1.1. Khái niệm về bắt giữ tàu biển và một số khái niệm liên quan
1.1.4. nghĩa của việc bắt giữ tàu biển
Cảng biển là một trong những đầu mối giao thông quan trọng của một đất nước với bạn bè quốc tế. Hàng năm, có hàng ngàn chuyến tàu cập cảng để xếp, dỡ hàng. Việc để mất, thiếu, làm hư hỏng hàng hố trong q trình vận chuyển thường xuyên xảy ra và chủ hàng có nhiều biện pháp để bảo vệ quyền lợi của mình như đàm phán, thương lượng, khởi kiện tại Tòa án hoặc Trọng tài đề nghị Tòa án thực hiện việc bắt giữ tàu biển.
Trong xu thế hiện nay, sự phát triển và quốc tế hoá trong các lĩnh vực thương mại và hội nhập kinh tế thế giới ngày càng sâu rộng dẫn đến nhu cầu giao thương hàng hải ngày càng tăng và đa dạng. Đa số các chủ tàu đã đầu tư cho tàu biển đủ khả năng đi biển để vận chuyển hàng hoá cho người thuê tàu được bảo đảm và an tồn, khơng để rủi ro cho Chủ hàng.
Tuy nhiên, khi doanh nghiệp nhập khẩu Việt Nam mua hàng theo điều kiện CIF (Cost, Insurance and Freight) hoặc CFR (Cost and Freight)..., người
bán hàng nước ngồi sẽ tìm thuê những con tàu nhiều tuổi, lai lịch không rõ ràng với giá cước thấp, tàu khơng bảo đảm an tồn hàng hải hoặc Chủ tàu cịn tắc trách, tàu khơng có khả năng đi biển hoặc thuyền viên khơng mẫn cán khi vận chuyển hàng hoá bằng đường biển nên nguy cơ hư hỏng, mất mát, gây thất thoát hàng hố của Chủ hàng là rất lớn. Vì vậy, việc cho phép Chủ hàng hoặc Doanh nghiệp bảo hiểm hàng hoá được Chủ hàng ủy quyền yêu cầu Toà án bắt giữ tàu biển là biện pháp bảo đảm để buộc Chủ tàu phải bồi thường thiệt hại tài sản là cần thiết nhằm bảo đảm quyền và lợi ích chính đáng của Chủ hàng.
Mặc dù có chậm so với yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế, nhưng việc ban hành Pháp lệnh thủ tục bắt giữ tàu biển năm 2008 và có hiệu lực từ ngày 01 tháng 07 năm 2009 đã bảo đảm cho việc giải quyết các khiếu nại hàng hải và áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời để thi hành án dân sự, thực hiện tương trợ tư pháp. Trình tự, thủ tục bắt và thả tàu biển đang bị bắt giữ được quy định trong Pháp lệnh là cần thiết và phù hợp với Công ước quốc tế về bắt giữ tàu biển năm 1952 và được sửa đổi, bổ sung năm 1999 và thông lệ quốc tế về bắt giữ tàu biển.
Đảng ta đã đề ra chính sách đổi mới, trước hết là đổi mới về kinh tế, các nước đã và đang đầu tư vào nước ta ngày càng nhiều, quan hệ thương mại giữa nước ta với nước ngoài ngày càng sâu rộng, việc giao lưu hàng hoá trong lĩnh vực hàng hải ngày càng tăng. Chính vì vậy, Bộ luật Hàng hải từ năm 1990 của Nhà nước ta được ban hành và có hiệu lực kể từ ngày 01/01/1991 và được thay thế bằng Bộ luật Hàng hải năm 2005 là chế định bắt buộc đối với cá nhân, doanh nghiệp kinh doanh vận chuyển hàng hoá đường biển phải tuân thủ nghiêm ngặt, nhằm ngăn chặn những rủi ro khó lường.
Bắt giữ tàu biển bằng con đường Tồ án nhằm mục đích buộc Chủ tàu phải chịu trách nhiệm bồi thường khi họ có hành vi gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của các cá nhân, tổ chức khác… nhằm bảo vệ quyền và lợi
ích hợp pháp của cá nhân, doanh nghiệp của Việt Nam, bảo đảm thi hành án dân sự hoặc bắt giữ tàu biển để thực hiện tương trợ tư pháp, ủy thác tư pháp của Toà án nước ngoài. Đây cũng là cơ sở pháp lý cần thiết để các đơn vị hữu quan tăng cường trách nhiệm phối hợp bắt giữ tàu biển.
Tóm lại, việc bắt giữ tàu biển có ý nghĩa quan trọng trong việc bảo đảm cho việc giải quyết khiếu nại hàng hải, áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, thi hành án dân sự, thực hiện ủy thác tư pháp của Tòa án nước ngồi. Việc làm này góp phần giải quyết nhanh chóng, kịp thời các vụ án về tranh chấp hợp đồng vận chuyển hàng hoá bằng đường biển.