệm của ngân hàng về số tiền đó để Toà án phong toả tài Khoản.

- Ra quyết định bắt giữ tàu biển: Quyết định bắt giữ tàu biển để bảo đảm giải quyết khiếu nại hàng hải có nội dung được quy định tại Khoản 2 Điều 20 Pháp lệnh thủ tục bắt giữ tàu biển.

- Gửi quyết định bắt giữ tàu biển: Quyết định bắt giữ tàu biển phải được gửi ngay cho Cảng vụ hai bản để Cảng vụ thực hiện việc bắt giữ tàu. Cảng vụ có trách nhiệm gửi cho thuyền trưởng, thông báo cho các cơ quan hữu quan khác như Cục hải quan, Biên phòng cửa khẩu, Trung tâm kiểm dịch y tế quốc tế. Quyết định bắt giữ tàu biển còn phải gửi cho Viện kiểm sát nhân dân, Cục Lãnh sự Bộ Ngoại giao Việt Nam trong trường hợp tàu biển bị bắt là tàu có yếu tố nước ngoài.

Từ khi có cơ sở pháp lý đầy đủ, tính đến nay hàng năm Toà án nhân dân của các thành phố lớn nơi có các Cảng biển quan trọng như Hải Phòng, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh… đã thực hiện hàng chục vụ bắt giữ tàu biển, chủ yếu là bắt giữ tàu biển để bảo đảm cho việc giải quyết khiếu nại hàng hải. Tuy nhiên, liên quan đến giải quyết tranh chấp thương mại, hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế. Hạn chế từ kinh nghiệm giải quyết tranh chấp của các chủ tàu. Các chủ tàu mới ra đời sau này và đặc biệt là các chủ tàu tư

nhân có rất ít kinh nghiệm trong giải quyết tranh chấp thương mại hàng hải và gặp khó khăn không ít trong vấn đề ngôn ngữ. Năng lực tranh tụng của các luật sư Việt Nam chưa đáp ứng được nhu cầu đòi hỏi của thực tế. Các vụ tranh chấp mặc dù có nội dung tương tự nhau nhưng cách xử lý của Tòa án của mỗi quốc gia lại rất khác nhau. Việc giải quyết tranh chấp phụ thuộc vào luật của mỗi quốc gia, mỗi khu vực, thậm chí là phụ thuộc vào “lệ” và vào quan điểm của các quan tòa.

Bên cạnh đó, do nhiều nguyên nhân, việc xây dựng, củng cố và kiện toàn đội ngũ cán bộ, công chức Toà án, nhất là đội ngũ thẩm phán, chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ công tác xét xử trong tình hình mới của cải cách tư pháp và hội nhập quốc tế như năng lực công tác và phẩm chất đạo đức của một bộ phận cán bộ Toà án còn yếu, một số còn vi phạm pháp luật, có trường hợp bị truy cứu trách nhiệm hình sự; cơ sở vật chất, phương tiện làm việc còn thiếu thốn, bất cập... ảnh hưởng không nhỏ đến công tác của ngành, nhất là chất lượng xét xử. Dẫn đến tỷ lệ các bản án (quyết định) bị sửa, hủy do sai sót do lỗi chủ quan của cán bộ Toà án còn cao; việc giải quyết vẫn còn tình trạng để quá thời hạn luật định; có bản án (quyết định) chưa thật sự công bằng, nghiêm minh, đúng pháp luật, gây ra những khiếu kiện bức xúc, kéo dài. Đây là những yếu kém, khuyết điểm nhiều năm của ngành Tòa án cần phải khắc phục nhanh chóng nhằm nâng cao uy tín của Việt Nam trong mắt bạn bè quốc tế, tránh trường hợp Chủ tàu phải khiếu nại đến các Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, mọi trường hợp đều giải quyết đúng pháp luật [17].

3.1.2.2. Xác định pháp luật giải quyết vấn đề bắt giữ tàu biển

Bắt giữ tàu biển theo lệnh của Tòa án nhằm mục đích bảo đảm cho một khiếu nại hàng hải là một chế định quan trọng trong luật hàng hải quốc tế, cũng như luật hàng hải của các quốc gia có biển. Khi xảy ra tranh chấp hàng hải thương mại quốc tế dẫn đến việc yêu cầu bắt giữ tàu biển, một vấn đề

quan trọng đặt ra cho các cơ quan tài phán (ở đây là Tòa án) có thẩm quyền là phải “chọn luật”, tức là phải áp dụng pháp luật quốc tế hay luật của quốc gia nào sẽ được áp dụng làm cơ sở xác định quyền và nghĩa vụ của các chủ thể tham gia các mối quan hệ nói trên, cũng như các biện pháp chế tài đối với các bên đương sự có các hành vi vi phạm pháp luật.

Cơ sở pháp lý làm căn cứ cho Tòa án ra quyết định bắt giữ tàu phải đảm bảo các điều kiện sau:

- Để đảm bảo cho việc giải quyết các tranh chấp đã được thụ lý;

- Theo yêu cầu của Tòa án nước ngoài để đảm bảo cho việc giải quyết vụ kiện mà Tòa án đó thụ lý.

Các điều kiện trên cho thấy các quan hệ hàng hải thương mại quốc tế chịu đối tượng điều chỉnh của Tư pháp quốc tế vì có nhân tố nước ngoài. Đó là các quan hệ liên quan đến hai hay nhiều quốc gia và vì thế liên quan đến hai hay nhiều hệ thống pháp luật khác nhau.

Về mặt lý luận, nếu các quốc gia bình đẳng với nhau về mặt chủ quyền thì đương nhiên pháp luật của mỗi quốc gia cũng phải được bình đẳng với nhau trong việc điều chỉnh các mối quan hệ dân sự nói chung và các quan hệ hàng hải nói riêng.

Điều này dẫn đến việc các cơ quan có thẩm quyền khi giải quyết tranh chấp phải tiến hành chọn lựa pháp luật của các quốc gia nào đó làm căn cứ cho quyết định của mình. Trên thực tế nội dung của pháp luật của các quốc gia không hoàn toàn giống nhau, ngay cả khi các nước đó có cùng một kiểu kinh tế - xã hội, bởi vì do trình độ kinh tế - xã hội - văn hóa - chính trị giữa các nước phát triển không đồng đều, phong tục, tập quán và truyền thống lịch sử các nước không giống nhau.

Trong khoa học về Tư pháp quốc tế, hiện tượng pháp luật của hai hay nhiều nước cùng có thể áp dụng để điều chỉnh một quan hệ xã hội có nhân tố

nước ngoài được gọi là hiện tượng xung đột pháp luật. Theo Luật hàng hải quốc tế, một chủ tàu hoặc một con tàu nước ngoài khi hoạt động sẽ phải chịu sự điều chỉnh của hai hệ thống pháp luật: Pháp luật của nước tàu mang quốc tịch hoặc mang cờ và pháp luật của nước sở tại mà chủ tàu đang tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc nước mà tàu đang neo đậu, bốc dỡ hàng.

Các biểu hiện của xung đột pháp luật được thể hiện tập trung như sau: - Xung đột pháp luật về hình thức của hợp đồng;

- Xung đột pháp luật về nội dung của hợp đồng chủ yếu là các tranh chấp về các điều Khoản cơ bản của hợp đồng (đối tượng hợp đồng, giá cả, phương thức giao nhận…);

- Xung đột về địa vị pháp lý của các bên đương sự; - Xung đột pháp luật về thẩm quyền xét xử.

Các phương pháp giải quyết xung đột pháp luật như sau:

Để giải quyết xung đột pháp luật trong quan hệ thương mại có yếu tố nước ngoài, Tư pháp quốc tế thường áp dụng ba phương pháp:

- Thứ nhất xây dựng và áp dụng các quy phạm pháp luật thực chất thống nhất trực tiếp giải quyết xung đột pháp luật. Các quy phạm thực chất thống nhất trong pháp luật mỗi quốc gia hoặc trong Điều ước quốc tế mà mỗi nước tham gia kí kết chính là các quy phạm nhằm giải quyết xung đột pháp luật, hay nói cách khác là các quy phạm này trực tiếp chỉ ra vấn đề này được giải quyết như thế nào. Đây là phương pháp đơn giản và nhanh chóng nhất để giải quyết vấn đề xung đột pháp luật, tránh được những khó khăn phức tạp trong việc xử lý các tranh chấp. Các quy phạm thực chất thống nhất nhằm giải quyết các tranh chấp hàng hải trong đó có bắt giữ tàu được ghi nhận trong Công ước Quốc tế về bắt giữ biển năm 1999.

Ngoài các quy phạm thực chất thống nhất không những được xây dựng thông qua hệ thống luật trong nước, qua các điều ước song phương hay đa

phương mà còn thông qua việc thừa nhận một số các tập quán thương mại Quốc tế trong lĩnh vực ngoại thương như Incoterms 1990, Thực hành quy tắc áp dụng tín dụng chứng từ, các điều kiện giao nhận hàng hóa như F.O.B (Free on Board) C.I.F (Cost, Insurrance, Freight)...

- Thứ hai là xây dựng và áp dụng các quy phạm pháp luật xung đột để giải quyết xung đột pháp luật. Trên thực tế đây là phương pháp hữu hiệu nhất nhưng cũng phức tạp nhất, đòi hỏi nhiều thời gian, công sức để đạt được sự thỏa thuận giữa các quốc gia.

Khi không có quy phạm thực chất thống nhất, các cơ quan có thẩm quyền phải chọn luật của nước này hay nước khác để xác định quyền và nghĩa vụ của các bên tranh chấp. Quy phạm xung đột sẽ chỉ dẫn việc áp dụng pháp luật. Nói cách khác việc “chọn luật” sẽ được tiến hành trên cơ sở các quy phạm xung đột để giải quyết tranh chấp. Phương pháp này được hầu hết các quốc gia trên thế giới thừa nhận và coi đây là cách giải quyết xung đột pháp luật chủ yếu hiện nay. Việc xây dựng các quy phạm pháp luật xung đột nhằm hướng dẫn việc “chọn luật” chủ yếu do các quốc gia đơn phương tiến hành. Các quy phạm xung đột pháp luật của Việt Nam nằm trong các Bộ luật khác nhau như Bộ luật dân sự (quy định tại “Phần thứ bảy - Quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài”); Bộ luật hàng hải Việt Nam 2005 (Điều 3). Theo BLHH 2005 thì:

Nguyên tắc áp dụng pháp luật khi có xung đột pháp luật: 1. Trong trường hợp quan hệ pháp luật liên quan đến quyền sở hữu tài sản trên tàu biển, hợp đồng cho thuê tàu biển, hợp đồng thuê thuyền viên, hợp đồng vận chuyển hành khách và hành lý, phân chia tiền công cứu hộ giữa chủ tàu cứu hộ và thuyền bộ của tàu cứu hộ, trục vớt tài sản chìm đắm ở biển cả, các vụ việc xảy ra trên tàu biển khi tàu đang ở biển cả thì áp dụng pháp luật của quốc

2. Trong trường hợp quan hệ pháp luật liên quan đến tổn thất chung thì áp dụng pháp luật nơi tàu biển ghé vào ngay sau khi xảy ra tổn thất chung đó.

3. Trong trường hợp quan hệ pháp luật liên quan đến tai nạn đâm va, tiền công cứu hộ, trục vớt tài sản chìm đắm xảy ra tại nội thuỷ hoặc lãnh hải của quốc gia nào thì áp dụng pháp luật của quốc gia đó.

Trong trường hợp quan hệ pháp luật liên quan đến tai nạn đâm va hoặc cứu hộ xảy ra ở biển cả thì áp dụng pháp luật của quốc gia mà Trọng tài hoặc Toà án của quốc gia đầu tiên đã thụ lý giải quyết tranh chấp.

Trường hợp tai nạn đâm va xảy ra ở biển cả hoặc trong nội thuỷ, lãnh hải của quốc gia khác giữa các tàu biển có cùng quốc tịch thì áp dụng pháp luật của quốc gia mà tàu biển mang cờ quốc tịch.

4. Trong trường hợp quan hệ pháp luật liên quan đến hợp đồng vận chuyển hàng hoá thì áp dụng pháp luật của quốc gia nơi hàng hoá được trả theo hợp đồng [6, Điều 3].

Việc sử dụng quy phạm xung đột để giải quyết xung đột pháp luật gây ra nhiều khó khăn phức tạp cho cơ quan có thẩm quyền và cho cả các đương sự. Vì không có các quy định thống nhất về quyền và nghĩa vụ của các bên tranh chấp, cũng như hình thức và biện pháp chế tài có thể được áp dụng để làm cơ sở xử lý tranh chấp. Trường hợp quy phạm xung đột chỉ dẫn phải áp dụng luật nước ngoài thì phải xử lý một vấn đề rất phức tạp là phải tìm hiểu và giải thích nội dung luật nước ngoài.

Hiện nay các quốc gia có biển cố gắng ký kết với nhau ngày càng nhiều các hiệp định thương mại, hàng hải hoặc phê chuẩn tham gia vào các điều ước quốc tế đa phương nhằm xây dựng các quy phạm thực chất thống nhất, hoặc xây dựng các quy phạm xung đột thống nhất nhằm thống nhất cách chọn pháp

Đối với các trường hợp bắt giữ tàu biển mà một trong các bên tranh chấp không đưa ra được các cam kết bảo đảm cho các khiếu nại của chủ nợ, hoặc không đồng ý về thẩm quyền bắt giữ, giải quyết của Tòa án, hoặc sau khi đã cam kết bảo đảm, giải phóng tàu xong,... thì vấn đề chọn phương pháp giải quyết xung đột pháp luật nào để giải quyết là tương đối khó khăn và phức tạp.

Việc bắt giữ tàu biển là phương pháp bảo đảm cho việc giải quyết tranh chấp đã được thụ lý, hoặc để thực hiện một phán quyết của Tòa án. Nó là vũ khí hữu hiệu của người khiếu nại đòi người bị khiếu nại phải giải quyết thỏa đáng các yêu cầu hợp pháp của mình. Đồng thời cho thấy được vai trò của Tòa án trong việc ra quyết định bắt giữ tàu biển khi có đơn yêu cầu, sau khi căn cứ vào cơ sở của việc cho phép bắt giữ tàu là các khiếu nại hàng hải, tiến hành một số thủ tục cần thiết để thực thi quyền của mình, xem xét hợp lý quyền và lợi ích hợp pháp của các bên để cho phép các bên thương lượng đưa ra các biện pháp bảo đảm, ký quỹ giải phóng tàu, nếu không sẽ ra lệnh đấu giá phát mại tàu, phân bổ doanh thu bán tàu để chi trả cho các chủ nợ theo thứ tự ưu tiên mà Luật Hàng hải đã quy định.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) công ước quốc tế năm 1999 về bắt giữ tàu biển và việc gia nhập của việt nam (Trang 74 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)