Hoàn thiện các quy định pháp luật về bắt giữ tàu biển

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) công ước quốc tế năm 1999 về bắt giữ tàu biển và việc gia nhập của việt nam (Trang 87 - 90)

3.2. Đề xuất, kiến nghị các giải pháp

3.2.2. Hoàn thiện các quy định pháp luật về bắt giữ tàu biển

Thứ nhất, theo quy định tại Điều 14 Pháp lệnh thủ tục bắt giữ tàu biển

2008 thì thời hạn bắt giữ tàu biển để giải quyết khiếu nại hàng hải tối đa là 30 ngày. Người yêu cầu bắt giữ tàu biển khởi kiện và yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời bắt giữ tàu biển, thì Tồ sẽ thụ lý vụ án và lúc bây giờ mới phát sinh quyền và nghĩa vụ tố tụng. Toà án sẽ áp dụng Bộ luật tố tụng dân sự để ra Quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời bắt giữ tàu biển. Nhưng tại các điều 102 đến 115 của Bộ luật tố tụng dân sự khơng có điều nào quy định bắt giữ tàu biển (hoặc tàu bay) thì Tồ án khơng có cơ sở pháp lý để áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời theo quy định tại điều 116 của Bộ luật tố tụng. Điều 116 quy định “Trong trường hợp do pháp luật quy định,

Tồ án có trách nhiệm giải quyết yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời ngoài những trường hợp quy định tại các Khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11 và 12 điều 102 của Bộ luật này”. Do đó, Điều 116 Bộ luật tố tụng dân

sự chỉ quy định có tính chất chung chung. Vì vậy, cần bổ sung, sửa đổi Bộ luật tố tụng dân sự theo hướng quy định rõ về việc bắt giữ tàu biển, tàu bay... làm cơ sở pháp lý để Tồ án có căn cứ quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời bắt giữ tàu biển, tàu bay [1].

Thứ hai, Bộ luật hàng hải năm 2005 mới quy định về bắt giữ tàu biển, nguyên tắc về quyền bắt giữ tàu biển để bảo đảm giải quyết khiếu nại hàng hải, các khiếu nại làm phát sinh quyền bắt giữ tàu biển, đặc biệt cho phép Toà án quyết định bắt giữ tàu biển để bảo đảm giải quyết khiếu nại hàng hải nhưng lại không bao gồm việc bắt giữ tàu biển để thi hành án dân sự, thực hiện tương trợ tư pháp. Vì vậy, cần sửa đổi, bổ sung Bộ luật hàng hải năm 2005 về bắt giữ tàu biển để đảm bảo thi hành án dân sự, thực hiện tương trợ tư pháp, có như vậy mới có cơ sở pháp lý khi áp dụng bắt giữ tàu biển được đầy đủ, phù hợp với phạm vi điều chỉnh của Pháp lệnh thủ tục bắt giữ tàu biển.

Thứ ba, Tại Khoản 4 Điều 96 Luật thi hành án dân sự quy định: Việc kê biên đối với tàu bay, tàu biển để thi hành án được thực hiện theo quy định của pháp luật về bắt giữ tàu bay, tàu biển nhưng tại Điều 44 Pháp lệnh bắt giữ tàu biển có quy định điều kiện bắt giữ tàu biển để thi hành án. Tại điểm b Khoản 1 điều 44 quy định:

Người thuê tàu trần, người thuê tàu định hạn, người thuê tàu chuyến... là người phải thi hành án về tài sản trong vụ án dân sự phát sinh khiếu nại hàng hải quy định tại Điều 11 của Pháp lệnh này và vẫn là người thuê tàu trần, người thuê tàu định hạn, người thuê tàu chuyến.... tại thời điểm bắt giữ tàu biển.

Do đó, người thuê tàu trần, người thuê tàu định hạn, người thuê tàu chuyến phải thi hành án, nhưng chiếc tàu biển bị bắt giữ không thuộc quyền sở hữu của họ nên bắt giữ tàu của người thuê tàu biển là không đúng. Tại Nghị định 57 ngày 25/5/2010 của Chính phủ cũng khơng hướng dẫn cụ thể về việc bắt giữ tàu biển đối với những người thuê tàu trần, thuê tàu định hạn, thuê tàu chuyến. Nếu Toà án bắt giữ tàu biển của những người thuê tàu để bảo đảm thi hành án thì Chủ tàu là người cho th tàu kiện Tồ án và cho rằng tàu biển bị bắt thuộc quyền sở hữu của Chủ tàu, Chủ tàu không phải là người phải

thi hành án tại sao lại bắt tàu của Chủ tàu thì Tồ án sẽ giải quyết vấn đề này như thế nào? Vì vậy Tồ án nhân dân tối cao cần có văn bản hướng dẫn về vấn đề này để Tồ án cấp tỉnh có căn cứ giải quyết.

Thứ tư, hiện nay có một số doanh nghiệp Việt Nam khi nhập khẩu hàng

hoá từ nước ngoài về, thường là vay tiền của Ngân hàng hoặc yêu cầu Ngân hàng bảo lãnh thanh toán tiền cho người xuất khẩu bằng L/C cịn gọi là thư tín dụng. Khi Chủ hàng u cầu Tồ bắt giữ tàu biển, Toà yêu cầu người yêu cầu bắt giữ tàu biển phải thực hiện biện pháp bảo đảm (gọi là ký quỹ) một Khoản tài chính tương ứng với thiệt hại, nhưng Chủ hàng khơng có tiền để ký quỹ. Trong khi đó, hàng hố vận chuyển bằng đường biển của Chủ hàng bị thiệt hại là do lỗi hoàn toàn của Chủ tàu gây ra, nếu khơng ký quỹ thì Tồ án sẽ khơng quyết định bắt giữ tàu biển để buộc Chủ tàu bồi thường thiệt hại cho Chủ hàng Việt Nam thì Chủ hàng Việt Nam sẽ bị thiệt hại. Vì vậy, nếu hàng hoá bị thiệt hại do Chủ tàu gây ra cho Chủ hàng Việt Nam, nếu Chủ hàng Việt Nam thật sự khơng có tiền để ký quỹ, nên miễn cho Chủ hàng khơng phải bảo đảm bằng tài chính, có như vậy mới bảo vệ được quyền và lợi ích của Chủ hàng Việt Nam.

Thứ năm, Việt Nam chưa có quy định cụ thể về việc hồi hương và các

chế độ khác cho thuyền viên khi tàu bị bắt giữ nên việc phân định trách nhiệm và quyền lợi giữa chủ tàu và thuyền viên rất khó giải quyết. Có trường hợp, do tranh chấp về nghĩa vụ tài chính, tàu bị cầm giữ, bắt giữ và phát mãi tàu để đảm bảo trả nợ. Tuy nhiên theo quy định, bên th tài chính có trách nhiệm quản lý, sử dụng tài sản và phải chịu mọi rủi ro về mất mát, hư hỏng đối với tài sản thuê. Trong khi đó, các văn bản quy định về cho thuê tài chính lại khơng có quy định nào cho phép cơng ty cho thuê tài chính được thanh tốn chi phí ứng cứu tàu biển để thu hồi tàu xử lý nợ trong trường hợp khẩn cấp, đặc biệt là tàu đang bị bắt giữ ở nước ngồi mà bên th tài chính khơng cịn

trong giai đoạn hiện nay, do kinh doanh thua lỗ nên không cung cấp đủ chi phí sinh hoạt cho thuyền viên cũng như các chi phí khác để đưa thuyền viên hồi hương... Cuối cùng, chỉ có thuyền viên là người chịu thiệt thịi. Do đó, cần xây dựng và ban hành Nghị định về quản lý thuyền viên, trong đó quy định chi tiết về hợp đồng lao động, chế độ hồi hương, chế độ làm việc và nghỉ ngơi của thuyền viên… [20].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) công ước quốc tế năm 1999 về bắt giữ tàu biển và việc gia nhập của việt nam (Trang 87 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)